5. TÀI LIỆU ĐỌC
3.2.2.7. Phương pháp tổ chức câu lạc bộ (hoạt động nhóm theo sở thích)
a. Khái niệm
Phương pháp tổ chức CLB thực chất là phương pháp tổ chức HĐ nhóm SV theo sở thích, là cách thức nhà giáo dục tập hợp những SV cùng sở thích, sở trường hoặc năng khiếu về một lĩnh vực hoặc chuyên đề nhất định, tổ chức SV HĐ cùng nhau để phát triển sở trường, năng khiếu về các lĩnh vực yêu thích đó.
Một số đặc trưng của CLB trường học: CLB là loại hình HĐ tự nguyện, tự chọn, không bắt buộc, là nơi tập hợp SV cùng sở thích, có nhiều độ tuổi, nhiều giới với nhiều cương vị khác nhau nhằm một mục đích nhất định và thường được tổ chức ngoài giờ chính khoá; CLB vừa là một tổ chức của các tổ chức đoàn thể SV, vừa là một phương thức HĐ để hỗ trợ giải quyết hàng loạt vấn đề phức tạp và quan trọng của SV; CLB là nơi có những HĐ phong phú, phù hợp với các nhu cầu lợi ích của thanh thiếu niên, tạo môi trường cho sáng kiến tài năng và năng khiếu của thanh thiếu niên được bộc lộ, phát triển. Bên cạnh đó, định hướng giá trị mới, tạo điều kiện mới cho thanh thiếu niên trưởng thành về mọi mặt.
b. Cách tiến hành Bước 1: Chuẩn bị
-Khảo sát nhu cầu, nguyện vọng của SV về việc tham gia CLB (chú trọng xác định
loại hình yêu thích, thời gian, mức độ tham gia…);
- Thống nhất loại hình CLB;
- Thành lập ban đại diện CLB lâm thời;
- Tuyên truyền và lập danh sách thành viên;
- Xác định cơ sở vật chất, tài chính, nội dung, văn bản, thời gian, địa điểm… ra mắt
CLB.
Bước 2: Tổ chức ra mắt câu lạc bộ
-Khai mạc, tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu;
-Đọc quyết định thành lập CLB và Ban Chủ nhiệm CLB;
-Giới thiệu nội quy, quy chế CLB;
đến
-Đại diện nhà trường phát biểu ý kiến, giao nhiệm vụ;
- Tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ chào mừng (có thể xen kẽ từ khâu mở đầu
các HĐ).
Bước 3: Triển khai câu lạc bộ
- Lập kế hoạch HĐ của CLB theo thời gian;
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên;
- Chuẩn bị nội dung, hình thức tổ chức, điều kiện cần thiết cho HĐ CLB theo
tháng, quý;
- Tổ chức các CT HĐ theo kế hoạch CLB;
- Đánh giá rút kinh nghiệm HĐ theo CT CLB.
c. Định hướng sử dụng
Mục đích của CLB nhằm phát huy NL, năng khiếu, sở trường..., định hướng nghề nghiệp SV. Mặt khác, cũng nhằm củng cố, mở rộng cho SV những tri thức, kĩ năng sống cần thiết để vận dụng vào thực tiễn đời sống xã hội, góp phần phát triển và hoàn thiện nhâncách. Các PC, NL được hình thành trong loại hình và phương thức CLB rất phong phú và đa dạng, trong đó thể hiện rõ nét nhất là trách nhiệm, tự học và tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; thiết kế và tổ chức HĐ; định hướng nghề nghiệp...
Nội dung sinh hoạt CLB trường học rất đa dạng theo các loại hình như: CLB văn hóa nghệ thuật, CLB thể dục thể thao, CLB học thuật, CLB HĐ thiện nguyện…. Trong mỗi loại hình CLB theo nhóm sở thích, năng khiếu, nhu cầu SV đều có thể vận dụng phối hợp nhiều phương pháp tổ chức cụ thể như: tuyên truyền, cổ động, triển lãm, báo tường, pa nô, phát thanh; tọa đàm, hội thảo, diễn đàn, sinh hoạt chủ đề; trình bày, báo cáo, diễn giảng, hùng biện; truyền thông, sân khấu hóa; tổ chức các hội thi, cuộc thi…CLB vừa là một loại hình tổ chức, vừa là một phương thức HĐ của tập thể SV có ý nghĩa rất tích cực trong việc phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của SV, tạo điều kiện, môi trường cho SV phát huy NL, sở trường, thiên hướng cá nhân, thoả mãn các nhu cầu HĐ và tự thể hiện, tự khẳng định. Nội dung và phương pháp tổ chức CLB rất đa dạng và phong phú đòi hỏi phải có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo của nhà giáo dục phù hợp hoàn cảnh địa phương, nhà trường.
d. Điều kiện sử dụng
- Thực hiện trên tinh thần tự nguyện tham gia của SV, không mang tính bắt buộc.
- Được sự đồng ý của cha mẹ SV.
- Nhà trường phải có lực lượng hỗ trợ cho ban chủ nhiệm và các thành viên trong
CLB HĐ. Các hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN nói trên được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với bốn loại hình HĐ chủ yếu là: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, HĐGD theo chủ đề, HĐ CLB với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng GD trong và ngoài nhà trường như: GV chủ nhiệm lớp, GV môn học, cán bộ tư vấn tâm lí học đường, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, cán bộ quản lí nhà trường, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
3.3. Hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức từ đó thay đổi hành vi sử dụng các sản phẩm từ nhựa và ni lông