Những người bị bắt nạt trong một thời gian dài có xu hướng trở thành những người sống lủi thủi và thu mình, thiếu tự tin, thiên về trốn tránh hơn là đấu tranh. Thực tế cho thấy những người thuộc các cộng đồng thiểu số và những người có khiếm khuyết về thể chất và tinh thần thường trở thành nạn nhân của sự bắt nạt, xa lánh và các dạng ngược đãi khác. Khi tôi còn là một đứa trẻ, chuyện bắt nạt không được coi là một vấn đề nghiêm trọng. Nhiều người nghĩ đó là một phần của cuộc sống hoặc là chuyện gì đó mà ai cũng biết phải đương đầu như thế nào. Nhưng mức độ nghiêm trọng của nạn bắt nạt đã leo thang trên khắp thế giới. Đã có những cái chết liên quan đến những hành động bắt nạt, và mạng sống đang bị đe dọa thường trực vì vấn nạn này. Nếu bạn biết một người nào đó mà bạn nghĩ có thể đang bị bắt nạt, dù là một người bạn, một người thân trong gia đình, một người bạn học hay đồng nghiệp, thì tôi khuyến khích bạn hãy cảnh giác và sẵn sàng đến với người đó để giúp đỡ. Các chuyên gia nói rằng các dấu hiệu thông thường cho
thấy ai đó đang là nạn nhân của những hành động bắt nạt gồm:
càng ngày càng ngại đến trường, ngại đi làm hoặc tham dự các sự kiện có bạn bè cũng trang lứa
từ chối bàn luận về các sự kiện trong ngày khi về nhà
quần áo bị rách, những vết thương không được giải thích nguyên nhân, đồ dùng cá nhân bị lấy trộm
hỏi xin tiền tiêu vặt để mang đến trường mang vũ khí tới trường
kêu đau đầu, đau bụng và kêu mệt mỏi, căng thẳng trước khi rời nhà và khi về nhà
kêu mất ngủ hoặc gặp ác mộng mất hoặc giảm khả năng tập trung
những thay đổi rõ rệt trong thói quen ăn uống, ăn nhiều hơn hoặc ít hơn ít tương tác với các bạn cùng trang lứa, thậm chí không giao thiệp với bạn bè tự hủy hoại bản thân bằng cách rạch, cào cấu da thịt, rứt tóc, và các hành động khác
có vẻ sợ ra khỏi nhà trốn khỏi nhà
bỗng nhiên bỏ học hoặc bỏ làm
có tâm trạng không vui trước khi rời khỏi nhà hoặc khi về nhà
có những bình luận tiêu cực, chẳng hạn như “chán đời quá” hoặc “mình
không thể chịu đựng hơn được nữa” hoặc “tất cả mọi người đều ghét bỏ mình” Từ trải nghiệm của bản thân, tôi biết những người bị bắt nạt thường giấu gia đình, bạn bè về sự khổ sở và buồn bã của mình, vì xấu hổ hoặc vì họ sợ tình hình sẽ tồi tệ hơn. Hầu hết những người bị bắt nạt không tìm ra cách để thoát khỏi những kẻ đang hành hạ mình, và điều đó có thể dẫn đến những hậu quả thương tâm. Có vẻ như điều đó đã xảy ra với
Jeremiah Lasater và Amanda Cummings. Tôi đã không nói cho cha mẹ biết tôi bị bắt nạt vì tôi không muốn làm cho cha mẹ lo lắng, không muốn chất thêm gánh nặng cho họ. Tôi nghĩ rằng tôi hoặc cứ để mặc mọi chuyện xảy ra hoặc tự mình đương đầu với nó. Các nạn nhân của những hành động bắt nạt thực sự cần giúp đỡ. Cho dù có thể không yêu cầu, họ vẫn hoan nghênh những nỗ lực thầm lặng nhằm cải thiện tình hình. Một trong những yếu tố khiến tôi đau đớn nhất trong những lần tôi bị Andrew bắt nạt là sự thiếu lòng trắc ẩn từ các bạn học cùng trường, những người chứng kiến sự tấn công bằng lời của kẻ bắt nạt nhưng không làm gì để giúp tôi hết. Tôi mừng vì cuối cùng tôi đã dũng cảm đương đầu với Andrew và thậm chí tôi cảm thấy biết ơn khi cậu ta đã dừng lại. Nhưng vào những ngày đó tôi
thường tự hỏi những người tốt thường ra tay cứu giúp người khác ở đâu cả rồi. Kinh Thánh kể với chúng ta rằng “một chuyên gia về luật” đã có lần cố thử thách Jesus bằng cách hỏi: “Tôi phải làm gì để được hưởng cuộc sống vĩnh hằng?”.
Jesus đã hỏi người đó, trong luật điều ấy được viết như thế nào.
“Yêu Chúa Trời bằng cả trái tim, tâm hồn, sức mạnh và tinh thần”, người đó đáp. “Và ‘Yêu quý láng giềng như yêu bản thân mình’.”
Người đó hỏi Jesus: “Vậy ai là láng giềng của ngươi?”.
Jesus đáp bằng cách kể một câu chuyện về người Samarita. Chuyện như sau: Một người lữ hành bị cướp bóc, đánh đập và bị bỏ mặc cho chết trên đường từ Jerusalem đi Jericho. Hai người đi ngang qua không hề động lòng trắc ẩn, nhưng người thứ ba, người đến từ
Samarita, đã giang tay giúp đỡ. Người Samarita đó đã chăm sóc và băng bó vết thương cho nạn nhân, đặt ông lên lưng lừa và đưa ông tới một nhà trọ để chăm sóc. Khi người lữ hành bình phục, trước khi chia tay, người Samarita còn cho người lữ hành tiền và hứa sẽ quay trở lại thăm ông.
Sau khi kể câu chuyện đó, Jesus hỏi rằng người nào trong ba người đi đường đó là hàng xóm thực sự của nạn nhân bị cướp bóc. Vị kia trả lời: “Đó là người đã đối xử với nạn nhân bằng lòng nhân từ”.
Jesus liền nói: “Vậy thì hãy làm như thế”. Tôi khuyến khích bạn cũng hãy làm như thế.
Kinh Thánh cũng dạy chúng ta rằng: “Anh em muốn người ta làm cho mình thế nào thì hãy làm cho người ta như thế”. Đây được gọi là Luật Vàng, và là một trong những nguyên tắc sống cơ bản của người theo đạo Cơ Đốc. Nguyên tắc này đi đôi với lời răn: “Hãy yêu quý láng giềng như yêu quý bản thân mình” và đi đôi với sự đảm bảo rằng chúng ta đối xử với người khác như thế nào thì Chúa Trời sẽ đối xử với chúng ta như thế.