Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp trên FB của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kĩ năng giao tiếp trên facebook của sinh viên trường đại học an ninh nhân dân (Trang 88 - 90)

viên trường Đại học An ninh nhân dân

Để đánh giá về những khó khăn và yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên ĐH ANND, tác giả đã tổng hợp các ý kiến trong nội dung câu hỏi mở, phỏng vấn của bảng câu hỏi khảo sát. Sau khi tổng hợp, tác giả phân loại thành 02 nhóm: yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

- Yếu tố khách quan

Một là, điều kiện mạng Internet chưa được thuận lợi. Do đặc thù môi

trường An ninh cần đặt yếu tố bảo mật lên hàng đầu, Nhà trường không chủ trương kết nối wifi tại khu ký túc xá sinh viên cũng như khu giảng đường. Vì vậy, sinh viên chủ yếu sử dụng mạng di động 3G/4G để lên FB. Một số sinh viên cho viết đường truyền chậm, sóng yếu làm cho quá trình tương tác của sinh viên trên FB thỉnh thoảng bị lỗi. Sinh viên không thể cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, cũng như làm gián đoạn, chậm trễ quá trình giao tiếp, nói chuyện, truyền đạt thông tin trên mạng FB.

Hai là, sinh viên chưa được đào tạo về kỹ năng giao tiếp trên FB. Hiện

nay nhà trường đã bắt đầu chú trọng vào việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên. Tuy nhiên, việc đào tạo kỹ năng mềm chỉ dừng lại ở những buổi ngoại khóa do Đoàn thanh niên tổ chức. Trong đó, đối với kỹ năng giao tiếp, khi bước vào đầu khóa học, sinh viên sẽ được tham dự buổi tọa đàm, giới thiệu về quy tắc giao tiếp, ứng xử trong giảng đường. Những buổi đào tạo kỹ năng mềm chỉ dừng lại ở việc hình thành nhận thức ban đầu cho sinh viên về kỹ năng mềm nói chung và kỹ năng giao tiếp nói riêng, chưa thực sự thực hành kỹ năng đó nhiều lần để hình thành kỹ năng thật sự. Mặt khác, khái niệm giao

tiếp trên FB là một khái niệm mới. Do đó, việc đào tạo kỹ năng giao tiếp trên FB vẫn còn bỏ ngỏ.

Ba là, thông tin đưa ra trên FB thường khó kiểm chứng. Sinh viên cho

biết những thông tin được đưa lên FB thường một chiều, khó kiểm chứng độ chính xác. Điều này dẫn đến việc chia sẻ, phản hồi, trao đổi trên FB còn hạn chế. Mặt khác, độ bảo mật của FB không cao, sinh viên không cảm thấy an toàn khi chia sẻ, trò chuyện nhiều một cách công khai trên FB. Để tránh việc phản hồi sai, hoặc sa đà vào những tranh cãi với bạn bè và những đối tượng khác, sinh viên lựa chọn việc chỉ đọc thông tin mà không bình luận, hoặc chỉ bình luận, giao lưu với những người mình quen biết, với những chủ đề quen thuộc.

- Yếu tố chủ quan

Một là, nhận thức về mạng xã hội nói chung và mạng xã hội FB nói

riêng chưa được hệ thống. Thông tin về mạng xã hội, những tính năng của nó, vai trò cũng như đặc điểm đều được sinh viên tìm hiểu thông qua quá trình trở thành thành viên của FB, thông qua qua bạn bè và qua quảng cáo của công ty sáng lập Facebook. Sinh viên chưa được đào tạo bài bản, chưa có một môn học để trang bị kiến thức về an ninh mạng. Bên cạnh đó, sinh viên vẫn chưa đánh giá cao sự ảnh hưởng của FB đối với đời sống cá nhân. Sinh viên chỉ xem nó là phương tiện để giao lưu, kết nối với mọi người. Có thể nói, sinh viên chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tính chất bảo mật còn hạn chế của FB. Theo đó, dẫn đến sự chủ quan khi chia sẻ thông tin, hình ảnh bản thân. Khi quan sát các trang FB của sinh viên, tác giả nhận thấy tuy rất ít nhưng vẫn còn hình ảnh mặc quân phục được cài đặt chế độ bạn bè có thể xem được. Việc sinh viên cho rằng việc cài đặt đối tượng có thể xem được FB của mình hạn chế lại sẽ không ảnh hưởng đến quy định của Ngành là chưa chính xác.

Hai là, kỹ năng giao tiếp ngoài cuộc sống thực của sinh viên còn kém.

sinh viên giao tiếp trên FB. Kỹ năng giao tiếp đời thực còn kém khiến cho sinh viên cảm thấy khó khăn khi giao tiếp trên FB. Sinh viên tự nhận thấy bản thân chưa biết cách giao lưu, kết nối, tìm chủ đề cũng như duy trì cuộc nói chuyện ngoài đời thực. Kết hợp với phương thức giao tiếp trên FB là gián tiếp, sinh viên càng không tự tin khi phán đoán cảm xúc, ý định của đối tượng mình giao tiếp khi không được trực tiếp tiếp xúc. Sinh viên cho rằng trong cuộc sống thực tế, biết cách chủ động giao tiếp với người khác sẽ giúp bản thân biết cách trò chuyện, mở đầu và kết thúc câu chuyện trên FB mà không bị ngại ngùng, đặc biệt là với những người bạn mới quen.

Ba là, tâm lý ngại giao tiếp trên FB, ngại trò chuyện vì không hiểu ý của

người đang tiếp xúc do không được trực tiếp trò chuyện, chỉ dựa vào câu chữ, hình ảnh và ký hiệu. Trong trả lời câu hỏi mở, sinh viên cho biết việc bình luận qua lại trên FB rất dễ dẫn đến tranh luận khi không hiểu ý nhau. Điều này phù hợp với kết quả khảo sát cũng như câu hỏi phỏng vấn. Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên chủ yếu sử dụng những tính năng của bộ cảm xúc, hoặc những tính năng không cần dùng đến ngôn ngữ nhiều hơn khi GT trên FB. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, trong 03 kỹ năng thành phần, kỹ năng điều khiển, điều chỉnh phương tiện GT trên FB của sinh viên về biểu hiện cũng như về cách xử lý tình huống là hạn chế nhất trong 03 kỹ năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kĩ năng giao tiếp trên facebook của sinh viên trường đại học an ninh nhân dân (Trang 88 - 90)