của học sinh khiếm thính bậc THCS
Số liệu sơ đồ 2.1 cho thấy, các khía cạnh trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đây là mối tương quan thuận, nghĩa là học sinh khiếm thính bậc THCS có KKTL ở mặt nhận thức sẽ kéo theo những KKTL trong thái độ đối với hoạt động học tập và kỹ năng học tập của mình. Ngược lại, nếu học sinh khiếm thính bậc THCS gặp thuận lợi trong mặt nhận thức sẽ tạo tiền đề cho mặt thái độ cũng như kỹ năng học tập thuận lợi. Kết quả cho thấy, cần có những hoạt động hỗ trợ học sinh về cả ba mặt nhận thức – thái độ – kỹ năng. Bởi lẽ, nếu thiếu đi một hoặc hai trong ba mặt đó thì hoạt động học tập của các em học sinh khiếm thính bậc THCS sẽ khó đem lại kết quả như mong đợi, dẫn tới nhiều trường hợp các em bỏ học giữa chừng. Chính vì vậy, việc giúp học sinh khiếm thính bậc THCS giải quyết được những KKTL trong hoạt động học tập là vấn đề cần sớm được quan tâm. Muốn giải quyết được những KKTL đó, trước hết cần phải nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS.
2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập Nhận thức Nhận thức
Kỹ năng Thái độ
của học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở
Học sinh khiếm thính bậc THCS gặp KKTL trong hoạt động học tập mức độ thường xuyên và các khó khăn này đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra KKTL để từ đó đề xuất biện pháp khắc phục các KKTL, nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh khiếm thính bậc THCS là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa.
a. Nguyên nhân chủ quan gây ra thực trạng những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở.
Nguyên nhân chủ quan gây ra KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS là những nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân các em. Kết quả khảo sát về các nguyên nhân chủ được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 2.10. Đánh giá của học sinh và giáo viên về những nguyên nhân chủ quan gây ra những KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS
STT Nguyên nhân chủ quan Học sinh Giáo viên
ĐTB ĐLTC Thứ bậc ĐTB ĐLTC Thứ bậc 1 Động cơ học tập chưa đủ mạnh và tích cực. 3,39 1,11 7 3,96 0,94 4
2 Thái độ trong học tập chưa
đúng đắn 3,45 1,15 4 3,98 0,89 3 3 Không chủ động, sẵn sàng đón nhận khó khăn, tìm giải pháp khắc phục. 3,40 1,20 6 3,94 0,80 5 4 Thiếu ý chí, nghị lực vượt khó. 3,40 1,13 6 3,94 0,89 5 5
Thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết vấn đề khó khăn một cách hiệu quả. 3,49 1,03 3 4,10 0,80 2 6 Lực học của bản thân còn hạn chế. 3,49 1,13 3 3,92 0,87 6
7 Rụt rè, nhút nhát, ngại trao đổi
và ngại nêu ý kiến của mình. 3,31 1,22 8 3,85 0,95 7 8 Năng lực tư duy và vốn từ phổ
thông bị hạn chế. 3,59 1,16 1 4,25 0,75 1
9 Khả năng thích ứng với môi
trường học tập chưa cao. 3,44 1.02 5 3,49 1,16 9 10 Tự ti, mặc cảm về bản thân. 3,55 1,09 2 3,60 1,24 8
Hầu hết các em học sinh khiếm thính bậc THCS cho rằng các nguyên nhân chủ quan gây ảnh hưởng tới những KKTL mà các em gặp phải trong hoạt động học tập ở mức độ quan trọng điểm trung bình chung là 3,45. Trong từng nguyên nhân nhỏ, có những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới KKTL của các em ở mức quan trọng: động cơ học tập chưa đủ mạnh và tích cực; thái độ học tập chưa đúng đắn; không chủ động, sẵn sàng đón nhận khó khăn, tìm giải pháp khắc phục; thiếu ý chí, nghị lực vượt khó;….Có những nguyên nhân chủ quan gây ảnh hưởng tới KKTL của các em ở mức khá quan trọng: năng lực tư duy và vốn từ phổ thông bị hạn chế (ĐTB =3,59) - đây là nguyên nhân được học sinh đánh giá gây ảnh hưởng tới KKTL của các em nhiều nhất; Tự ti, mặc cảm về bản thân xếp vị trí thứ 2 (ĐTB =3,55). Xếp thứ ba đó là lực học bản thân còn hạn chế (ĐTB = 3,49); thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết vấn đề khó khăn một cách hiệu quả(ĐTB = 3,49). Nguyên nhân chủ quan được học sinh đánh giá ít quan trọng gây ảnh hưởng đến các KKTL trong hoạt động học tập của mình đó là: động cơ học tập chưa đủ mạnh và tích cực xếp ở vị trí thứ 7 và rụt rè, nhút nhát, ngại trao đổi và ngại nêu ý kiến của mình xếp ở vị trí cuối cùng. Kết quả quan sát và phỏng vấn học sinh cho cũng cho thấy có một điểm đáng chú ý như sau: Học sinh khiếm thính bậc THCS chưa thật sự nhận thức được hạn chế của bản thân mình, chưa nhận thức được những hạn chế của bản thân sẽ gây ra các KKTL mà mình gặp phải trong hoạt động học tập, từ đó sẽ có kết quả học tập không cao. Cũng có thể xem đây là nguyên nhân chủ quan quan trọng nhất gây kéo theo những nguyên nhân khác gây nên những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS.
Trong khi đó, ý kiến đánh giá của giáo viên cho rằng các nguyên nhân chủ quan gây ra các KKTL trọng hoạt động học tập của học sính khiếm thính bậc THCS ở mức độ khá quan trọng, điểm trung bình đánh giá ý kiến của giáo viên đó là 3,91. Chỉ có một nguyên nhân được đánh giá ở mức độ quan trọng đó là khả năng thích ứng với môi trường học tập chưa cao. Trong các nguyên nhân chủ quan thì nguyên nhân được giáo viên cho rằng quan trọng nhất gây ra KKTL của học sinh khiếm thính bậc THCS đó là: năng lực tư duy và vốn từ phổ thông bị hạn chế (ĐTB = 4,25). Xếp thứ hai trong các nguyên nhân chủ quan gây ra KKTL của học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở
đó là thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết vấn đề khó khăn một cách hiệu quả (ĐTB = 4,10). Thái độ trong học tập chưa đúng đắn là nguyên nhân chủ quan xếp vị trí thứ ba được giáo viên đánh giá gây ra các khó khăn tâm lý của học sinh (ĐTB = 3,98). Các nguyên nhân chủ quan được cho rằng ít quan trọng gây ra KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở đó là: rụt rè, nhút nhát, ngại trao đổi và ngại nêu ý kiến của mình; tự ti, mặc cảm về bản thân; khả năng thích ứng với môi trường học tập chưa cao. Khi được hỏi về vấn đề này, cô N.T.M.C – phụ trách công tác giảng dạy của trung tâm Nghiên cứu thúc đẩy văn hóa Điếc cho biết “Học sinh khiếm thính tư duy và hiểu vấn đề chậm hơn học sinh nghe bình thường và sự hạn chế về vốn từ Tiếng Việt làm cho các em gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động học tập nói riêng và trong cuộc sống nói chung. Hơn nữa, các em chưa thực sự nhận thức được vai trò bản thân trong việc học nên chưa nỗ lực hết mình để có được kết quả học tập tốt hơn”. Điều này một lần nữa cho thấy nguyên nhân chủ quan của học sinh thực sự ảnh hưởng nhiều tới KKTL của học sinh khiếm thính bậc THCS.
Có sự khác biệt về ý kiến đánh giá mức độ gây ảnh hưởng của các nguyên nhân chủ quan đến KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS. Học sinh cho rằng quan trọng, còn giáo viên thì cho rằng các nguyên nhân chủ quan gây nên những KKTL ở mức độ khá quan trọng. Trong từng biểu hiện, cũng có sự khác nhau giữa ý kiến đánh giá của học sinh và giáo viên, chứng tỏ có sự khác nhau giữa ý kiến, cách nhìn nhận vấn đề của các khách thể. Chỉ có nguyên nhân năng lực tư duy và vốn từ phổ thông bị hạn chế là nguyên nhân được cả học sinh và giáo viên đánh giá ảnh hưởng thường xuyên đến KKTL của học sinh khiếm thính bậc THCS. Điều này cho thấy, đây thực sự là một nguyên nhân quan trọng nổi trội mà cả học sinh và giáo viên quan tâm tới, như đã đề cập ở các phần trước việc hạn chế vốn từ Tiếng Việt và ngôn ngữ ký hiệu còn hạn chế dẫn đến việc tiếp nhận tri thức của học sinh là rất khó khăn và ít hiệu quả, qua đây cũng gợi ý những giải pháp ưu tiên để hỗ trợ khắc phục khó khăn và nâng cao vốn từ cho học sinh.
Để giải thích thêm cho nguyên nhân chủ quan dẫn đến KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS, chúng tôi tiến hành khảo sát học sinh và
giáo viên về thời gian tự học mỗi ngày của học sinh khiếm thính bậc THCS, kết quả thu được như sau:
Biều đồ 2.2. Đánh giá về thời gian tự học của học sinh khiếm thính bậc THCS
Học sinh khiếm thính bậc THCS đánh giá thời gian tự học mỗi ngày của mình chủ yếu là dưới 30 phút với tỉ lệ 25% và khoảng 30 phút mỗi ngày với tỉ lệ 25%. Thời gian tự học 1 giờ mỗi ngày chiếm tỉ lệ 22%, 2 giờ mỗi ngày chiếm tỉ lệ 12% và 3 giờ mỗi ngày chỉ chiếm tỉ lệ 7%. Như vậy, thời gian tự học của học sinh là quá ít, thậm chí không dành thời gian cho việc tự học với tỉ lệ 9%. Kết quả hoạt động nói chung và kết quả học tập nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào việc tự cố gắng, tự vận động, tự học của học sinh. Trong khi đó, với thời gian học tập ít ỏi, học sinh khiếm thính bậc THCS không thể hoàn thành bài tập về nhà, không dành thời gian cho việc chuẩn bị bài mới, không có thời gian học bài cũ và tìm kiếm thêm tài liệu tham khảo bổ sung kiến thức cho các môn học. Kết quả này cũng cho thấy, các em không nhận được sự quan tâm đúng mức của thầy cô, cha mẹ. Đối với những em ở ký túc xá thì các em cũng không có cán bộ quản lý đốc thúc, không có cố vấn học tập để tư vấn các em trong việc quản lý thời gian hợp lý và đặc biệt là việc phân chia thời gian tự học, tự nghiên cứu.
Các số liệu thu được cho thấy thời gian tự học của học sinh khiếm thính bậc 12% 25% 25% 22% 9% 7%
THCS là rất ít. Lý giải một phần lý do là chương trình học của các em tập trung và dàn trải cả ngày, thời gian lên lớp nhiều làm ảnh hưởng đến thời gian tự học của các em. Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất là thái độ tự giác trong học tập của các em học sinh khiếm thính bậc THCS chưa cao, thực tế cho thấy có nhiều học sinh ngoài giờ học ở lớp hầu như không dành thời gian hoặc dành rất ít thời gian cho việc tự học, nhiều em để lãng phí thời gian cho việc sử dụng mạng xã hội, đi chơi với bạn bè, tham gia các nhóm xã hội,… Qua phỏng học sinh chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến cho rằng việc tự học của học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở hiện nay chưa tốt, có nhiều trường hợp học sinh lười học bài cũ và không chuẩn bị bài trước khi đến lớp, thời gian tự học của học sinh còn hạn chế và học sinh chưa thực sự tự giác, tích cực trong hoạt động học tập. Số liệu trên một lần nữa cho thấy, học sinh chưa biết cách tổ chức hoạt động học tập hợp lý. Học sinh còn thiếu các kỹ năng sống độc lập, nên lúng túng trong việc tổ cức đồi sống cá nhân và các hoạt động phù hợp, thêm vào đó là do học sinh chưa có phương pháp học tập hợp lý,… Việc có dành ít thời gian tự học mỗi ngày của học sinh là một trong những nguyên nhân chủ quan góp phần gây những KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS.
b. Nguyên nhân khách quan gây ra thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở
KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS không chỉ bị nguyên nhân chủ quan gây ra, mà còn rất nhiều nguyên nhân khách quan từ bên ngoài tác động. Kết quả khảo sát về nguyên nhân khách quan được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.11. Đánh giá của học sinh và giáo viên về những nguyên nhân khách quan gây ra những KKTL trong hoạt động học stập của học sinh khiếm thính bậc THCS
STT Nguyên nhân khách
quan
Học sinh Giáo viên
ĐTB ĐLT C Thứ bậc ĐT B ĐLT C Thứ bậc 1
Cơ sở vật chất, điều kiện học tập của trường chưa
được đảm bảo. 3,30 1,19 9 3,60 1,08 9 2 Nhà trường chưa có hệ thống cố vấn học tập hỗ trợ học sinh. 3,48 1,22 4 3,78 1,01 6
3 Khối lượng kiến thức tiếp
thu quá lớn. 3,35 1,17 7 3,81 0,92 5
4
Nội dung kiến thức quá khó, ít hấp dẫn, thiếu liên hệ thực tế.
3,33 1,07 8 3,89 0,89 4
5
Thời lượng học trên lớp ít không đủ thời gian giải quyết các vấn đề khó khăn.
3,42 1,12 5 3,61 0,92 8
6
Phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa phù hợp, không tạo được hứng thú học tập.
3,53 1,07 3 3,92 0,93 3
7 Bầu không khí lớp học chưa tích cực 3,36 1,13 6 3,67 0,98 7 8
Thiếu quan tâm, định hướng, động viên từ giáo
viên, gia đình, bạn bè. 3,53 1,09 3 4,01 0,82 2 9 Điều kiện kinh tế gia đình
khó khăn. 3,59 1,19 2 3,67 1,15 7
10
Sự khác biệt giữa ngôn ngữ ký hiệu và tiếng Việt, thiếu môi trường để rèn luyện và tích lũy vốn từ tiếng Việt.
4,01 0,89 1 4,36 0,93 1
Điểm trung bình chung 3,49 3,83
Học sinh khiếm thính bậc THCS cho rằng các nguyên nhân khách quan đều gây ra KKTL trong hoạt động học tập ở mức độ quan trọng với điểm trung bình chung là
3,49. Trong từng nguyên nhân chi tiết, có những nguyên nhân chỉ gây khó khăn ở mức
độ quan trọng: cơ sở vật chất, điều kiện học tập của trường chưa được đảm bảo; nhà trường chưa có hệ thống cố vấn học tập hỗ trợ học sinh; khối lượng kiến thức tiếp thu quá lớn; nội dung kiến thức quá khó, ít hấp dẫn, thiếu liên hệ thực tế; thời lượng học trên lớp ít không đủ thời gian giải quyết các vấn đề khó khăn; bầu không khí lớp học chưa tích cực. Và có cả những nguyên nhân gây ra khó khăn ở mức độ khá quan trọng: phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa phù hợp, không tạo được hứng thú học tập; thiếu quan tâm, định hướng, động viên từ giáo viên, gia đình, bạn bè; điều kiện kinh tế gia đình khó khăn; sự khác biệt giữa ngôn ngữ ký hiệu và tiếng Việt, thiếu môi trường để rèn luyện và tích lũy vốn từ tiếng Việt.
Trong các nguyên nhân khách quan được đánh giá, học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở cho rằng: Sự khác biệt giữa ngôn ngữ ký hiệu và Tiếng Việt, thiếu môi trường để rèn luyện và tích lũy vốn từ tiếng Việt (ĐTB = 4,01) là nguyên nhân khách quan quan trọng nhất gây ra KKTL trong hoạt động học tập của các em. Việc khác biệt giữa ngôn ngữ ký hiệu và Tiếng Việt gây khó khăn cho học sinh rất lớn. Ngôn ngữ ký hiệu và Tiếng Việt có ngữ pháp trái ngược nhau, hơn nữa hiện tại lượng từ vựng ngôn ngữ ký hiệu còn hạn chế, nhiều từ không có ký hiệu riêng buộc học sinh phải đánh vần bằng chữ cái. Một số học sinh khiếm thính được học ngôn ngữ ký hiệu trước khi vào cấp THCS sẽ thuận lợi hơn những học sinh khiếm thính chưa có hoặc hạn chế ngôn