Phân tích các đặc điểm lí hóa của nước mặt, nước lỗ rỗng và trầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát một số tính chất của môi trường nước và trầm tích bề mặt trong hệ sinh thái ở ven sông cửa tiểu, tỉnh tiền giang​ (Trang 34 - 36)

- Tiến hành thu mẫu nước mặt, nước lỗ rỗng, trầm tích bề mặt (0 – 5cm) tại các vị trí nghiên cứu khi thủy triều thấp. Mẫu thu nước mặt được thu ở giữa dòng, cách bề mặt 50cm (TCVN 6663-6:2008). Mẫu nước mặt được đựng trong chai nhựa loại 500mL. Mẫu nước lỗ rỗng được thu ngẫu nhiên (tránh những chỗ có hang cua còng hay rễ cây) bằng cách đào một lỗ sâu 10 - 15cm [27], chờ 20 - 30 phút rồi thu mẫu nước thấm vào lỗ đã đào. 3 mẫu nước lỗ rỗng/ô mẫu đã được thu thập thu thập cùng lúc với thu mẫu trầm tích. Mẫu trầm tích lấy từ 0 - 5cm [28], bằng ống nhựa PVC (đường kính 9cm, cao 5cm) cắm vào bề mặt đất, sau đó dùng dao inox đào xung quanh để thu hồi lõi trầm tích bề mặt. 3 mẫu phụ/ô mẫu tiêu chuẩn được thu thập. Mẫu trầm tích sau đó được đựng trong túi nylon có ghi sẵn kí hiệu mẫu và bảo quản trong thùng xốp cho đến khi phân tích tại phòng thí nghiệm của Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Sài Gòn.

- Vì lí do khách quan nên các mẫu nước lỗ rỗng của vị trí S4 không được thu thập. Ô mẫu S4.1 do có cao độ khá cao, ít bị ngập, thực vật ưu thế là Chà là biển nên không thể thu mẫu nước lỗ rỗng theo phương pháp đã dùng trong nghiên cứu này. Các ô mẫu S4.2 và S4.3 bị thất lạc do hoạt động cải tạo và mở rộng nuôi trồng thủy sản của các hộ dân sinh sống xung quanh nên không có mẫu nước lỗ rỗng và mẫu trầm tích.

2.2.2. Phân tích các đặc điểm lí hóa của nước mặt, nước lỗ rỗng và trầm tích bề mặt tích bề mặt

- Đối với nước mặt và nước lỗ rỗng:

Độ mặn (g/L) được đo bằng máy đo khúc xạ kế (HANA instruments). pH được xác định bằng cách sử dụng một máy đo độ pH EcoTest cầm tay với dung dịch chuẩn 4 và 7 (HANA instruments). Độ dẫn điện (EC) của nước được xác định máy đo độ dẫn điện cầm tay (MW302, Milwaukee) với độ bù nhiệt tự động. Tuy bị phụ thuộc vào tính chất về thời gian và ảnh hưởng của thủy triều, nhưng hầu hết

các phép đo này đều thực hiện tại thực địa và được kiểm tra lại một lần nữa trong phòng thí nghiệm.

- Đối với trầm tích bề mặt:

Mẫu trầm tích được cân bằng cân phân tích trước được sấy khô ở nhiệt độ 105°C trong 3 ngày [19]cho đến khi đạt trạng thái khô kiệt, để nguội trong bình hút ẩm ít nhất 45 phút. Mẫu trầm tích sau khi sấy được giã bằng cối và chày sứ, cho qua rây 1mm để loại bỏ sỏi, rễ cây hay xác bã hữu cơ. Ba mẫu phụ sau khi qua rây (20g) của một ô mẫu được trộn đều thành 1 mẫu hỗn hợp đại điện cho ô mẫu tương ứng. Các mẫu sau khi trộn chung được bảo quản trong túi vuốt mép có ghi sẵn kí hiệu. Tổng cộng có 13 mẫu (3 mẫu/vị trí, ngoại trừ vị trí S4 chỉ có 1 một) đã được phân tích.

Phương pháp xác định pHH2O, pHKCl và độ dẫn điện (ECse)

pHH2O được xác định bằng cách cân 20g trầm tích khô. Cho vào 50 ml nước cất (pHH2O) và KCl 1M (pHKCl). Lắc trong 30 phút rồi để yên 2h và đo pH bằng máy pH – 62K. Có thể thay đổi khối lượng trầm tích và thể tích nước nhưng phải đảm bảo tỷ lệ 1: 2,5 [49]. Độ dẫn điện (EC1:5) được xác định bằng cách cân 20g trầm tích trên cho vào 100ml nước cất đảm bảo tỉ lệ 1:5 lắc trong 2h và để yên 30 phút và đo bằng máy MW302 [16]. Độ dẫn điện ECse là độ dẫn điện của dịch chiết bão hòa được quy đổi theo công thức sau: ECse = EC1:5 x 7,46 + 0,43 [21]. Sự quy đổi này nhằm có những nhận định về độ mặn của trầm tích dựa vào thang ECse.  Phương pháp xác định dung trọng

Xác định dung trọng của các mẫu trầm tích bề mặt theo công thức D = m/v [67]. Trong đó: D là dung trọng (g/cm3); m là khối lượng khô kiệt (g); v là thể tích ban đầu (cm3). Trong trường hợp của nghiên cứu này, thể tích 318cm3 được tính cho tất cả các mẫu vì áp dụng thu mẫu bằng ống PVC có đường kính 9cm, cao 5cm.

Phương pháp xác định hàm lượng chất hữu cơ (SOM)

Hàm lượng SOM được xác định theo phương pháp nung (Loss-on-ignition) với nhiệt lượng cao. Cân khoảng 10g mẫu trầm tích đã sấy khô ở nhiệt độ 105oC, cho vào cốc sứ và nung ở 550oC trong 2 giờ bằng lò nung (LE 9/11/B410, Nabertherm GmbH – Germany), để nguội trong bình hút ẩm ít nhất 45 phút [67]. Sự khác biệt giữa khối lượng trước và sau khi nung của cốc sứ là hàm lượng SOM của mẫu trầm tích. Hàm lượng SOM (%) = [(W105 – W550) : W105] x 100% [47]. Trong đó: SOM là hàm lượng chất hữu cơ của đất (%); W105 là khối lượng mẫu sau khi sấy ở 105oC; W550 là khối lượng mẫu sau khi nung ở 550oC.

Phương pháp xác định lưu huỳnh tổng số

Cân chính xác 1g trầm tích rồi phân hủy mẫu bằng H2O2 và HNO3. Sau đó đưa lưu huỳnh về dạng sunfat với kết tủa thành BaSO4 sau đó xác định theo phương pháp so độ đục tủa BaSO4 theo EPA 9038. Mẫu được phân tích bằng phương pháp tiêm dòng chảy, sử dụng bơm nhu động với hai kênh là mẫu và dung dịch bảo vệ, cho phản ứng trong cuộn dậy rồi đo độ đục ở bước sóng 420 nm. Đường chuẩn phi tuyến được sử dụng cho việc quy đổi tín hiệu thành nồng độ bởi đường chuẩn của dung dịch Na2SO4 ở khoảng nồng độ 20 – 100 ppm. Mẫu đo lưu huỳnh được thực hiện dịch vụ tại Phòng thí nghiệm Bộ môn Hóa Phân Tích, Trường Đại học khoa học Tự nhiên TP HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát một số tính chất của môi trường nước và trầm tích bề mặt trong hệ sinh thái ở ven sông cửa tiểu, tỉnh tiền giang​ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)