Năng lực cốt lõi của VietnamAirlines

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá các nguồn lực, năng lực của doanh nghiệp Vietnam Airlines và nhận dạng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và xây dựng mô thức IFAS của doanh nghiệp (Trang 28 - 31)

2.3.1 Năng lực cốt lõi của Vietnam Airlines

2.3.1.1 Năng lực cốt lõi trong việc quản trị nhân lực:

Vietnam Airlines có sự quản lý chặt chẽ và tận dụng được tối đa các nguồn lực của hãng là cách mà hãng sẵn sàng ứng phó với mọi thay đổi của môi trường kinh doanh(S4). Nguồn lao động Vietnam Airlines tiếp tục theo xu hướng trẻ hóa và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là lao động đặc thù như phi công, tiếp viên, kỹ sư và thợ kỹ thuật máy bay được chú trọng phát triển về số lượng lẫn chất lượng, từng bước giảm tỉ lệ sử dụng lao động nước ngoài, đáp ứng tốt các yêu cầu sản xuất kinh doanh và hoạt động vận tải hàng không. Để đạt được kết quả tốt là do Vietnam Airlines đã sử dụng hiệu quả lao động, tổ chức lại bộ máy, duy trì ổn định và điều hành linh hoạt đội ngũ lao động, chú trọng đào tạo phát triển lao động đặc thù (phi công, kỹ sư kỹ thuật máy bay). Việc tuyển chọn đội ngũ lao động cũng được xem xét và tuyển chọn kỹ càng, tiêu chuẩn khắt khe. Qua đó, dù số lượng chuyến bay, hành khách tăng nhưng lượng lao động Vietnam Airlines không tăng nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, phục vụ hành khách an toàn. Vietnam Airlines luôn tăng cường năng lực đào tạo phát triển nhân lực để góp phần thay đổi năng lực của toàn hệ thống. Công ty biết được rằng nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành bại của mình, phải đào tạo được nguồn nhân lực tốt, tiềm năng, tạo cho họ những động lực để họ có thể phát huy hết khả năng, năng lực của họ, từ đó cống hiến hết mình cho mục tiêu của Vietnam Airlines.

2.3.1.2 Năng lực cốt lõi về cải tiến dịch vụ:

Đối với một hãng hàng không việc tạo ra được những sản phẩm dịch vụ tốt, chất lượng mà chi phí thấp là một việc không dễ dàng. Bởi khách hàng không chỉ tập trung ở một phân khúc thị trường nhất định, còn phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính của từng nhóm khách hàng, mà từ đó hãng đưa ra những loại hình sản phẩm dịch vụ phù hợp mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của mọi tầng lớp khách hàng, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm chăm sóc tận tâm, tận lực trên nền tảng an toàn tuyệt đối và phát triển bền vững. Trước sự bùng nổ của các hãng hàng không giá rẻ, để có thể không bị thua kém thì Vietnam Airlines đã không ngừng thay đổi, cải tiến chất lượng dịch vụ tạo ra được những sản phẩm mới, triển khai các quy trình thử nghiệm và cuối cùng là tìm cách cắt giảm được chi phí mà vẫn giữ được chất lượng ổn định(S3). Không phải giá vé mà chất lượng dịch vụ khi bay mới là yếu tố quan trọng quyết định hành vi khách hàng. Vietnam Airlines đang có các sản phẩm bao phủ mọi phân khúc khách hàng, bên cạnh

việc triển khai phân khúc giá rẻ hãng cũng tập trung vào phát triển dịch vụ trung và cao cấp theo tiêu chuẩn 4 sao quốc tế, và hãng đã được đánh giá cao cho loại hình sản phẩm dịch vụ này. Sản phẩm của hãng có chất lượng tốt, tiêu chuẩn sản phẩm tốt trên đường bay, tiêu chuẩn dịch vụ trên chuyến bay và tại sân bay tốt. Hãng được đánh giá là có thiết kế khoang Thương gia đẹp nhất trên Boeing 787- 9 và Airbus A350-900. Điểm cộng về chất lượng dịch vụ đã đem lại sự tăng trưởng tích cực về lượng khách cho Vietnam Airlines. Với chất lượng dịch vụ 4 sao, Vietnam Airlines có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối trong phân khúc khách hàng trung bình và cao cấp.

2.3.1.3 Năng lực cốt lõi về hợp tác của Vietnam Airlines:

Để nâng cao lực đáp ứng nhu cầu đi lại của thị trường trong nước vào quốc tế và nội địa thì Vietnam Airlines đã không ngừng hợp tác với các hãng hàng không trên thế giới. Vietnam Airlines hiện đang là hãng hàng không trong nước có mạng lưới bay rộng lớn nhất và tần suất khai thác dày đặc với lịch bay nối chuyến thuận tiện. Hãng đã ký kết các hợp đồng liên doanh với nhiều nước trên thế giới để mở rộng đường bay (S8)(cụ thể là đã ký hơn 89 hợp đồng liên doanh với các đối tác trong khu vực như: Korean Air, China Airlines, Japan Airlines,...hiện nay hãng đang trực tiếp khai thác 97 đường bay với 20 điểm đến trong nước và 35 điểm đến quốc tế chủ yếu thuộc các khu vực như Đông Nam Á, Đông Á, châu Âu và châu Đại Dương. Vietnam Airlines có thị trường chiếm 48% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, đây là điều mà ít hãng trong nước có được. Công ty có lợi thế trong việc đàm phán trao đổi slot (thời gian đến và đi từ một sân bay dành cho một máy bay vào một thời gian nhất định) tại các sân bay Việt Nam và sân bay quốc tế khi có nhu cầu tăng tần suất bay hoặc mở các tuyến bay mới trong nước. Thời đỉnh điểm của dịch Covid-19 bùng phát, Vietnam Airlines đã nhận được sự tin tưởng và tín dụng của Chủ tịch nước về việc triển khai tổ chức các chuyến bay để đón đồng bào của mình đang làm việc tại nước ngoài có nhu cầu trở về Việt Nam.

Công ty đã khai thác tốt lợi thế kinh doanh của mình về hợp tác và phát triển với các hãng hàng không trong khu vực và quốc tế, nhờ đó thu hút được khách hàng sử dụng dịch vụ của mình và đem lại lợi thế cạnh tranh hiếm có tại thị trường nội địa.

2.3.1.4 Năng lực cốt lõi trong lĩnh vực Marketing:

Một phần nhờ chiến lược Marketing mà Vietnam Airlines đã trở thành hãng hàng không top 1 Việt Nam. Tuy không rầm rộ nhưng vẫn khẳng định được đẳng cấp của hãng hàng không quốc gia. Các hoạt động xúc tiến kinh doanh của Vietnam Airlines được thực hiện đồng bộ và nhất

quán, sử dụng nhiều biện pháp xúc tiến để tác động vào tâm lý người tiêu dùng dịch vụ hàng không. Những yếu tố giúp chiến lược Marketing Vietnam Airlines là năng lực cốt lõi:

- Định vị đẳng cấp ngay từ đầu: Vietnam Airlines được gọi với tên ưu thế hơn các đối thủ khác là “Hãng hàng không quốc tế Việt Nam”. Với tên gọi này thì hãng dễ dàng định vị thương hiệu, thu hút một lượng khách hàng tin tưởng vào dịch vụ mang thương hiệu quốc gia. Hãng tuân thủ nghiêm ngặt quy định đã hứa như ban đầu cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cấp. Trong cách nhận diện thương hiệu, Vietnam Airlines sử dụng các tông màu nhã nhặn, trưởng thành, đậm chất Việt Nam khi sử dụng trang phục truyền thống là áo dài cho tiếp viên nữ và áo vest cho tiếp viên nam để thể hiện sự chuyên nghiệp. Vietnam Airlines xây dựng hình tượng qua thời gian trước, rồi thu hút khách hàng bằng chất lượng và uy tín.

- Số lượng đại lý trên toàn cầu: Vietnam Airlines không chỉ mở rộng mạng lưới đại lý trong nước và còn ở 4 châu lục với thành tích vô cùng ấn tượng. Tính đến năm 2016 tổng đại lý của Vietnam Airlines lên tới 10.240 phòng vé. Chiến lược marketing trong việc phân phối đại lý nhiều như thế là để phủ sóng thương hiệu đến với khách hàng. Bên cạnh các kênh phân phối trực tiếp thì Vietnam Airlines cũng rất chú trọng đến áp dụng công nghệ thông tin vào quy trình bán vé qua trang website của hãng để mang đến trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng. Website thiết kế đẹp mắt, dễ nhìn, tiếp cận nhanh đến khách hàng mục tiêu. Các trang được hãng sử dụng triệt để như Traveloka hay Booking…giúp khách hàng tiếp cận những chuyến bay đa dạng hơn, mọi khách hàng có thể mua vé Vietnam Airlines bất kỳ đâu. Đây là bước đi đúng đắn về kênh phân phối trong chiến lược marketing của Vietnam Airlines.

- Sử dụng Marketing xây dựng hình ảnh “sạch”: Vietnam Airlines truyền thông trên khá nhiều kênh nhưng tập trung vào 3 kênh:

➢ Quảng cáo báo chí: là phương tiện quảng cáo hữu hình nhắm vào phân khúc khách hàng thương gia. Hãng chọn những đầu báo hàng đầu trong nước và nước ngoài để quảng bá dịch vụ của mình.

➢ Quảng cáo trên truyền hình: vì chi phí khá cao, nên hãng chỉ sử dụng những video ngắn trên kênh quốc gia.

➢ Quảng cáo qua Internet: quảng cáo qua trang web chính thức, đóng vai trò to lớn trong tổng thể chiến lược Marketing.

- Hãng xây dựng hình ảnh hướng về cộng đồng, giúp đỡ xã hội và tham gia các sự kiện mang tầm quốc gia.

2.3.2. Đánh giá:

Thông qua những năng lực trên cho thấy doanh nghiệp Vietnam Airlines đi đúng hướng trong phát triển doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu hội nhập ngày càng cao của nền kinh tế. Với những dịch vụ chăm sóc tận tình của hãng khách hàng cảm thấy thoải mái, hài lòng, có hứng thú khi sử dụng dịch vụ của khách hàng. Từ đó tạo được thiện cảm với khách hàng. Bên cạnh đó là những năng lực cốt lõi khách cũng chính là điều VNA tạo ra sự khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh cũng như tạo ấn tượng với khách hàng. Tuy nhiên vẫn có những lý do kiềm chế sự phát triển của Vietnam Airlines trước sự cạnh tranh ngày càng lớn của thị trường trong và ngoài nước. Vietnam Airlines cần nghiêm túc đổi mới quản lý, tăng hiệu suất, kiểm soát.

Trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, công ty vẫn rất nỗ lực để thực hiện tốt các năng lực của mình đặc biệt là phát huy năng lực cốt lõi như chăm sóc các khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới bằng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, marketing rộng rãi... của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá các nguồn lực, năng lực của doanh nghiệp Vietnam Airlines và nhận dạng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và xây dựng mô thức IFAS của doanh nghiệp (Trang 28 - 31)