Giao tiếp trên Facebook

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kĩ năng giao tiếp trên facebook của sinh viên trường đại học an ninh nhân dân (Trang 39 - 41)

Với sự phát triển, cải tiến liên tục về phương thức kết nối giữa mọi người với nhau, FB có một số tính năng nổi trội. Đây cũng là những phương tiện mà người dùng mạng xã hội này sử dụng để thể hiện bản thân, trao đổi, chia sẻ, nói cách khác là giao tiếp một cách gián tiếp với nhau thông qua website này. Khi đăng ký tài khoản, FB thường yêu cầu người dùng tạo “Profile cá nhân”, cụ thể là cung cấp một số thông tin của bản thân về các nội dung như: Họ và tên, Biệt danh (nếu có), quê quán, nơi sinh; những cột mốc quan trọng trong cuộc đời; nơi sinh sống, học tập; các mối quan hệ cá nhân và gia đình. Trừ thông tin về họ tên và biệt danh, những thông tin còn lại được người dùng tùy chọn các tùy chỉnh quyền riêng tư để quyết định có để cho những người dùng trên FB khác biết được thông tin về bản thân hay không. Khi giao tiếp trên FB đầu tiên, việc xem xét những thông tin về học vấn, quê quán, ngày sinh là một trong những cách giúp người dùng có thể liên kết với nhau, biết được thông tin về nhau mà không cần phải trò chuyện.

Ngoài ra, người dùng FB hoàn toàn có thể giao tiếp với nhau dựa vào một số tính năng nổi bật như sau:

- “Like” (thích): đây là tính năng được FB giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2009 để thể hiện thích thú, ủng hộ với những nội dung mà người dùng đọc được với bài viết của bạn bè. Đến năm 2016, FB đã ra mắt bộ biểu lộ

cảm xúc bao gồm nút “Like, Love, Haha, Angry và Sad” thể hiện thêm 5 cảm xúc khác để người dùng lựa chọn: Yêu thích, vui cười, ngạc nhiên, buồn và phẫn nộ.

- Comment (bình luận): tính năng này cho phép người dùng nói lên những ý kiến của mình về một nội dung nào đó được bản thân, người dùng khác đăng tải trên những nội dung công khai ở trang cá nhân của họ hoặc những trang thông tin đại chúng. Người dùng có thể cùng nhau trao đổi, tranh luận ở phần trả lời bình luận bằng ngôn ngữ, chèn hình ảnh, chèn cảm xúc... Các “bình luận” này có thể được xóa, chỉnh sửa tùy theo mong muốn của người dùng.

- Update status (Cập nhật trạng thái): cho phép người dùng thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng của cá nhân bằng ngôn ngữ, hình ảnh, bộ emoji (cảm xúc); dẫn link một nội dung nào đó mình yêu thích và lựa chọn các đối tượng có thể tương tác với các nội dung mà mình đăng tải thông qua chỉnh sửa quyền riêng tư: chế độ riêng tư (private) chỉ cho phép bản thân mình xem được; chế độ bạn bè (Friends) cho phép các tài khoản trong danh sách bạn bè của mình có thể xem; chế độ bạn của bạn bè (Friends of Friends) cho phép các tài khoản không có liên kết với mình những đã liên kết với “bạn bè” của mình; chế độ công khai (public) cho phép tất cả người dùng FB xem được những nội dung mà mình đăng tải.

- Đăng tải hình ảnh, video clip: Cho phép người dùng thể hiện nhu cầu, cảm xúc, mong muốn, lưu giữ cuộc sống cá nhân thông qua việc đăng tải hình ảnh, đoạn clip của bản thân, của người khác.

- Add Friends (Kết bạn): cho phép người dùng được kết nối với các người dùng khác bằng nút “kết bạn” và “đồng ý” với lời mời kết bạn đó. Những người trong danh sách bạn bè của nhau có thể cập nhật thông tin, đọc được những nội dung chia sẻ, bình luận của nhau. Sau khi hai cá nhân kết nối với nhau, họ coi như là “bạn bè” (Friends) trên FB của nhau. Ngược lại, tính

năng “UnFriends” (Hủy kết bạn) cho phép người dùng hủy bỏ liên kết với một tài khoản nào đó. Theo đó, các tài khoản đã hủy kết bạn không còn có thể thấy thông tin, bài đăng của nhau trên trang chủ.

- Messenger Day (Stories): tính năng cho phép người dùng thêm hình ảnh, nội dung, bài hát thể hiện tâm trạng, xúc cảm, suy nghĩ của bản thân. Tính năng này cho phép người dùng biết được ai đã vào xem bài viết của mình, thể hiện sự thích thú và bình luận một cách riêng tư hơn vào phần tin nhắn riêng của người đăng tải và những nội dung này sẽ biến mất sau 24 tiếng đồng hồ. Đây là một tính năng tương tự Stories của mạng xã hội Snapchat, Instagram.

- Livestream: tính năng cho phép người dùng phát trực tiếp video clip của mình tại thời điểm đang thực hiện một hoạt động nào đó, trò chuyện, trả lời câu hỏi của người xem tại thời điểm đang quay clip. Đây là một tính năng tương tự những chương trình được truyền hình trực tiếp của truyền hình.

Như vậy, với sự phát triển của khoa học công nghệ, hình thức và phương tiện giao tiếp trên FB ngày càng đa dạng, phong phú. Người dùng không còn chỉ giao tiếp với nhau gián tiếp qua ngôn ngữ viết mà còn có thể thể hiện cảm xúc, trò chuyện trực tiếp với nhau qua các tính năng ngày càng được cập nhật hiện đại hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kĩ năng giao tiếp trên facebook của sinh viên trường đại học an ninh nhân dân (Trang 39 - 41)