Chương 6 THIẾT KẾ SẢN PHẨM PHÙ HỢP VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
6.2.5. Giảm tác động trong quá trình sử dụng
a. Tiêu thụ năng lượng thấp
54_ Sử dụng các thiết bị tiêu thụ năng lượng ít nhất có trên thị trường. 55_ Sử dụng cơ chế cắt nguồn điện tự động.
56_Bảo đảm rằng người sử dụng có thể tắt các đồng hồ, các chức năng dự phòng và các thiết bị tương tự.
57_ Nếu việc di chuyển sản phẩm trong quá trình sử dụng tiêu tốn năng lượng thì sản phẩm phải càng nhẹ càng tốt.
58_ Nếu năng lượng được sử dụng cho việc gia nhiệt thì phải chắc chắn rằng mọi bộ phận của hệ thống cần được bảo ôn tốt nhất.
b. Sử dụng nguồn năng lượng sạch
59_ Lựa chọn nguồn năng lượng ít gây hại môi trường nhất.
60_Không khuyến khích sử dụng loại pin không sạc lại được– ví dụ, radio cầm tay có thể dùng được pin xạc thì nên sử dụng loại pin đó.
61_Khuyến khích sử dụng năng lượng sạch như các nguồn năng lượng ít lưu huỳnh (khí gas tự nhiên và than ít lưu huỳnh), năng lượng sinh học, năng lượng gió, năng lượng nước và năng lượng mặt trời.
Ví đụ: bình nước nóng hỗn hợp dùng năng lượng mặt trời và năng lượng điện không tốn điện để làm nóng nước trong mùa hè.
c. Giảm nhu cầu tiêu thụ
62_Thiết kế sản phẩm sao cho giảm thiểu việc sử dụng các nguyên liệu phụ – Ví dụ, sử dụng một bộ lọc kim loại để pha cà phê thay thế cho bộ lọc giấy, và thiết kế hình đáng tối ưu cho bộ lọc để tận dụng cà phê tốt nhất.
63_ Giảm thiểu rò rỉ từ máy móc, ví dụ lắp đặt bộ cảm biến phát hiện rò rỉ.
64_ Nghiên cứu tính khả thi của việc sử dụng lại các vật liệu thừa, chẳng hạn sử dụng lại nước thải của máy rửa bát.
d. Tiêu d ùng sạch hơn
65_Thiết kế sản phẩm sử dụng những vật liệu có sẵn và sạch nhất.
66_ Bảo đảm rằng việc sử dụng sản phẩm không tạo ra chất thải tiềm ẩn có hại – ví dụ bằng cách lắp đặt các bộ lọc thích hợp.
e. Giảm lãng phí năng lượng và tiêu dùng
67_ Cần tránh việc sử dụng nhầm sản phẩm thông qua các hướng dẫn rõ ràng và thiết kế phù hợp
68_ Thiết kế sản phẩm sao cho người dùng không thể lãng phí những nguyên vật liệu phụ – ví dụ ngăn chứa nguyên liệu phải được làm đủ lớn để tránh đổ tràn.
69_ Sử dụng các mức định lượng trên sản phẩm để người dùng biết chính xác cần bao nhiêu nguyên liệu, ví dụ lượng bột giặt nên dùng cho một mẻ giặt.
70_ Để trạng thái hoạt động mặc định phù hợp nhất trên quan điểm bảo vệ môi trường – ví dụ: không đặt sẵn các cốc giấy trên khay của máy bán nước giải khát, máy photocopy để ở chế độ “phôtô 2 mặt”
f. Hỗ trợ sức khỏe và gia tăng giá trị xã hội
71_ Bảo đảm rằng sản phẩm không có hoặc có rất ít ảnh hưởng lên sức khỏe người tiêu dùng bằng cách tránh dùng các chất có độc tính, dùng các chất có lượng phóng xạ thấp, ..vv. 72_ Thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu kinh tế xã hội và khả năng của người tiêu dùng. 73_Đánh giá khả năng thiết kế sản phẩm phục vụ nhóm người có thu nhập thấp