Nước lỗ rỗng phân vùng theo độ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát một số tính chất của môi trường nước và trầm tích bề mặt trong hệ sinh thái ở ven sông cửa tiểu, tỉnh tiền giang​ (Trang 40 - 43)

Khu vực nghiên cứu dựa theo độ cao tương đối của thể nền so với mực nước biển và các phân vùng TVNM có thể chia thành 3 nhóm. Nhóm 1 thuộc vùng thấp (0 – 50cm), thảm thực vật chủ yếu là bần chua (Sonneratia caseolaris) gồm 3 ô mẫu (S1.1, S2.1 và S3.1). Nhóm 2 thuộc vùng trung bình (50 – 100cm), thảm thực vật đa dạng hơn gồm bần chua, mấm trắng (Avicennia alba) và Trang (Kandelia candel) với 3 ô mẫu (S1.2, S2.2 và S3.2). Nhóm 3 thuộc vùng cao trên 100cm với thảm thực vật giống nhóm 2 nhưng có thêm dừa lá (Nypa fruticans) với 3 ô mẫu (S1.3, S2.3 và S3.3) [8]. Vị trí S4 có thể nền cao trên 100cm, chà là biển (Phoenix paludosa Roxb) chiếm ưu thế tôi không thu được mẫu nước lỗ rỗng (Bảng 2.1). Còn vị trí S5 nằm cách xa về phía thượng nguồn bị ngọt hóa vào mùa mưa nên không đưa vị trí này vào để xét độ cao tương đối đến các thông số vì vị trí này chịu ảnh hưởng của nước sông làm pha loãng độ mặn của nước khá nhiều vào mùa mưa.

Bảng 3.2. Giá trị pH, độ mặn và EC tại 3 độ cao thấp, trung bình và cao của nước lỗ rỗng theo phân vùng độ cao

Nước lỗ rỗng Vùng thấp Vùng trung bình Vùng cao

pH Mùa khô 7,8a±0,033 8,1b±0,033 8,2b±0,033 Mùa mưa 7,2a±0,033 7,3a±0,033 7,6b±0,033 Độ mặn (g/L) Mùa khô 18,4c±0,133 18,1b±0,2 18a±0.173 Mùa mưa 13,2a±0,1 10,2b±0,29 7,9c±0,2 EC (mS/cm) Mùa khô 27,7a±0,07 27,3b±0,07 27,3b±0 Mùa mưa 20,6c±0,03 14,2b±0,03 11,7a±0

Chú thích: Kết quả ở mỗi ô trong bảng là giá trị trung bình ± sai số; với n = 6 cho vùng mặn nhiều và mặn vừa ; n = 3 cho vùng mặn ít. Các chữ cái giống nhau trong cùng 1 dòng thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

Hình 3.2. Biểu đồ giá trị pH, độ mặn và độ dẫn điện (EC) của nước lỗ rỗng theo phân vùng độ cao.

pH nước lỗ rỗng khi phân vùng theo độ cao thì thay đổi theo mùa, cụ thể vào mùa khô pH cao hơn so với mùa mưa (hình 3.2a). pH nước lỗ rỗng dao động trong khoảng 7,1 – 8,2 thuộc trung tính đến kiềm phù hợp với nước mặt đã phân tích ở trên. Thể nền càng cao pH càng tăng chứng tỏ nước càng kiềm do vào mùa mưa địa hình cao sẽ dễ bị xói mòn, rửa trôi và làm giảm chất hữu cơ mà sự phân hủy của chất hữu cơ làm giảm độ pH nên nước có tính axit hơn [61]. Thông số pH như trên giúp TVNM ở đây phát triển bình thường với một số loài ưu thế.

Xét riêng vị trí S5 dao động khoảng 6,7 – 9,5 mức dao động khá lớn so với các vùng còn lại, nước ở đây hơi kiềm đến kiềm do chịu ảnh hưởng bởi nước mưa

quá nhiều. Nếu pH nằm ngoài khoảng từ 7,0 đến 8,5 có thể ngăn cản sự phát triển của một số loài thực vật ở vùng cửa sông [34]. Vì thế pH trong khoảng này là điều kiện thích hợp cho một vài loài thực vật có thể phát triển tại vùng cửa sông Cửa Tiểu.

Yếu tố độ mặn và EC khi xét từng mùa đều thay đổi theo độ cao (hình 3.2b và 3.2c), khi độ cao tăng dần độ mặn hay EC có xu hướng giảm nhẹ vào mùa khô nhưng trong mùa mưa lại giảm một cách đột ngột. Cụ thể vào mùa khô độ mặn chỉ dao động 18 – 18,4g/L tại 3 vùng, EC khoảng 27,3 – 27,7mS/cm thể hiện nước cực mặn nhưng trong mùa mưa độ mặn giảm dần (7,9 – 13,2 g/L) và EC (11,7 – 20,6mS/cm) khoảng từ mặn vừa đến mặn nhiều. Rõ ràng độ mặn của nước lỗ cao hơn nước mặt và chính thực vật ưu thế Bần chua tại vùng thấp và trung bình nhiều cây già cỗi có bộ rễ dày đặc (Bảng 2.1) giúp giữ và tích tụ lượng muối trong các lỗ rỗng của đất. Vào mùa mưa sự khác biệt giữa 3 vùng có ý nghĩa thống kê (p<0,05) từ đó cho thấy độ mặn của nước bị chi phối bởi lượng mưa, dòng chảy của sông rất nhiều nên thông số vào mùa mưa khác biệt ở các vùng rất lớn chính vì thế người ta thường dựa vào thông số độ mặn trong mùa khô là chủ yếu để xem xét sự ảnh hưởng đến thảm TVNM tại đây.

Vị trí S5 nơi bị pha loãng rất nhiều trong độ mặn, dao động trong khoảng mặn rất ít đến ít tại 2 ô mẫu S5.1 và S5.2 (2-3g/L) nhưng không hề mặn vào mùa mưa tại ô mẫu S5.3 (0g/L) hay nước đã bị ngọt hóa hoàn toàn. Ô mẫu S5.3 do kết hợp giữa đặc điểm nước là nước ngọt kết hợp với địa hình thuộc vùng cao nên thảm thực vật ở đây chỉ có Dừa lá, loài sống ở những dòng nước có độ mặn ít và trên một chiều sâu không quá 200m [8].

Tóm lại các giá trị pH, độ mặn và EC của nước lỗ rỗng đều thay đổi theo phân vùng độ cao khác nhau tương ứng theo từng mùa. Mùa khô giá trị pH, độ mặn hay EC đều cao hơn hẳn so với mùa mưa do ảnh hưởng của nước mưa và dòng chảy của sông làm cho nước ngọt hơn. pH tỉ lệ thuận với độ cao tức là càng lên cao nước càng kiềm ngược lại với giá trị pH, độ mặn và EC lại giảm dần khi

tăng độ cao do địa hình cao nên ít chịu ảnh hưởng của ngập triều mà bị ảnh hưởng nhiều của nước mưa đã hòa loãng bớt độ mặn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát một số tính chất của môi trường nước và trầm tích bề mặt trong hệ sinh thái ở ven sông cửa tiểu, tỉnh tiền giang​ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)