5. TÀI LIỆU ĐỌC
2.3.3. Giá trị kinh tế từ hoạt động tái chế
Với nền kinh tế đang phát triển và thu nhập chưa cao, các đô thị ở Việt Nam đã hình thành mạng lưới phân loại và thu gom phế liệu rất rộng lớn và đa dạng. Việc tận dụng chất thải thành các nguồn nguyên liệu cho các ngành sản xuất, năng lượng, bên cạnh sự đóng góp cho tăng trưởng kinh tế còn góp phần giảm khai thác tài nguyên và nhiên liệu không tái tạo.
Trong CTRSH có một lượng lớn thành phần có thể tái chế với giá trị kinh tế cao. Ví dụ, theo nghiên cứu của Nguyễn Trung Việt (2012), trong gần 9.000 tấn CTRSH thu gom được mỗi ngày tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phần hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học (chất thải thựcphẩm, xác động thực vật) chiếm khoảng 50 - 65% khối lượng (ướt) tương đượng với khối lượng 4.500 - 5.850 tấn chất hữu cơ phát sinh mỗi ngày, nếu toàn bộ khối lượng chất thải hữu cơ này được đưa vào chế biến compost có hể thu được 750 - 1.000 tấn compost, với giá bán 400.000 - 500.000 đồng/tấn compost, khối lượng compost thành phẩm có giá trị khoảng 300 - 500 triệu đồng. Trên cơ sở các số liệu nghiên cứu và thực tế với áp dụng công nghệ sinh học kỵ khí (ướt), mỗi một tấn chất thải hữu cơ có khả năng sản xuất 80 - 200 m3khí sinh học (biogas) và khoảng 1,5 tấn phân hữu cơ lỏng. Chọn thông số tính toán là 120 m3 khí sinh học/ tấn chất thải hữu cơ thì từ khối lượng chất thải hữu cơ nói trên (4.500 - 5.850 tấn/ngày) có thể sản xuất khoảng 540.000 - 702.000 m3khí sinh học với hàm lượng khí metan chiếm 50 - 65% và 7.000 - 9.000 tấn phân hữu cơ lỏng (Nguyễn Trung Việt, 2012).
Về quy mô, thực tế cho thấy hoạt động tái chế có thể thực hiện cả ở quy mô nhỏ, lẻ (hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn…) và cả ở quy mô lớn (trạm, nhà máy). Trong quá trình tái chế, chi phí nhân công, năng lượng, hoá chất và xử lý môi trường nhiều hơn, nhưng giá bán sản phẩm tái chế thấp hơn nên cần sự hỗ trợ về chính sách của Nhà nước (tiền thuê đất, thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, vay vốn đầu tư…). Những khó khăn này dẫn đến số lượng doanh nghiệp tá chế khôn nhiều.
Ngoài ra, theo quy luật của kinh tế thị trường, chỉ có các loại chất thải có giá trị cao mới được tái chế nên người thu gom phế liệu chỉ thu gom các loại chất thải có giá trị tái chế cao.
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ THAY ĐỔI THÓI QUEN SỬ DỤNG SẢN PHẨM TỪ NHỰA VÀ NI LÔNG SANG CÁC VẬT LIỆU THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm từ nhựa và ni lông sang các vật liệu thân thiện với môi trường.