Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001/

Một phần của tài liệu Giáo trình ngăn ngừa ô nhiễm và công nghệ sạch potx (Trang 43 - 45)

Chương 4 ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI, HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ ISO 1

4.2.5. Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001/

- Tính đến 31/12/2003 trên toàn thế giới đã có 66.070 chứng chỉ ISO 14001:1996 được cấp tại 113 quốc gia và nền kinh tế, tăng hơn cùng kỳ năm 2002 là 34% và năm 2003 là năm số chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 tăng trưởng cao nhất từ khi tiêu chuẩn được ban hành năm 1996. Tại Việt Nam đến nay đã có trên 70 chứng chỉ ISO 14001:1996. Sau 8 năm áp dụng, tiêu chuẩn ISO 14001 đã bộc lộ được những điểm mạnh, điểm yếu của mình và đã đến lúc cần được xem lại, sửa đổi cho phù hợp với việc áp dụng trong thực tế.

- Theo văn bản số 940 ngày 15/11/2004 của ISO thì Bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 đã có phiên bản mới cho 2 tiêu chuẩn sau đây:

1) ISO 14001:2004 - HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – Qui định kỹ thuật với hướng dẫn sử dụng.

2) ISO 14004:2004 - HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và hỗ trợ kỹ thuật.

- Theo hướng dẫn số GĐ4:2004 ngày 20/12/2004 của Tổ chức chứng thực quốc tế IAF thì quá trình chuyển đổi sang phiên bản mới sẽ kéo đài trong 18 tháng kể từ ngày ban hành tiêu chuẩn. Nghĩa là, sau ngày 15/5/2006, mọi Giấy chứng nhận theo phiên bản cũ đều không còn hiệu lực trên phạm vi toàn cầu.

- So với phiên bản cũ, phiên bản mới ISO 14001:2004 này không có sự thay đổi lớn về nội đung mà chủ yếu là làm rõ hơn các yêu cầu và tăng cường tính tương thích với tiêu chuẩn của ISO 9001:2000. Đo vậy, những doanh nghiệp đã có được chứng nhận ISO 14001:1996 sẽ không phải quá vất vả trong việc cập nhật và nâng cấp hệ thống quản lý môi trường của mình theo yêu cầu của tiêu chuẩn mới.

- Về cơ bản, tiêu chuẩn mới vẫn được thiết kế theo chu trình “Plan – Do – Check – Act” quen thuộc với cấu trúc gồm 4 phần chính:

4.3 - Lập kế hoạch; 4.4 - Thực hiện; 4.5 - Kiểm tra;

4.6 - Xem xét lại của lãnh đạo.

Lập kế hoạch

Về mặt nội đung, điều khoản này không có gì thay đổi lớn với việc chỉ ra đầu vào của công tác lập kế hoạch, bao gồm việc xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa từ các hoạt động, sản phẩm và địch vụ của tổ chức và xác định các yêu cầu về môi trường mà tổ chức cần tuân thủ. Đựa vào đó, tổ chức phải định ra mục tiêu, chỉ tiêu về môi trường và xây đựng các chương trình quản lý môi trường để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đó.

Về mặt hình thức, phần lập kế hoạch trong tiêu chuẩn mới được rút gọn lại từ 4 xuống còn 3 điều khoản (điều khoản 4.3.4 - Chương trình QLMT trong tiêu chuẩn cũ được lồng ghép vào điều khoản 4.3.3 - Mục tiêu, chỉ tiêu môi trường trong tiêu chuẩn mới)

Thực hiện

Phần này về cơ bản vẫn được giữ nguyên với 7 điều khoản giống tiêu chuẩn cũ. Tuy nhiên một số điều khoản trong phần này được viết rõ ràng và cụ thể hơn. Một số điểm cần lưu ý liên quan tới từng điều khoản trong phần này như sau:

Điều khoản 4.4.2 - Đào tạo:Điều khoản này mở rộng phạm vi về đối tượng cần được đào tạo và đảm bảo năng lực liên quan tới môi trường. Phạm vi đào tạo và đảm bảo năng lực đã được mở rộng cho các đối tượng không thuộc quyền quản lý của tổ chức nhưng làm việc trong phạm vi tổ chức (nhà thầu, nhà cung cấp địch vụ... hoạt động trong khuôn viên của tổ chức). Nói cách khác, tổ chức phải đánh giá năng lực, xác định nhu cầu đào tạo và đào tạo cho cả các nhà thầu và mọi nhân viên của mình nhằm đảm bảo họ quản lý và làm chủ được các vấn đề về môi trường liên quan tới các hoạt động của mình.

Điều khoản 4.4.4 liên quan với việc xây đựng hệ thống tài liệu quản lý môi trường cũng được tiêu chuẩn mới mô tả rõ nét hơn với việc đưa ra quy định các loại tài liệu bắt buộc phải có. Ngoài việc yêu cầu tổ chức phải "miêu tả các yếu tố chính của Hệ thống QLMT và mối quan hệ của chúng, viện dẫn tới các tài liệu liên quan" vốn hơi trừu tượng, các loại tài liệu khác buộc phải có đã được nêu cụ thể hơn, bao gồm: Chính sách môi trường, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường, các tài liệu và hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn, các tài liệu và hồ sơ mà tổ chức thấy rằng cần thiết.

Kiểm tra

Phần này gồm 5 điều khoản, tăng so với phiên bản cũ 1 điều khoản. Tuy nhiên điều khoản mới thực chất là được tách từ một phần của điều khoản 4.5.1 trong tiêu chuẩn cũ (điều khoản về Giám sát đo đạc các thông số môi trường đặc trưng từ các hoạt động của tổ chức), trong đó chỉ ra tổ chức phải đánh giá sự tuân thủ pháp luật về môi trường của mình nhằm đảm bảo thực hiện 1 trong 3 cam kết bắt buộc phải đề ra trong chính sách môi trường của tổ chức - Cam kết tuân thủ các yêu cầu về môi trường.

Ngoài ra một thay đổi cần lưu ý nữa liên quan tới điều khoản 4.5.2 trong tiêu chuẩn cũ về xác định sự không phù hợp và đưa ra hành động khắc phục, phòng ngừa (tiêu chuẩn mới là 4.5.3). Trong đó chỉ rõ ngoài việc đưa ra hành động khắc phục sự không phù hợp và nguyên nhân sự không phù hợp nếu không may xảy ra (theo như yêu cầu của tiêu chuẩn cũ) tổ chức còn phải xác định sự không phù hợp tiềm ẩn và đưa ra hành động khắc phục nhằm ngăn chặn không cho sự không phù hợp tiềm ẩn xảy ra.

Xem xét của lãnh đạo

Điều khoản cuối cùng này của tiêu chuẩn đã nêu cụ thể hơn và chỉ ra các đầu vào cần thiết cho quá trình xem xét (kết quả đánh giá nội bộ, những thay đổi, các hành động đưa ra sau lần xem xét trước...) và đầu ra của quá trình xem xét (các quyết định và hành động tương ứng với cam kết cải tiến liên tục).

Một phần của tài liệu Giáo trình ngăn ngừa ô nhiễm và công nghệ sạch potx (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w