Cách loại trừ ảnh hưởng của các ion khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hàm lượng COD trong nước ở một số điểm thuộc hệ thống sông sài gòn (Trang 75 - 77)

6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

6.3.2 Cách loại trừ ảnh hưởng của các ion khảo sát

6.3.2.1 Cách loại trừ ảnh hưởng của ion Fe2+

Che Fe2+ bằng KCN 1000mg/l

Pha dung dịch Fe2+ 8mg/l, sau đó tiến hành lấy mẫu đi xác định COD tương tự như quy trình trên, tuy nhiên sau khi lấy mẫu xong thì cho x (ml) KCN 1000mg/l trước khi cho dung dịch K2Cr2O7 0,1N. Các bước còn lại tiến hành bình thường.Ghi nhận thể tích KCN 1000mg/l đã dùng cho đến khi sai số nằm trong khoảng 1% thì dừng lại.

Bảng 6.8: Kết quả khi che ion Fe2+bằng KCN 1000mg/l

CFe2+ (mg/l) VKCN (ml) Sai số (%) 8 0,2 -0,96% 8 0,4 -0,96% 8 0,6 0% 8 0,8 0% 8 1 +0,96%

Vậy: Thể tích KCN 1000mg/l cần dùng để che Fe2+8mg/l là từ 0,2 – 1 ml thì sai số nằm trong khoảng cho phép là ±1%.

6.3.2.2 Cách loại trừ ảnh hưởng của ion NO2-

Che NO2- bằng axit sulfamic theo tỉ lệ 10 : 1 về khối lượng (10mg axit sulfamic/1 mg NO2- )

Pha dung dịch NO2- 8mg/l, sau đó tiến hành lấy mẫu đi xác định COD tương tự như quy trình trên, tuy nhiên sau khi lấy mẫu xong thì cho x mg axit sulfamic trước khi cho

dung dịch K2Cr2O7 0,1N.Các bước còn lại tiến hành bình thường. Ghi nhận khối lượng axit sulfamic đã dùng cho đến khi sai số nằm trong khoảng ±1% thì dừng lại.

Bảng 6.9: Kết quả khi che ion NO2-bằng axit sulfamic

C NO2- (mg/l) Axit sulfamic (mg) Sai số (%)

8 60 -1,88%

8 70 -0,94%

8 80 0%

8 90 -0,94%

8 100 -0,94%

Vậy: Có thể sử dụng 70 – 100 mg axit sulfamic để che hết sự ảnh hưởng của 8mg/l NO2-và sai số trong khoảng cho phép 1%.

6.3.2.3 Cách loại trừ ảnh hưởng của ion Cl

Ion Cl- gây ảnh hưởng đến quá trình xác định COD của mẫu nước sông nên trong quy trình làm ta sử dụng dung dịch K2Cr2O7 0,1N có hòa sẵn 33,3g HgSO4 để loại trừ ảnh hưởng của Cl-

. Vì vậy ở đây tôi khảo sát khả năng che của 33,3g HgSO4 có thể che tối đa bao nhiêu mg Cl-. Quy trình phân tích tương tự như khi khảo sát sự ảnh hưởng của Cl-. Kết quả như sau:

Bảng 6.10: Khảo sát khả năng che tối đa của 33,33g HgSO4 với sự ảnh hưởng của ion Cl- Mẫu C Cl- mg/l VFAS 0,025N (ml) Sai số Lần 1 Lần 2 Lần 3 V Trắng 0 7,3 7,3 7,3 7,3

Glucozo 10 5,3 5,3 5,3 5,3 0% Glucozo 15 5,3 5,3 5,3 5,3 0% Glucozo 20 5,3 5,35 5,3 5,3 0% Glucozo 25 5,3 5,3 5,3 5,3 0% Glucozo 30 5,3 5,35 5,3 5,32 +0,38% Glucozo 50 5,3 5,3 5,3 5,3 0% Glucozo 100 5,3 5,3 5,3 5,3 0% Glucozo 150 5,3 5,35 5,3 5,32 +0,38% Glucozo 200 5,35 5,3 5,3 5,32 +0,38% Glucozo 250 5,3 5,4 5,3 5,33 +0,57% Glucozo 500 5,35 5,3 5,3 5,32 +0,38% Glucozo 1000 5,2 5,35 5,4 5,32 +0,38%

Vậy: Với lượng HgSO4 cho vào dung dịch K2Cr2O7 0,1N là 33,3g thì có thể che gần như hoàn toàn lượng Cl- có trong mẫu nước, nên sẽ không ảnh hưởng tới kết quả phân tích COD trong nước sông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hàm lượng COD trong nước ở một số điểm thuộc hệ thống sông sài gòn (Trang 75 - 77)