a. Điều kiện tự nhiên * Vịtrí địa lý
Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 20o55’ đến 21o43’ vĩ độ Bắc, 104o48’ đến 105o27’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp: Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Nam giáp Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.
Phú Thọ có tổng diện tích tựnhiên là 3.533,3 km, có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập và 277 đơn vị hành chính cấp xã.
Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vịtrí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông - Bắc; cách trung tâm Thủđô Hà Nội 80km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách cảng biển Hải Phòng 170 km.
Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác: có Quốc lộ 2 qua Phú Thọđi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọđi Yên Bái, Sơn La; đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường HồChí Minh, đường sắt xuyên Á từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào Cai chạy qua tỉnh Phú Thọ về Hà Nội, là nơi trung chuyển hàng hóa thiết yếu, cầu nối giao lưu kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ.
* Địa hình, địa mạo
Địa hình tỉnh Phú Thọ mang đặc điểm nổi bật là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền
núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Căn cứvào địa hình, có thể chia Phú Thọ thành hai tiểu vùng cơ bản:
- Tiểu vùng Tây Nam hay hữu ngạn sông Hồng: Gồm các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê và một phần của Hạ Hòa có diện tích tự nhiên gần 2.400 km2, bằng 67,94 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh; độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200 - 500 m.
- Tiểu vùng Đông Bắc hay tả ngạn sông Hồng: Gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng và phần còn lại của Hạ Hòa có diện tích tự nhiên 1.132,5 km2, chiếm 32,06% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Địa hình đặc trưng của tiểu vùng này là các đồi, gò thấp, phát triển trên phù sa cổ (bình quân 50 - 200m) xen kẽ với những dộc ruộng và những cánh đồng bằng ven sông.
Do phân cấp địa hình, diện tích đất đồi núi, đất dốc của tỉnh Phú Thọ chiếm 64,52% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất có độ dốc >150 chiếm tới 51,6%; sông suối chiếm 4,26% tổng diện tích tự nhiên.
* Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu:
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; mùa hè nắng, nóng, mưa nhiều, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam; mùa đông lạnh, khô, lượng mưa ít, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ bình quân 230C, tổng lượng mưa trung bình biến đổi từ 1.600 –2.000 mm/năm tập trung chủ yếu vào mùa mưa chiếm 86 - 87% tổng lượng mưa trong năm; độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 80 – 90%, giờ nắng trung bình hàng năm 1.520 giờ, lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 800 mm.
Nhìn chung, khí hậu Phú Thọ phù hợp cho việc sinh trưởng và phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới và chăn nuôi gia súc, khả năng cho năng suất và chất lượng cao. Tuy nhiên, do lượng mưa tập
trung vào mùa hè là điều kiện hình thành lũ cường ở những vùng đất dốc, gây khó khăn cho canh tác và đời sống nhân dân. Vùng miền núi phía Tây thường xuất hiện sương muối vào mùa đông nên tác động xấu tới sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và đời sống con người. Để khắc phục hạn chế này cần giải quyết tốt về thủy lợi và bốtrí cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng.
- Thủy văn:
Nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, Phú Thọ có hệ thống sông suối khá dày đặc với 3 con sông lớn là sông Hồng, sông Đà và sông Lô chịu ảnh hưởng điều tiết của hồ Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà; ngoài ra còn có hàng chục sông, suối nhỏ đã tạo ra nguồn cung cấp nước dồi dào cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
+ Sông Đà: Lưu vực khoảng 52.900 km2, chảy qua tỉnh Phú Thọ từ Tinh Nhuệ (Thanh Sơn) đến Hồng Đà (Tam Nông) dài 43,5 km, diện tích lưu vực trong tỉnh 367,4 km2, các ngòi chính gồm ngòi Lạt, ngòi Cái, suối Rồng.
+ Sông Hồng: Có lưu vực đến Việt Trì khoảng 51.800 km2, chiều dài chảy qua tỉnh Phú Thọ từ Hậu Bổng (HạHòa) đến Bến Gót (Việt Trì) là 109,5 km, diện tích lưu vực trong tỉnh 2.639,3 km2 chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Các sông nhỏ, ngòi chính gồm ngòi Vần, ngòi Mỹ, ngòi Lao, ngòi Giành, ngòi Me, ngòi Cỏ, sông Bứa và...
+ Sông Lô: Có lưu vực đến Việt Trì khoảng 39.040 km2, chiều dài chảy qua địa phận Phú Thọ từ Chí Đám (Đoan Hùng) đến Bến Gót (Việt Trì) là 73,5 km, chảy theo hướng Tây Bắc –Đông Nam gần như song song với sông Hồng, diện tích lưu vực trong tỉnh 502,8 km2; các sông nhỏ, ngòi chính gồm sông Chảy, ngòi Rượm, ngòi Dầu, ngòi Tiên Du và ngòi Tranh.
+ Hệ thống sông ngòi nội địa: Ngoài 2 chỉ lưu lớn là sông Chảy và sông Bứa đổ vào 3 sông lớn, trong tỉnh còn có rất nhiều suối, ngòi với mật độ dày
đặc. Tổng cộng có 72 con suối, ngòi chảy vào sông Đà, sông Hồng, sông Lô với chiều dài ≥ 10km, mật độ trung bình sông nhỏ từ 0,5 – 1,5 km/km2.
+ Hệ thống hồđập: Toàn tỉnh có 1.341 hồ, đập, phai dâng lớn nhỏ, trong đó 04 hồ dung tích từ 3 đến 10 triệu m3, 9 hồ chứa có dung tích từ 1 triệu m3 đến dưới 3 triệu m3.
Bảng 3.1. Đặc trưng hình thái sông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Tên Sông Độ cao đầu nguồn (m) Diện tích lưu vực (km2) F lưu vực đến trạm TV Chiều dài (km) Độ rộng L/v TB (km) Độ cao L/v TB (m) Độ dốc TB L/v (%) Mật độ lưới 45ong (km/km2) Đà >1500 52900 52900 1010 76 965 36,8 > 1,00 Bứa 850 1370 1190 100 17,9 302 22,2 1,03 Thao > 2000 51800 51400 902 647 29,9 1,00 Lô > 2000 39000 39000 470 884 19,7 0,98 Chảy 300 6500 6170 319 26,0 858 24,6 1,09
(Nguồn: Dự án “Khảo sát, đánh giá hiện trạng – Đề xuất các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước tỉnh Phú Thọ) b. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất:
Tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 353.455,57 ha, trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp 297.175,42 ha, chiếm 84,08% diện tích tự nhiên;
- Diện tích đất phi nông nghiệp 53.616,76 ha, chiếm 15,17% diện tích đất tự nhiên;
Bảng 3.2. Hiện trạng sủ dụng đất tỉnh Phú Thọ( tính đến 31/12/2016)
Tổng số (ha) Cơ cấu (%)
TỔNG DIỆN TÍCH 353.455,57 100
A. ĐẤT NÔNG NGHIỆP 297.175,42 84,08
I. Đất sản xuất nông nghiệp 118.398,45 33,5
1. Đất trồng cây hàng năm 62.977,76 17,82
1.1. Đất trồng lúa 46.862,95 13,26
1.2. Đất trồng cây hàng năm khác 16.114,81 4,56
2. Đất trồng cây lâu năm 55.420,69 15,68
II. Đất lâm nghiệp 170.609,01 48,27
1. Đất rừng sản xuất 120.672,36 34,14
2. Đất rừng phòng hộ 33.515,03 9,48
3. Đất rừng đặc dụng 16.421,62 4,65
III. Đất nuôi trồng thuỷ sản 7.987,59 2,26
IV. Đất nông nghiệp khác 180,37 0,05
B. ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 53.616,76 15,17
I. Đất ở 10.521,27 2,98
1. Đất ở tại đô thị 1.501,99 0,42
2. Đất ở tại nông thôn 9.019,28 2,55
II. Đất chuyên dùng 25.666,01 7,26
1. Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp 1.481,11 0,42
2. Đất an ninh, quốc phòng 3.479,28 0,98
3. Đất SXKD phi nông nghiệp 3.421,22 0,97
3.1. Đất khu cụm CN, khu CX, TMDV 1.002,25 0,28
3.2. Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 1.154,60 0,33
3.3. Đất hoạt động khoáng sản 787,31 0,22
3.4. Đất SX vật liệu xây dựng, SX đồ gốm 477,06 0,14
4. Đất có mục đích công cộng 17.284,41 4,89
4.1. Đất giao thông 12.834,50 3,63
4.2. Đất thuỷ lợi 3.721,32 1,05
4.3. Đất công trình NL, truyền thông 61,69 0,01
4.4. Đất có di tích lịch sử, văn hoá 146,45 0,05
4.5. Đất sinh hoạt cộng đồng 213,2 0,06
4.6. Đất khu vui chơi giải trí công cộng 127,31 0,04
4.7. Đất bãi thải, xử lý chất thải 90,27 0,03
III. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 234,82 0,06 IV. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.398,04 0,4 V. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 15.770,68 4,46 VI. Đất phi nông nghiệp khác 25,94 0,01
C. ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 2.663,38 0,75
(Nguồn: Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2016 của tỉnh Phú Thọ) * Tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt: Với diện tích lưu vực của 3 con sông lớn đã có 14.575 ha, chứa một khối lượng nước mặt rất lớn. Sông Hồng có chiều dài qua tỉnh 109,5 km, lưu lượng nước cực đại, có thểđạt 18.000 m3/s; sông Đà qua tỉnh 41,5 km, lưu lượng nước cực đại 8.800 m3/s; sông Lô qua tỉnh 73,5 km, lưu lượng nước cực đại 6.610 m3/s và 130 sông suối nhỏ và 1.341 hồ, đập, phai dâng lớn nhỏ phân bốđều khắp địa bàn, trong đó có 04 hồ dung tích từ 3 đến 10 triệu m3
và 09 hồ chứa có dung tích từ 1 triệu m3 đến dưới 3 triệu m3. Lượng nước mặt rất dồi dào, bảo đảm cung cấp nước cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng khai thác nước ngầm trên 1,4 triệu m3/ngày, trong đó phần trữ lượng đã được đánh giá ở một số khu vực cấp A, B là 140.000 m3/ngày, cấp C1 là 98.000 m3/ngày. Đặc biệt ở La Phù - Bảo Yên có mỏ nước khoáng nóng có chất lượng đạt tiêu chuẩn Quốc tế, mở ra triển vọng cho phát triển ngành du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh với quy mô lớn.
* Tài nguyên rừng:
Rừng của Phú Thọ có cả 3 dạng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất với hệ động thực vật rừng khá phong phú và đa dạng về chủng loài. Đất có rừng trên địa bàn toàn tỉnh là 185.799,7 ha được phân chia theo chức năng sử dụng cụ thể trong Bảng 3.3:
Bảng 3.3. Hiện trạng rừng theo chức năng sử dụng
Loại đất loại rừng
Phân theo chức năng (ha)
Tổng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất I. Đất có rừng 185.797 15.614,5 30.647,6 139.5,6 A. Rừng tự nhiên 64.0972 12.162,5 25.756,4 26.17,3 1. Rừng gỗ 40.8417 8.486,9 18.330,8 14,02.0 2. Rừng tre nứa 16.31,4 995,6 6.557,8 8.757,0 3. Rừng hỗn giao 3.585,5 446,5 438,9 2.700,1 4. Rừng núi đá 3.359,6 2.233,5 428.9 697.2 B. Rừng trồng 120.0,3 3.452,0 4.891,2 111.651 1. RT có trữ lượng 70.04,1 2.316,7 2.144,6 65.58,8 2. RT chưa có trữlượng 47.20,6 1.135,3 2.746,6 43.31,7 3. Tre luồng 2.754,6 2.754,6
C. Rừng trồng cây công nghiệp,
đặc sản 1.701,2 1.701,2
1. Rừng trồng cây cao su 188,0 188,0
2. Cây đặc sản 1.513,2 1.513,2
II. Đất trống, đồi núi không có
rừng 9.999,4 1.687,2 2.849,3 5.462,9
(Nguồn: Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ 2015)
Trong tổng số 17.301 ha rừng đặc dụng, có: 16.578 ha đất lâm nghiệp: 723 ha, đất ngoài lâm nghiệp. Các khu vực rừng đặc dùng cần được bảo tồn nghiêm ngặt đó là: Vườn quốc gia Xuân Sơn 15.048 ha, Khu rừng Quốc gia Đền Hùng 538 ha; Khu cảnh quan Núi Nả huyện Hạ Hòa 670 ha.
Thực vật rừng đặc dụng có 2.245 loài, 1.164 chi và 399 họ; 71 loài thực vật quý hiếm. Động vật có 514 loài, 115 họ và 36 bộ; 52 loài động vật quý hiếm.
Đối với rừng sản xuất: hiện tại chương trình dự án trồng rừng sản xuất giai đoạn 2011-2014 của tỉnh đã trồng được 12.886 ha đạt 97,4% so với kế hoạch (giai đoạn 2011 – 2015 là 16.461,5 ha) nâng tỷ lệ độ che phủ rừng năm 2014 đạt 50,6%.
* Tài nguyên khoáng sản:
Phú Thọ có một số loại khoáng sản lớn có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế, theo số liệu báo cáo Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có hơn 300 mỏ và điểm khoáng sản các loại gồm: uranium - thori, asbest, than nâu, sắt, chì - kẽm, vàng, caolanh, felspat, barit, talc, quarzit, mica, graphit, pyrit, puzơlan, serpentin, vermiculit, silic, photphorit, đá vôi xi măng, sét xi măng, dolomit, đá ốp lát, đá quý và bán quý, đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường, cát kết, than bùn, đá ong, cuội sỏi, cát xây dựng, sét gạch ngói, đá bazan, nước khoáng nóng.
Các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh cấp phép tính đến năm 2014 gồm có 131 mỏ phân theo loại khoáng sản như sau:
- Caolin Fenspat : 12 mỏ - Đá xây dựng. ximăng: 40 mỏ - Quaczit 02 mỏ - Sét gạch ngói : 34 mỏ - Dolomit talc : 04 mỏ - Nước khoáng nóng: 01 mỏ - Secpentin 01 mỏ - Cát sỏi lòng sông : 23 mỏ - Quặng sắt : 13 mỏ - Than nâu : 01 mỏ
Khoáng sản trên địa bàn tỉnh được phân theo các vùng chủ yếu như: Mica, Caolin, Felspat ở Thanh Thủy, Tam Nông, Hạ Hòa; Talc, Sắt, Quaczit và Barit ở Thanh Sơn...
Bảng 3.4 Sản lượng khai thác một số loại tài nguyên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
TT Loại khoáng sản ĐVT
Sản lượng khoáng sản khai thác Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Caolin tấn 314.070 314.070 298.653 596.752,8 2 Khoáng chất tấn 61.950 61.950 90.159 61.552 3 Sắt tấn 111.980 254.980 252.986 114.986 4 Đá xây dựng m3 755.400 1.155.400 852.481 1.099.353 5 Sét, gạch ngói m3 1.114.740 1.114.740 1.204.725 2.040.492 6 Cát sỏi m3 176.400 276.400 182.200 99.684 7 Nước khoáng m3 1.400 1.400 1.400 1.465
(Nguồn: Phòng Quản lý Khoáng sản - Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ 2015)