Tất nhiên, nếu bạn mắc bệnh hiểm nghèo hoặc phải sống chung với khuyết tật nặng nề như khuyết tật của tôi, thì sẽ không có sự phục hồi.
Có những người phải sống chung với bệnh tật hoặc khuyết tật trong suốt cuộc đời. Bạn có thể cứu mình khỏi tình trạng chìm đắm trong cảm giác tủi thân, tự ti, cay đắng, giận dữ, hoặc là chấp nhận thách thức và tận dụng một cách tối đa cơ hội để làm những gì tốt nhất có thể trong khi thời gian trôi đi.
Tôi đã nhận được sự chú ý và sự đánh giá cao nhờ cái cách tôi lựa chọn để sống và phục vụ người khác mặc dù tôi không có chân, không có tay. Nhưng trong cuộc đời cũng còn có rất nhiều người khác đang âm thầm đối mặt với những thách thức về bệnh tật với sự biết ơn, lòng can đảm và niềm tin có sức lan tỏa.
Rebekah Tolbert sinh ra đã phải chịu thách thức về sức khỏe lớn hơn khuyết tật của tôi nhiều. Cô là đứa trẻ sinh non, rất yếu, chào đời trong tình trạng phải cấp cứu trong một gia đình bị ám ảnh vì bạo hành. Khi chào đời cô nặng chưa tới 1,5 kg, nhưng theo bản năng cô níu chặt lấy sự sống. Mỗi ngày cô sống dường như lại mang đến cho cô nhiều thách thức hơn. Cuối cùng Rebekah được chẩn đoán bị bại não thể liệt cứng. Cha mẹ cô ly hôn, nhưng mẹ cô, Laurena, đã truyền cho Rebekah nhận thức rằng Chúa luôn yêu thương cô.
Tràn đầy niềm tin, Rebekah lớn lên với một tinh thần lạc quan và thái độ vui vẻ đáng kinh ngạc. Thay vì cảm thấy mình giống một nạn nhân, cô trở thành người chiến thắng những thách thức và là người có thể chữa lành vết thương cho những người khác. Khi còn đang học phổ thông, cô đã tổ chức chiến dịch quyên góp để giúp đỡ những người tị nạn ở
Afghanistan. Cô đi quyên góp bằng xe ba bánh và cô đi đủ xa để quyên góp được mười lăm nghìn đô la cho mục tiêu trên.
Để thực hiện một dự án của lớp mình ở trường trung học, Rebekah đã hợp tác với tổ chức mang tên Wheels for the World (Xe lăn cho thế giới) và thực hiện việc thu thập những chiếc xe lăn đã qua sử dụng cũng như những trang thiết bị y tế khác để tặng cho các nạn nhân của trận động đất ở Haiti năm 2010. Thái độ tích cực và lòng nhiệt tình của cô đã mang đến cho cô rất nhiều bạn mới ở trường học. Cô đã tìm đến với những người khác, và hầu hết họ đều đáp lại tính tình cởi mở và dễ gần của cô.
Nhưng rồi Rebekah cũng phải trải qua những thách thức giống như những thách thức mà tôi đã gặp phải khi ở tuổi của cô. Những năm của tuổi mới lớn là giai đoạn đầy thách thức đối với bất cứ ai, và giai đoạn đó đặc biệt khó khăn đối với những người khuyết tật như chúng tôi. Khi tinh thần và thể xác của bạn tiến tới sự trưởng thành và thay đổi nhanh chóng, có những thay đổi về hóa học xảy ra trong cơ thể và những thay đổi đó cũng góp phần làm gia tăng cảm xúc. Đó là một môi trường không ổn định bởi vì các bạn học và bạn bè của bạn nói chung đang trải qua những sự thay đổi tương tự. Ai cũng cố xác định xem mình có hợp với xung quanh hay không, mình hợp với nơi nào, và tương lai của mình sẽ ra sao.
Ở cái tuổi đó tôi hiểu ra rằng có những điều các bạn học của tôi có thể làm nhưng tôi không thể, dù tôi có huy động toàn bộ lòng quyết tâm và niềm tin trong tôi. Tôi cũng phải chịu đựng sự bắt nạt, sự thô tục và tàn nhẫn của những học sinh khác trong suốt những năm tôi ở tuổi mới lớn. Mặc dù đó thường chỉ là những lời bình phẩm thiếu suy nghĩ hoặc sự gây cười lố bịch của ai đó, tôi đã phải đấu tranh để vượt lên cảm giác bị tổn thương và thiếu tự tin.
Rebekah đã trải qua những thách thức tương tự. Việc bước vào trường trung học mang đến cho cô những niềm vui mới, những người bạn mới, những thách thức mới cũng như cảm giác tăng lên về sự khác biệt của mình so với những người đồng trang lứa. Thái độ vui vẻ của cô đã kéo các bạn chung lớp đến với cô, nhưng có một số người không thoải mái trước sự có mặt của cô. Một số người đưa ra những lời bình phẩm gây tổn thương hoặc từ chối nỗ lực kết bạn của cô.
Những lời bình phẩm và sự từ chối đó khiến cô đau đớn. Rebekah cố gắng duy trì sự lạc quan và vui vẻ, nhưng cô bắt đầu phải đấu tranh với cảm giác tự ti và thất vọng.
Thật không may, trong cuộc sống đôi khi xảy ra chuyện con người làm cho nhau thất vọng và bị tổn thương. Mặc dù Rebekah đã rất nỗ lực để học tập tốt ở trường và trở thành một trong những lãnh đạo của lớp, đến thời điểm tốt nghiệp trung học cô nhận thấy mình lại rơi vào bế tắc. Cô luôn mong chờ ngày tốt nghiệp và cô đã lên kế hoạch chia sẻ lời nguyện cầu của mình với mọi người tại lễ tốt nghiệp. Nhưng vì vấn đề thủ tục, ban giám hiệu nhà trường quyết định rằng cô không đủ tư cách để tốt nghiệp, và cô không được phép ngồi cùng với các bạn trong buổi lễ tốt nghiệp.
Đó là một cú đấm tàn nhẫn giáng xuống Rebekah. Từ lâu cô đã hằng mơ về lễ tốt nghiệp cũng như vai trò của cô tại sự kiện đó. Trong giai đoạn đó cô cũng phải đương đầu với những mất mát to lớn, bắt đầu bằng sự qua đời của người bà thân yêu của cô, tiếp đó là sự ra đi mãi mãi của chín người bạn của cô vì bệnh bạch cầu, bệnh Parkinson, ung thư não và tự sát.
Rebekah cảm thấy mình bị dồn đuổi bởi nỗi đau ghê gớm. Sự chán nản phủ bóng đen lên đời sống tinh thần của cô, che khuất khả năng suy nghĩ, giam hãm niềm tin của cô. Kẻ thù của tâm hồn cô giành được thế đứng vững chắc. Cô gái trẻ năng động và sôi nổi đã dành nhiều thời gian để tìm ra nhiều cách giúp đỡ người khác bỗng mất đi tất cả sự quan tâm dành cho cuộc sống của chính mình. Mỗi ngày đối với cô dường như lại u ám hơn ngày đã qua. Những giọng nói tiêu cực ám ảnh ý nghĩ của cô: Mi là một gánh nặng. Không ai thực sự quan tâm đến mi hết. Tất cả mọi người chỉ thương hại một đứa con gái tàn tật như mi thôi.
Cô bị thôi thúc bởi ý định tự sát. Một hôm cô thấy mình đứng nhìn trân trân vào ngăn để dao kéo trong bếp và nghĩ đến một kế hoạch tự sát trong khi mẹ cô vắng nhà.
Những người thân yêu của Rebekah cố gắng cứu cô khỏi sự tuyệt vọng. Mẹ cô khăng khăng rằng cô nên đi nhà thờ vào các ngày chủ nhật. Thường thì Rebekah là người đầu tiên ra khỏi cửa để đi lễ nhà thờ. Giờ đây thậm chí cô không muốn ra khỏi giường nữa. Mẹ cô cố thúc giục cô. Bà chắc chắn rằng Chúa vẫn ở bên Rebekah. Cô cần phải có mặt trong ngôi nhà của Chúa, giữa những người của Chúa.
Bà Laurena đã giúp Rebekah ra khỏi giường, giúp cô thay quần áo và giúp cô ngồi vào xe lăn. Họ lái xe tới nhà thờ. Rebekah vẫn im lặng, chìm trong tâm trạng ủ ê. Khi họ bước vào thánh đường, mẹ cô đưa tay với lấy một tập thông tin của nhà thờ. Một tờ giấy rơi khỏi tập thông tin đó, tờ thông báo về một sự kiện.
Mẹ của Rebekah nhìn thấy một khuôn mặt quen quen trên tờ thông báo. Đó là một người mà trước khi rơi vào tình trạng chán nản này con gái bà thường ngắm nhìn để cảm thấy được truyền cảm hứng. Nước mắt lưng tròng, bà Laurena đưa cho Rebekah tờ thông tin có ảnh của tôi cùng với thông báo cho biết rằng tôi sẽ đến diễn thuyết tại lễ tốt nghiệp ở trường của cô, buổi lễ mà cô không được tham gia.
“Con vẫn nghĩ rằng Chúa đã quên con ư?”, Laurena hỏi con gái.
Rebekah thường xem các video của tôi, và cô thường cầu nguyện rằng một ngày nào đó cô sẽ được gặp tôi, bởi vì cô cũng nuôi trong lòng ước mơ chia sẻ niềm tin và truyền cảm hứng cho người khác. Nhiều người nói với tôi rằng chỉ riêng hình ảnh của tôi thôi đã có thể tạo ra ảnh hưởng đối với người khác. Không phải lúc nào tôi cũng chắc chắn rằng người ta nói thế là muốn nói tới ảnh hưởng tốt! Nhưng trong trường hợp này thì quả là tốt thật.
Lần đầu tiên trong nhiều tháng trời, Rebekah cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng. Cảm giác thanh thản tràn về, xua đi những ý nghĩ tiêu cực và cảm giác tủi thân. Cô nói với mẹ rằng cô muốn dự buổi lễ tốt nghiệp.
Sau khi tôi thực hiện bài diễn thuyết ngày hôm đó, Rebekah và mẹ của cô đã tới nói chuyện với tôi. Bà Laurena kể với tôi về cuộc đấu tranh của con gái bà, vậy nên tôi đã cùng cầu
nguyện với Rebekah, và chúng tôi dành vài phút nói chuyện riêng với nhau. Cô bé chia sẻ với tôi những điều đang đè nặng lên trái tim cô. Tôi hiểu. Tôi nói với cô rằng tôi đã từng trải qua chuyện đó.
Tại sao Đấng Sáng Tạo lại tạo ra tôi với hình hài không chân, không tay? Tại sao Người lại đặt tôi vào vị trí của người nói chuyện mang hy vọng đến cho cô gái đặc biệt đang bị tổn thương này? Tôi mong đến ngày tôi có thể gặp Chúa để hỏi những câu hỏi này. Hoặc có thể tới lúc đó lý do của Người không còn quan trọng nữa, chỉ kết quả là quan trọng mà thôi. Tôi vui mừng khôn tả thông báo với bạn rằng một năm sau đó, năm 2010, Rebekah đã tốt nghiệp trung học. Theo đề nghị của các bạn cùng lớp, cô đã chia sẻ lời cầu nguyện về sự cống hiến của mình trong lễ tốt nghiệp. Bạn có thể dám chắc rằng cô đã chạm đến nhiều
trái tim trong ngày hôm ấy và những ngày sau đó.
Cô đã hành động theo niềm tin của mình thông qua tổ chức Formed for His Use (Phụng sự Chúa), tổ chức phi lợi nhuận của cô, và thông qua những việc làm giúp người khác thực hiện mục đích của Chúa trong cuộc sống của họ. Rebekah, người đã có lúc cần được an ủi, giờ đây trở thành nguồn an ủi đối với nhiều người. Cô đem đến cho các cá nhân và các gia đình đang phải đương đầu với khuyết tật sự hướng dẫn và khích lệ. Bằng cách hành động theo sự mách bảo của trái tim, cô đã đến được với những số phận đang đau khổ, mang đến cho họ tình yêu và sức mạnh tạo ra sự thay đổi!
T
6