Đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu 1447 đảm bảo an toàn tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thanh hóa thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 58)

5. Kết cấu luận văn

2.2.1. Đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hoá

Bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh được Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá đặc biệt quan tâm. Tất cả các khoản huy động, cho vay đều được tuân thủ theo đúng các quy định của NHNN và của NHNo Việt Nam. Việc bảo đảm an toàn trong hoạt động được thể hiện ở việc:

- Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá luôn bảo đảm tuân thủ nguyên tắc cho vay: Tuân thủ quy chế cho vay theo QĐ 1627/2001 QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 1627 bảo đảm việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, hiệu quả kinh tế, người vay trả nợ đúng hạn, đầy đủ cả gốc và lãi.

- Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá luôn thực hiện đúng các chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong công tác huy động vốn và cho vay và thực hiện theo các chỉ tiêu kế hoạch của Ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam. Đặc biệt là những chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô thay đổi liên tục trong những năm nền kinh tế bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu (từ năm 2007 cho đến nay) của Đảng và Chính phủ.

- Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để thực hiện công tác cho vay như: Sở địa chính, công chứng Nhà nước, cục đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm, Uỷ ban nhân dân các quận huyện, các cơ quan điều tra ... Điều này nhằm bảo đảm cho chất lượng cho vay của Ngân hàng được bảo đảm hơn, quá trình thu nợ, xử lý các vấn đề phát sinh được hiệu quả hơn.

- Trong những năm qua, Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá luôn chú trọng giữ uy tín của ngân hàng với những khách hàng, làm tốt công tác phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Bên cạnh đó công tác chăm sóc khách hàng, tìm kiếm mở rộng khách hàng mới cũng được chú trọng nhiều hơn không chỉ ở phòng Marketing mà được phổ biến đến mọi cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng.

Để cụ thể hơn về đảm bảm an toàn tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá, chúng ta có thể xem xét một số chỉ tiêu sau:

2.2.1. Đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Thanh Hoá Phát triển Nông thôn Thanh Hoá

Bảng 2.7: Tỷ lệ an toàn trong hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá

tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 và Thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011 về sửa đổi một số điều của Thông tư 13.

Các tỷ lệ an toàn vốn được Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá duy trì theo đúng quy định của NHNN và theo chỉ tiêu kế hoạch của NHNo Việt Nam giao.

2.2.1.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

NHNN đã quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với các NHTM Việt Nam, điều này bảo đảm cho hoạt động của các NHTM hoạt động an toàn. Do là đơn vị hoạch toán phụ thuộc nên Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được tác giả trình bày để đánh giá là chỉ tiêu chung của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam được tính toán trên toàn hệ thống.

Qua bảng trên ta thấy, NHNo Việt Nam đã không đạt được tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định. Nguyên nhân của vấn đề này là do tỉ lệ nợ xấu trên toàn hệ thống khá cao. Năm 2008 và 2009, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được NHNN áp dụng là 8%, như vậy hai năm đầu nghiên cứu, NHNo Việt Nam vẫn chưa đạt được. Sang đến 01/01/2010, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu được quy định tăng lên 9% theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN để phù hợp với Hiệp ước Basel. Tổng vốn cho vay không vượt quá 80% vốn huy động. Tuy nhiên, năm 2011 NHNo Việt Nam vẫn chưa đạt được tỉ lệ này.

Như vậy, theo tiến trình chuẩn bị cho quá trình hội nhập, NHNo Việt Nam vẫn chưa có được bước chuẩn bị chu đáo để bảo đảm cho mình và khách hàng của mình. NHNo Việt Nam cần có những phương pháp tích cực để cải thiện vấn đề này bằng cách giảm tỷ lệ nợ xấu và tăng thêm vốn.

2.2.1.2. Tỷ lệ về khả năng chi trả

Vấn đề bảo đảm khả năng chi trả, khả năng thanh toán luôn luôn được các Ngân hàng quan tâm và đặt lên hàng đầu vì đây là vấn đề quyết định vận mệnh đối với ngân hàng.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ khả năng chi trả giai đoạn 2008 - 2011

□ Tỷ lệ khả năng chi trả (lần)

Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh Ngân hàng No&PTNTThanh Hoá luôn bảo đảm khả năng chi trả, với tỷ lệ cao hơn nhiều so với quy định chung đặt ra. Trong giai đoạn 2008-2009 và những tháng đầu năm 2011, tình hình tài chính có nhiều biến động phức tạp, nguồn vốn cung trên thị trường liên ngân hàng có lúc trở nên khan hiếm, cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt Ngân hàng No&PTNTThanh Hoá luôn đặt mục tiêu bảo đảm an toàn hoạt động và bảo đảm khả năng thanh toán lên hàng đầu, thực hiện chính sách lãi suất huy động linh hoạt, nhằm giữ khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới, khách hàng tiềm năng và thực tế Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá là một trong các ngân hàng luôn luôn bảo đảm khả năng thanh khoản cao tại mọi thời điểm. Trong các năm từ 2008 đến năm 2011, tỷ lệ bảo đảm khả năng chi trả của Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa luôn gấp hơn 3 lần so với mức tiêu chuẩn. Đặc biệt trong năm 2011 tỉ lệ này gấp 4 lần mức tiêu chuẩn. Điều này giúp cho Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa luôn chủ động trong hoạt động kinh doanh, ứng phó với các diễn biến bất thường của nền kinh tế - xã hội, bảo đảm lòng tin với khách hàng.

2008 2009 2010 2011

Huy động vốn 5.673 6.071 7.318 8.419

- Tốc độ tăng 31% 7% 21% 15%

Dư nợ 6.501 7.432 8.747 9.899

- Tốc độ tăng 13% 14% 18% 13,2%

2.2.1.3. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

Về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, qua các năm nghiên cứu, Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa luôn bảo đảm hoàn thành và vượt mức hoàn thành chỉ tiêu này.

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung, dài hạn tuy có tăng qua các thời kỳ do trong các năm Ngân hàng No&PTNTThanh Hoá đẩy mạnh cho vay trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và hộ sản xuất. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu cho vay vốn trung, dài hạn của khách hàng, Ngân hàng No&PTNTThanh Hoá đã phải tăng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn.

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn

□ Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

Cụ thể năm 2008 tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chỉ có 46% nhưng đến năm 2009 và 2010 là 69% và đến năm 2011 đã tăng lên đến 77%. Đây là tỉ lệ khá cao nhưng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, theo cơ chế điều hành kế hoạch của NHNo Việt Nam, việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn được cân đối chung toàn hệ thống , nằm trong chỉ tiêu kế hoạch NHNo Việt nam giao. Vì vậy mặc dù tỉ lệ này cao song đánh giá về mặt an toàn hoạt động tín dụng Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa đã hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch được giao, góp phần bảo đảm an toàn chung cho toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu 1447 đảm bảo an toàn tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn thanh hóa thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w