5. Kết cấu luận văn
3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và mục tiêu hoạt động của
động của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Thanh Hóa
1. Các chỉ tiêu kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt từ 17 - 18%. - GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 2.100 USD.
- Giá trị gia tăng ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 3,5%/năm; công nghiệp - Xây dựng tăng 22,3%/năm; dịch vụ tăng 16,8%/năm.
- Cơ cấu kinh tế năm 2015: nông, lâm, thuỷ sản 14,4%; công nghiệp - xây dựng 49,7%; dịch vụ 35,9%.
- Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách từ 8%/năm trở lên. - Sản lượng lương thực đạt 1,6 triệu tấn trở lên.
- Giá trị hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu năm 2015 đạt 850 triệu USD trở lên, bình quân hàng năm tăng 17% trở lên.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt khoảng 310.000 tỉ đồng.
2. Các chỉ tiêu xã hội
- Giải quyết việc làm trong 5 năm cho trên 300.000 người.
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động XH năm 2015 là 40%. - Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 55% trở lên vào năm 2015.
- Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm từ 3 - 4% theo chuẩn mới. - Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2015 là 0,65%.
- Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2015 đạt 25%.
- Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2015 là 90%. - Đến năm 2015, mật độ điện thoại đạt 70 máy/100 dân.
3. Các chỉ tiêu môi trường
- Đến năm 2015, 100% dân số đô thị được dùng nước sạch và 95% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh.
- 100% số cơ sở sản xuất mới có công trình xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn; đến năm 2015, 80% số cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 52%.
Trong giai đoạn tới, tình hình thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam đã gia nhập WTO làm cho môi trường đầu tư hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài, tăng lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng góp phần thúc đẩy, phát triển kinh tế nhưng cũng tạo ra không ít khó khăn; số lượng trung gian tài chính tăng lên đáng kể với nhiều loại hình mới; các cam kết mở cửa thị trường làm cho các dòng vốn được luân chuyển tự do hơn; các loại dịch vụ trên thị trường tài chính càng phong phú và đa dạng; các Ngân hàng có năng lực tài chính yếu kém sẽ phải sát nhập nếu muốn tồn tại và phát triển
Tấm bản đồ Ngân hàng Việt Nam trong những năm tới đây sẽ có những biến chuyển đáng kể. Các Ngân hàng nước ngoài sẽ được tháo bỏ rào cản huy động và mở chi nhánh, khi đó việc thiết lập mạng lưới tại Việt Nam của Ngân hàng nước ngoài chắc chắn sẽ dễ dàng hơn, tạo ra sức ép đối với các NHTM Việt Nam. Chính điều này tạo ra cho các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng No&PTNT nói riêng nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức như: Hội nhập kinh tế quốc tế, giúp cho các TCTD có điều kiện tranh thủ
vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình, từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời, hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống Ngân hàng VN. Mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống NHTM VN trong các giao dịch quốc tế.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ Ngân hàng của Việt Nam cũng xuất phát từ chỗ tiềm lực về vốn yếu, công nghệ và tổ chức Ngân hàng còn nhiều bất cập và trình độ quản lý thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
3.1.2. Phương hướng nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hoá trong những năm tới
Tập trung thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển bao gồm 4 yếu tố cơ bản: không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khả năng tài chính, đổi mới công nghệ và hoạt động marketing nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các thành phần kinh tế trên địa bàn; ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tập trung đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa khách hàng, tăng khả năng chi phối thị trường nhất là các thị trường mục tiêu riêng biệt, siêu lợi nhuận thông qua các sản phẩm dịch vụ và đa dạng hoạt động kinh doanh... để khai thác tốt nhất hiệu quả và tiết kiệm chi phí của từng sản phẩm, dịch vụ, tìm kiếm và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, đảm bảo thu nhập của người lao động.
Quản trị, quản lý trên cơ sở phân cấp rõ ràng quyền hạn nghĩa vụ trách nhiệm theo các thông lệ, nguyên tắc của cơ chế thị trường.
Đẩy mạnh, tăng cường sức cạnh tranh thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm, khách hàng. Phục vụ trọn gói các sản phẩm với từng khách hàng, đặc biệt nhóm khách hàng mục tiêu.
Không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để tạo điều kiện cung cấp cho thị trường các sản phẩm dịch vụ tiện ích, có chất lượng cao.
Xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý đủ mạnh để thích ứng với sự cạnh tranh. Xây dựng phát triển thương hiệu - văn hóa kinh doanh của Agribank Thanh Hoá, kế thừa truyền thống hơn 20 năm hoạt động.
Các mục tiêu chiến lược đến năm 2015:
Các tiêu chí của mục tiêu chiến lược của Agribank Thanh Hoá được tính toán dựa trên mức độ phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hoá, mức tăng trưởng bình quân chung toàn ngành (Agribank Thanh Hoá xây dựng mức tăng trưởng các chỉ tiêu cao hơn mức bình quân chung toàn ngành 5%):
1. Tổng tài sản tăng bình quân 25 % /năm. 2. Huy động vốn tăng 25 % /năm.
3. Tín dụng tăng từ 15 - 20 % /năm.
4. Lợi nhuận trước thuế tăng bình quân > 20 % /năm. Nhóm chỉ tiêu chất lượng :
+ Cơ cấu dư nợ / Tài sản có < 90 % - Nợ trung dài hạn / tổng dư nợ < 40%.
- Nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn/tổng dư nợ > 70% + Cơ cấu thu dịch vụ ròng /Thu nhập ròng > 20%.
+ Nợ xấu < 2 % Tổng dư nợ.
3.1.3. Định hướng hoạt động tín dụng và đảm bảo an toàn tín dụng của Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa
Từ những định hướng nêu trên, để bảo đảm cho Ngân hàng hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững, Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Ngân
hàng No&PTNT Thanh Hoá thống nhất một số quan điểm về an toàn tín dụng như sau:
Thứ nhất, An toàn tín dụng gắn liền với mở rộng cho vay. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn gia tăng việc huy động vốn dài hạn với mức độ hợp lý để tránh rủi ro thanh khoản và tác động làm tăng lãi suất thị trường, khai thác sử dụng có hiệu quả NV dài hạn của các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ cho các dự án tín dụng nông thôn, dự án tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, tích cực xử lý nợ tồn đọng đê tăng khả năng vốn khả dụng. Mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, đặc biệt chú trọng cho vay các dự án vùng sản xuất hàng hóa xuất khẩu, chế biến sau thu hoạch.
Thứ hai, An toàn tín dụng trên cơ sở tuân thủ đầy đủ pháp luật. Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá luôn xác định rõ mình đang kinh doanh trong một ngành đặc biệt bởi mọi hoạt động của nền kinh tế gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do đó, việc chấp hành pháp luật đầy đủ không chỉ đòi hỏi trong nội bộ ngành mà còn phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý của mọi ngành nghề liên quan. Tất cả các tài sản có của Ngân hàng đều được bảo đảm bởi tính hợp pháp, kinh doanh và cho vay không trái pháp luật trên cơ sở bảo đảm lợi ích của cả Ngân hàng và khách hàng.
Thứ ba, An toàn tín dụng bảo đảm thu nhập tối ưu cho ngân hàng. Đảm bảo an toàn tín dụng là một trong những quan điểm được Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá đặt ra như một trong những biện pháp giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Thứ tư, An toàn tín dụng bảo đảm an toàn cho toàn bộ tài sản có. Kể từ khi thành lập đến nay, trong hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng No&PTNT Thanh Hoá luôn xác định việc an toàn và tăng trưởng nguồn vốn cũng như giữ vững được cơ cấu nguồn vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện cho tăng trưởng và mở rộng tín dụng.
Thứ năm, An toàn tín dụng gắn liền với nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội của NHNo Thanh Hóa. Bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao, tham gia vào các chính sách phát triển kinh tế nông thôn.
3.2. Giải pháp bảo đảm an toàn tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hoá