Nguồn lực kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, ứng dụng mô hình tích hợp markok CA và GIS để dự báo biến động sử dụng đất tại tỉnh phú thọ (Trang 62 - 69)

a. Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, dân số toàn tỉnh đến hết năm 2016 có 1.381.710 người, trong đó dân số thành thị 258.543 người (chiếm 18,7% dân số toàn tỉnh), dân số nông thôn 1.123.167 người (chiếm 81,3% dân số toàn tỉnh). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dân số là 11,62%; mật độ dân số bình quân 391 người/km2 phân bốkhông đều và có sự khác biệt rất lớn theo vùng địa lý, kinh tế, cao nhất là thành phố Việt Trì (1.775 người/km2), thấp nhất là huyện Tân Sơn (117 người/km2).

Phú Thọ có lượng lao động dồi dào, trên 840.000 người, chủ yếu là lao động trẻ. Tỉ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt 58%, trong đó tỉ lệ có bằng cấp, chứng chỉ đạt 26,5% (Theo số liệu kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2017)

Bảng 3.5. Diện tích, dân số và mật độ dân số các huyện năm 2016

Diện tích (km2) Dân số

(người) Mật độ dân số (người/km2)

TOÀN TỈNH 3.534,60 1.381.710 391 1. Thành phố Việt Trì 111,5 198.002 1.775 2. Thị xã Phú Thọ 65,2 71.065 1.090 3. Huyện Đoan Hùng 302,9 108.519 358 4. Huyện Hạ Hoà 341,5 108.203 317 5. Huyện Thanh Ba 194,7 112.604 578 6. Huyện Phù Ninh 157,4 98.782 628 7. Huyện Yên Lập 438,2 86.778 198 8. Huyện Cẩm Khê 233,9 133.464 571

9. Huyện Tam Nông 155,6 78.644 505

10. Huyện Lâm Thao 98,4 103.449 1.052

11. Huyện Thanh Sơn 621,1 123.170 198

12. Huyện Thanh Thuỷ 125,7 78.326 623

13. Huyện Tân Sơn 688,6 80.704 117

(Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2016) b. Giao thông

Phú Thọ có hệ thống giao thông rất thuận lợi, bao gồm đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.

- Đường bộ: bao gồm đường quốc lộ, đường tỉnh và đường nông thôn với tổng chiều dài khoảng 11.532 km. Các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh đã được nâng cấp nên bảo đảm các loại xe có tải trọng lớn đi lại dễ dàng. Đường nông thôn đã và đang tiếp tục được đầu tư sửa chữa, nâng cấp và bê tông hoá để đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Đường sắt: tổng chiều dài vận tải đường sắt qua tỉnh có trên 100 km, nối liền Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai - Côn Minh. Ngoài ra còn có các tuyến đường nhánh đến và đi qua các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn của tỉnh như

Công ty cổ phần Supe phôtphat và hóa chất Lâm Thao, Tổng Công ty giấy Việt Nam…

- Đường thuỷ và hệ thống bến cảng: với lợi thế là tỉnh có 3 con sông lớn chảy qua nên giao thông đường thuỷ giữ một vai trò khá quan trọng. Tổng chiều dài vận tải đường sông là 226,5 km, trong đó sông Hồng có 109,5 km; sông Lô có 73,5 km và sông Đà có 43,5 km. Các con sông này giữ vai trò thông thương giữa các khu vực trong tỉnh và với các tỉnh phụ cận. Ngoài ra còn có hệ thống bến cảng bảo đảm trung chuyển hàng hoá cho các tỉnh biên giới phía Bắc.

c. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2015 ước đạt 5,85%/năm, trong đó: nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,31%, công nghiệp và xây dựng tăng 6,79%, dịch vụ tăng 5,17%. Quy mô GRDP năm 2015 theo giá hiện hành ước đạt 40.950 tỷ đồng tăng 86,5%; GRDP bình quân đầu người 29,9 triệu đồng, tương đương 1.423 USD, tăng 77,2% so với năm 2010.

Kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2017 tiếp tục tăng trưởng khá, vượt mục tiêu đề ra, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2017 theo giá so sánh 2010 ước đạt 35.634,5 tỷđồng, tăng 7,75% so với năm 2016 (vượt kế hoạch 0,25%); trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,66%; khu vực dịch vụ tăng 7,48%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,74%.

Cơ cấu kinh tế (cơ cấu giá trị tăng thêm) năm 2017: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 22,00% (năm 2016 24,34%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 38,99% (năm 2016 37,73%); khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 39,01% (năm 2016 37,93%). Cơ cấu kinh tế 2017 có sự chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng và dịch vụ.

d. Phát triển các ngành

* Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng

Trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế Tỉnh đã tập trung, quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và thu hút được một số dự án, sản phẩm ngoài dự kiến đi vào sản xuất, bù đắp phần sản lượng giảm do đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng thêm bình quân đạt 6,79%, trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 2,1%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 10,5%, khu vực FDI tăng 0,6%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng so với năm 2010, đặc biệt là sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp tăng mạnh: gạch ceramic tăng 3,6 lần; bia tăng 73%, nhôm định hình tăng 21%, giấy bìa tăng 31%, sợi toàn bộtăng 84%, quần áo may sẵn tăng 41%; đưa vào sản xuất một số sản phẩm mới có lợi thế về thị trường như: linh kiện điện tử, thức ăn chăn nuôi, các sản phẩm bằng plastic; vật liệu xây dựng cao cấp tăng mạnh.

Trong những năm qua cơ cấu theo ngành và theo thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh. Đã hình thành một số khu, cụm công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong thu hút các dự án đầu tư vào tỉnh.

Nhờ tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư phát triển sản xuất, các chính sách ưu đãi được bổ sung nên đã tạo được môi trường thuận lợi thu hút các dự án lớn vào các ngành nghề có lợi thế (bia, xi măng, gạch ceramic, thép, ethanol), vì vậy sản xuất công nghiệp duy trì được đà tăng trưởng khá. Công nghiệp Nhà nước Trung ương tăng 2,9%/năm; công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 27%/năm; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12,8%/năm.

Ngành tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống được chú trọng khôi phục và phát triển. Toàn tỉnh có 48 làng nghề, trên 1.000 làng có

nghề; một số mặt hàng đã có thị trường xuất khẩu như hàng thủ công mỹ nghệ, chạm khắc gỗ, mây tre đan, đồ mộc, sơn mài…

*Sản xuất nông, lâm, thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục duy trì phát triển khá toàn diện, tốc độtăng trưởng nông lâm nghiệp và thủy sản đạt 5,31%/năm vượt kế hoạch đềra (tăng 4 – 4,5%), giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt 88 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2010. Trồng mới trên 33,1 nghìn ha rừng bằng các giống cho sản lượng cao nâng độ che phủ rừng từ 49.4% (năm 2010) lên 50,6% (năm 2014) và ước đạt 50,8% vào năm 2015, bảo vệ vững chắc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; sản lượng gỗkhai thác tăng 46,5% so với năm 2010. Năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi có bước phát triển: sản lượng chè búp tăng 31,2%, giá trị xuất khẩu chè tăng hơn 2 lần so với năm 2010; năng suất lúa tăng 7,89%, ngô tăng 3,98%; sản lượng lương thực tăng 5,17%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 36,55% so với năm 2010. Các hình thức nuôi thâm canh thủy sản, nuôi cá lồng bè phát triển, sản lượng tăng 66,4%.

Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đạt kết quả tích cực, giai đoạn 2011 –2015 chứng nhận đầu tư 19 dự án với tổng vốn đầu tư 1.023 tỷ đồng; kinh tế trangtrại phát triển với 136 trang trại theo tiêu chuẩn mới. Phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn được chú trọng, toàn tỉnh có 72 làng nghề.

* Thương mại dịch vụ

Các ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định, giá trị hàng hóa dịch vụ xuất khẩu tăng bình quân 17,5%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình quân 16,9%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 17,3%/năm, năm 2015 ước đạt 755 triệu USD tăng gấp 2,2 lần so với năm 2010, vượt 37,3% so với kế hoạch đề ra. Các ngành dịch vụ có lợi thế tiếp tục phát triển, dịch vụ vận tải cơ

bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân; khối lượng vận tải hàng hóa tăng bình quân 12,2%/năm; doanh thu vận tải, bốc xếp tăng bình quân 17,3%/năm; đưa vào hoạt động 6 tuyến xe buýt góp phần cải thiện đi lại của người dân. Doanh thu dịch vụ kinh doanh khách sạn nhà hàng tăng 18%. Doanh thu bưu chính viễn thông tăng bình quân 13,6%/năm. Dịch vụ du lịch có doanh thu tăng bình quân 17,6%/năm, gấp 2,25 lần so với năm 2010, hàng năm thu hút 6 - 7 triệu lượt khách đến tham quan trong đó có trên 4 nghìn lượt khách quốc tế, lượng khách lưu trú đạt khoảng 10%.

Bảng 3.6. Đóng góp của các khu vực kinh tế vào GDP của toàn tỉnh qua các năm

STT Chỉ tiêu (%) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ tăng 2011 – 2015 01 Nông, lâm và thủy sản 27,18 28,25 27,77 26,04 25,67 24,90 5,31 02 Công nghiệp và xây dựng 40,47 41,78 41,00 35,59 35,55 36,61 6,79 03 Dịch vụ 32,36 29,97 31,23 38,37 38,78 38,49 5,17 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ) * Các lĩnh vực khác

- Giáo dục đào tạo: Chất lượng giáo dục phổ thông từng bước được nâng cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập. Phổ cập bậc trung học ước đạt 35,7% (99 xã, phường, thị trấn). Quy mô đào tạo của Trường Đại học Hùng Vương, Trường Đại học Công Nghiệp, các trường cao đẳng, dạy nghề tiếp tục mở rộng.

- Y tế: Mạng lưới y tế các tuyến được củng cố. Đến hết năm 2015 có 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Cơ sở vật chất, trang

thiết bị y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện được tăng cường, số giường bệnh/vạn dân tăng 62,4% (đạt 36 giường bệnh). Công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế được chú trọng, số bác sỹ/vạn dân tăng 37,6% so với năm 2010 (7 bác sỹ/vạn dân). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 6,5% (còn 17,3%). Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình được củng cố và mở rộng ở cơ sở.

- Thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi của tỉnh tương đối phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp và phòng chống lũ lụt. Hiện đã đảm bảo chủ động tưới cho khoảng 29.000 ha lúa chiêm (đạt 73% so với diện tích thiết kế), trên 25.000 ha lúa mùa (đạt 74% so với diện tích thiết kế), gần 4.000 ha diện tích rau màu (đạt 63% so với thiết kế) và chủ động tiêu cho khoảng trên 20.000 ha đất canh tác về mùa mưa.

- Hệ thống cấp điện: Hệ thống điện tỉnh Phú Thọ nằm trong hệ thống lưới điện miền Bắc. Các nguồn cung cấp điện cho Phú Thọ khá đa dạng. Phụ tải của tỉnh được cấp điện chủ yếu từ nguồn điện nhập khẩu từ Trung Quốc và cấp điện hỗ trợ từ 02 nhà máy thủy điện Thác Bà và nhà máy điện Bãi Bằng. Tính đến hiện nay mạng lưới điện quốc gia đã đến trung tâm các xã.

- Văn hóa: Đến nay số làng, bản, khu phố trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt danh hiệu văn hóa và số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa ngày càng tăng cao. Công tác xuất bản, báo chí phát thanh - truyền hình thường xuyên đổi mới về nội dung, hình thức truyền đạt, chất lượng được nâng lên, trang thiết bị từng bước được đầu tư đổi mới. Đến năm 2015 có 100% số huyện, thị và 100% số xã, phường có đài truyền hình, 85% số hộ được xem truyền hình, 100% số xãcó báo đến được trong ngày.

- Hệ thống thông tin liên lạc:Hệ thống viễn thông của tỉnh đã phát triển rộng khắp đến các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Mạng Internet tốc

độ cao ADSL đã có tại các trung tâm huyện, các khu công nghiệp và một số xã, phường gần trung tâm … và nhiều dịch vụ viễn thông hiện đại khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, ứng dụng mô hình tích hợp markok CA và GIS để dự báo biến động sử dụng đất tại tỉnh phú thọ (Trang 62 - 69)