Trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, ứng dụng mô hình tích hợp markok CA và GIS để dự báo biến động sử dụng đất tại tỉnh phú thọ (Trang 38 - 43)

Hiện nay trên thới giới đặc biệt là nước đang phát triển, việc đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng và diễn biến tài nguyên thiên nhiên được tiến hành thường xuyên trên cơ sở sử dụng phương pháp

truyền thống trên bản đồ giấy dựa vào các số liệu thống kê ngoài thực địa. Gần đây công việc này đã được hiện đại hóa, đã ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá biến động. Và đặc biệt là ứng dụng Hệ thống thông tin Địa lý (GIS) hoặc kết hợp với công nghệ Viễn thám hoặc kết hợp với chuỗi Makov đã đem lại hiệu quả hết sức to lớn.

Trong thời gian đầu, những nghiên cứu về biến động sử dụng đất chỉđơn giản là phát hiện những thay đổi sử dụng đất ở những khu vực cụ thể bằng kỹ thuật viễn thám và GIS. Song song với việc xác định được biến động sử dụng đất và lớp phủ, các nhà khoa học đã nhận ra rằng biến động sử dụng đất và lớp phủ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự biến đổi môi trường. Vì vậy những nghiên cứu về biến động sử dụng dụng đất/lớp phủ lúc này tập trung phân tích những nguyên nhân, động lực thúc đẩy và ảnh hưởng của biến động sử dụng đất đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.

Trước tiên phải kể đến dự án quốc tế về nghiên cứu biến động sử dụng đất và lớp phủ (LUCC –Land use and Cover Change) được thực hiện và điều hành bởi nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu như Đại học Clark, Mỹ (1994-1996), Viện Cartografic de Catalunya, Tây Ban Nha (1997-1999) và Đại học Công giáo Louvain, Bỉ (2000- 2005). Mục tiêu của dự án là tăng cường sự hiểu biết về những tác động của con người và động thái sinh lý của biến động đất đai đến những thay đổi về độ che phủ đất. Dự án cũng nghiên cứu phát triển các mô hình toàn cầu để cải thiện năng lực dự đoán biến động sử dụng đất và lớp phủở những khu vực nhạy cảm...

Đáng chú ý là công trình nghiên cứu về hiện tại, xu hướng và tương lai của biến động sử dụng đất dưới tác động của chính sách được thực hiện bởi các tác giả thuộc Trung tâm thí nghiệm trọng điểm về sử dụng đất, Cục Điều tra và Quy hoạch đất đai, Bộ Tài nguyên và Đất đai Trung Quốc. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ngoại suy tuyến tính và mạng nơ – ron thần kinh để

chỉ ra rằng, không thể giữ được mục tiêu 0,12 tỷ ha đất canh tác trong tương lai nếu sử dụng các phương thức phát triển kinh tế trong giai đoạn 1996 – 2008. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định việc thực hiện pháp luật và các quy định về bảo tồn đất canh tác ảnh hưởng đáng kể đến biến động sử dụng đất.

Hiện nay, trên thế giới một số nhà khoa học sử dụng mô hình không gian để xác định nguyên nhân và ảnh hưởng của biến động sử dụng đất, lớp phủ đến vấn đề xã hội và môi trường như Irwin and Geoghegan (2001); Mertens and Lambin (1997); White and Engelen (2000); White (1997); Wu and Webster (1998); Veldkamp and Fresco (1996a).

Các biến của mô hình gồm dữ liệu thống kê (dân số, tăng trưởng kinh tế...), bản đồ đất, bản đồ sử dụng đất, lớp phủ và các dữ liệu thu thập từ điều tra phỏng vấn hộgia đình hay các nhà quản lý. Dữ liệu được đưa vào mô hình bằng kỹ thuật GIS và các kỹ thuật máy tính khác.

Mô hình không gian sẽ xác định được quá trình biến động sử dụng đất, lớp phủ và tác động của chúng có thể được sử dụng để thiết lập mối quan hệ nhân quả của biến động sử dụng đất trong quá khứ. Vì vậy mô hình là công cụ hữu ích cho người quản lý đất đai và hoạch định chính sách, cung cấp dự báo những thay đổi sử dụng đất trong tương lai. Mô hình biến động sử dụng đất và lớp phủ phụ thuộc vào chính trị, kinh tế, môi trường.

Sau đó, những thay đổi trong sử dụng đất được sử dụng để khám phá tác động của chính sách và các yếu tố khác. Bằng cách sử dụng công cụ phân tích kịch bản mô hình sẽ đưa ra những hướng dẫn trong hoạch định chính sách và quản lý đất đai đối với các quyết định của nhà quản lý.

Phương pháp phân tích thống kê không gian cho phép xác định mối tương quan giữa biến động sử dụng đất với các yếu tốđịa lý tự nhiên và kinh tế xã hội. Tùy thuộc vào đối tượng địa lý và cơ sở dữ liệu mà ta có thể sử

dụng các thuật toán và phương pháp thống kê không gian khác nhau: định lượng (xác định tuyệt đối bằng các chỉ số) hay bán định lượng (xác định tương đối thông qua phân cấp theo thứ bậc cao thấp).

Trong đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả bảo vệ đất và biến động sử dụng đất” G. Siebielec và ctv đã báo cáo tóm tắt kết quả phân tích về mối quan hệ giữa chính sách bảo vệ sử dụng đất hiện tại của chính phủvà thay đổi sử dụng đất tại các khu vực thử nghiệm được lựa chọn từ năm 1990-1992 và 2006-2007 dựa vào ảnh vệ tinh SPOT và các bản đồ sử dụng đất của 7 thành phố đại diện cho Đức, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Slovakia, Áo và Italy (Milan, Bratislava, Wroclaw, Prague, Stuttgart, Salzburg, Vienna) kết quả phân tích cho thấy đất được mở rộng bề mặt nhân tạo diễn ra chủ yếu trên các vùng đất canh tác. Hệ thống quản lý đất trong các thành phố không có hiệu quả bảo vệ đất tốt nhất cho đến năm 2006. Không có xung đột mạnh mẽ giữa các mục tiêu và nhu cầu bảo vệđất liên quan đến phát triển kinh tế của thành phố.

Kết hợp GIS và chuỗi Mackov thì đềtài “The Assessment and Predicting of Land Use Changes to Urban Area Using Multi-Temporal Satellite Imagery and GIS: A Case Study on Zanjan, IRAN (1984-2011)” Mohsen Ahadnejad Reveshty đã có kết quả phân loại độ che phủđất cho 3 thời điểm khác nhau về biến động sử dụng đất bên cạnh kết hợp chuỗi Makov để dự báo tác động của con người về biến đổi sử dụng đất đến năm 2020 trong khu vực Zanjan. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy khoảng 44 % tổng diện tích bị thay đổi sử dụng đất, ví dụnhư thay đổi đất nông nghiệp, vườn cây ăn quảvà đất trống để định cư , xây dựng công nghiệp khu vực và đường cao tốc. Mô hình cây trồng cũng thay đổi, chẳng hạn như đất vườn sang đất nông nghiệp và ngược lại. Những thay đổi được đề cập đã xảy ra trong vòng 27 năm qua tại thành phố Zanjan và khu vực xung quanh.

Đề tài “Mô hình Markov về biến động sử dụng tại khu vực đô thị giai đoạn 1958-2005”, tác giả ứng dụng một mô hình chuỗi Markov ước tính cho khu vực đô thị Hoa Kỳ (Twin Cities). Sử dụng một tập hợp các dữ liệu trong giai đoạn lớn từ giữa năm 1958 đến 2005, để dự đoán tình hình sự dụng đất hiện tại và sau đó sử dụng để dự báo trong tương lai . Với đề tài “Assessing Applycation Of Markov Chain Analysis Inpredicting Land Cover Change: A Case Study Of Nakuru Municipality”, trong nghiên cứu này, sự kết hợp của vệ tinh viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS), và chuỗi Markov đã được sử dụng trong phân tích và dự đoán thay đổi sử dụng đất. Kết quả cho thấy tình hình phát triển đô thị không đồng đều, diện tích đất rừng bị mất mát đáng kể và quá trình thay đổi sử dụng đất đã không ổn định. Nghiên cứu cho thấy rằng việc tích hợp của vệ tinh viễn thám và GIS có thể là một phương pháp hiệu quả để phân tích các mô hình không gian-thời gian của sự thay đổi sử dụng đất. Hội nhập sâu hơn của hai kỹ thuật này với mô hình Markov đã hỗ trợ hiệu quả trong việc mô tả, phân tích và dự đoán quá trình biến đổi sử dụng đất. Kết quả dự đoán về sử dụng đất cho năm 2015 là sự gia tăng đáng kể của đất đô thị và nông nghiệp.

Nhiều nghiên cứu gần đây sử dụng chuỗi Markov để dự đoán sử dụng đất đã tìm cách để mở rộng phạm vi áp dụng của các mô hình. Turner so sánh kết quả của một mô hình chuỗi Markov với hai mô hình mô phỏng không gian khác nhau để dự báo những thay đổi lâu dài vùng Piedmont phía bắc Georgia. McMillen và McDonald đã chứng minh các khớp nối của chuỗi Markov với các mô hình hồi quy để ước tính ảnh hưởng của giá trị đất trên phân vùng thay đổi mà họ ước tính một chức năng để dự đoán giá trị đất, sau đó phục vụ như giải thích cho các xác suất chuyển đổi của một ma trận thay đổi sử dụng đất. Weng tích hợp việc sử dụng các hệ thống thông tin địa lý và khả năng viễn thám với một mô hình chuỗi Markov để dự đoán những hậu

quả sử dụng đất có thể có của đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng ở đồng bằng sông Zhujiang của Trung Quốc. Cuối cùng, Levinson và Chen cung cấp một mô hình chuỗi Markov thay đổi sử dụng đất trong khu vực Twin Cities.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, ứng dụng mô hình tích hợp markok CA và GIS để dự báo biến động sử dụng đất tại tỉnh phú thọ (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)