Phương pháp khảo sát thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, ứng dụng mô hình tích hợp markok CA và GIS để dự báo biến động sử dụng đất tại tỉnh phú thọ (Trang 47 - 48)

Dựa trên lộ trình đã vạch sẵn ở giai đoạn phân tích trong phòng, những mục tiêu mà giai đoạn ngoài thực địa hết sức quan trọng với tính khách quan và chính xác, mức độ tin cậy và cập nhật của đề tài. Ngoài việc khảo sát nhằm bổ sung chính xác các thông tin thực tế và xác định lại các thông tin đã thu thập. Ngoài ra, công tác điều tra thực địa sử dụng để kiểm chứng kết quả phân loại bản đồ sử dụng đất nhằm khẳng định và đánh giá mức độ chính xác của đề tài.

2.3.3. Phương pháp giải đoán ảnh vin thám thành lp bản đồ hin trng s dụng đất

Việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Phú Thọ dựa trên nguồn tư liệu là ảnh vệ tinh Landsat 7 năm 2005, 2010, 2015

Hiệu chỉnh hình học ảnh: Trong nghiên cứu biến động sử dụng đất, ảnh vệ tinh ở các thời điểm phải nắn chỉnh về cùng một hệ tọa độ với yêu cầu sai số nắn chỉnh nhỏ dưới 0,5 pixel. Chọn ảnh năm 2015 làm ảnh cơ sở và tiến hành nắn chỉnh ảnh năm 2005, 2010 theo ảnh 2015 bằng phương pháp nắn

ảnh theo ảnh (image to image), nội suy giá trị độ xám theo thuật toán lân cận gần nhất (Neareast Neighber).

Phân loại ảnh theo đối tượng: Sử dụng hệ thống mẫu giải đoán tiến hành phân loại từng năm ảnh sử dụng phương pháp phân loại theo Xác suất cực đại (Maximum Likelihood) để phân loại cho từng ảnh Landsat.

Sau khi phân loại sử dụng phương pháp phân loại theo Xác suất cực đại (Maximum Likelihood) xong, tiến hành cắt ảnh theo ranh giới, tách lọc, gộp lớp đểcó được kết quả cuối cùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, ứng dụng mô hình tích hợp markok CA và GIS để dự báo biến động sử dụng đất tại tỉnh phú thọ (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)