Đi từ biển vào thượng nguồn nước phân hóa theo độ mặn giống như cách chia đối với các giá trị của nước bề mặt, tôi cũng chia theo 3 vùng gồm: vùng mặn nhiều 18 – 30 g/L), vùng có độ mặn thấp hơn gồm vị trí S3 và S4 thuộc vùng mặn vừa (5 – 18g/L) còn vị trí cuối cùng S5 cách xa biển nhất là vùng mặn ít (0,5 – 5g/L) [29].
Bảng 3.3. Giá trị pH, độ mặn và độ dẫn điện (EC) của nước lỗ rỗng phân vùng theo độ mặn
Nước lỗ rỗng Vùng mặn nhiều Vùng mặn vừa Vùng mặn ít
pH Mùa khô 8,3a±0,033 7,6b±0,033 8,5c±0,033 Mùa mưa 7,5c±0,033 7,0b±0,033 7,2a±0,033 Độ mặn (g/L) Mùa khô 19c±0,333 17b±0,333 2a±0,333 Mùa mưa 11c±0,333 9,0b±0,333 2a±0 EC (mS/cm) Mùa khô 28,3c±0,033 25,7b±0,057 2,7a±0 Mùa mưa 17c±0,01 12,5b±0,02 2,7a±0,01
Chú thích: Kết quả ở mỗi ô trong bảng là giá trị trung bình ± sai số; với n = 6 cho vùng mặn nhiều và mặn vừa ; n = 3 cho vùng mặn ít. Các chữ cái giống nhau trong cùng 1 dòng thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Hình 3.3. Biểu đồ giá trị pH, độ mặn và độ dẫn điện (EC) của nước lỗ rỗng phân vùng theo độ mặn.
Có thể thấy pH nước lỗ rỗng khi phân vùng theo độ mặn có chênh lệch theo từng mùa (Hình 3.3). Mùa khô giá trị pH lớn hơn mùa mưa, như đã giải thích ở trên do mùa mưa bị pha loãng bởi nước mưa. Giá trị pH dao động từ 7,6 – 8,5 vào
mùa khô và 7,0 – 7,5 trong mùa mưa trong biên độ dao động nước ở vùng cửa sông với tính chất từ trung tính đến kiềm. Trong ba vùng khi so sánh theo mùa đều có sự khác biệt có ý nghĩa về thống kê (p<0,05). Trong vùng mặn ít sự chênh lệch giữa mùa khô và mùa mưa rộng hơn (7,2 – 8,5), độ mặn càng giảm giá trị pH củng giảm theo nên có thể thấy pH và độ mặn của nước trong mùa mưa tương quan thuận với nhau [15].
Tương tự như vậy độ mặn và EC cũng phân hóa rõ rệt trong 3 vùng theo mùa, mùa khô giá trị cao hơn hẳn và sự chênh lệch giữa 2 mùa rất lớn (Hình 3.3b và 3.3c). Thông số vùng mặn ít vào 2 mùa khô và mưa thông số độ mặn và EC bằng nhau với độ mặn (2g/L), EC (2,7mS/cm) tương ứng với vị trí S5 dường như bị ngọt hóa hoàn toàn. Yếu tố mùa không ảnh hưởng đến độ mặn tại đây bởi ảnh hưởng của lượng mưa dòng chảy tại đây là quá lớn mặc dù vị trí này từ trung bình đến cao và độ ngập triều hằng ngày (Bảng 2.1). Vùng mặn nhiều và mặn vừa có sự phân hóa rõ rệt theo mùa hơn, mùa khô dao động từ 11 – 19g/L với độ mặn còn EC (17 – 28,3mS/cm) và mùa mưa độ mặn dao động 9 – 17g/L, EC thì từ 12,5 – 25,7mS/cm thuộc mặn vừa đến mặn nặng. Sự khác biệt từ khoảng cách xa biển rõ ràng với thông số giảm dần. Hơn nữa 2 vùng này không hề bị ảnh hưởng bởi lượng mưa vào thời điểm tháng 3 và đầu tháng 4 khi lấy mẫu và theo thống kê của trạm khí tượng thủy văn tại Tiền Giang (Hình 2.2). Yếu tố mùa đã không chi phối đối với vùng mặn ít, có phân hóa rõ trong 2 vùng còn lại với độ mặn cao hơn.
Tuy sự phân vùng theo độ mặn nhưng các thông số pH, độ mặn và EC của nước lỗ rỗng phân hóa theo mùa khá giống so với khi phân vùng theo độ cao. Nước ở đây từ trung tính đến kiềm, giá trị pH, độ mặn và EC trong mùa khô luôn cao hơn mùa mưa. Độ mặn giảm dần theo độ cao nhưng pH ngược lại và khi đi lên thượng nguồn, pH trở nên hóa kiềm hơn đi đôi với thảm thực vật có phần phong phú và đa dạng hơn. Các đặc tính lí hóa của nước qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, hình thành đặc trưng cho tính chất của nước tại vùng cửa sông.Với đặc điểm của nước như vậy đã tạo điều kiện cho một vài loài ưu thế phát triển.