1.2.1. Khái niệm, đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa
17
thức thống nhất để phân loại DNNVV cho tất cả các nước vì điều kiện kinh tế-xã hội mỗi nước khác nhau và ngay trong một nước, sự phân loại cũng khác nhau tùy theo từng thời kỳ, từng ngành nghề, từng vùng lãnh thổ.
Việc xác định DNNVV của mỗi nước thường được cân nhắc đối với từng giai đọan phát triển kinh tế, tình hình việc làm nói chung của cả nước và tính chất nền kinh tế hiện hành của nước đó. Như vậy, xác định DNNVV không có tính cố định mà có xu hướng thay đổi theo tính chất họat động, mục đích của việc xác định và trình độ phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ở các nước vẫn có một số tiêu thức phân loại chung như: - Số lao động thường xuyên
- Vốn sản xuất - Doanh thu - Lợi nhuận - Giá trị gia tăng.
Chẳng hạn, Ủy ban châu Âu (Ủy ban) lần đầu tiên đưa ra định nghĩa DNNVV được áp dụng chung ở Liên minh châu Âu (EU) trong Khuyến nghị số 96/280/EC ngày 03/4/1996 của Ủy ban về định nghĩa DNNVV. Khuyến nghị này sau đó được cập nhật và thay thế bởi Khuyến nghị số 2003/361/EC ngày 06/5/2003 của Ủy ban về định nghĩa doanh nghiệp siêu nhỏ, DNNVV.
Theo đó, “một doanh nghiệp là bất kỳ thực thể nào tham gia vào hoạt động kinh tế, bất kể hình thức pháp lý (legal form) của nó. Doanh nghiệp cũng bao gồm cá nhân tự doanh (self-employed persons), hộ kinh doanh (family business) trong ngành nghề thủ công và các hoạt động khác, và các hợp doanh (partnerships) hoặc các hiệp hội (association) thường xuyên tham gia vào hoạt động kinh tế”[11].
Định nghĩa nêu trên có hai điểm đáng chú ý: Thứ nhất, doanh nghiệp
Quốc gia Số nhân viên Doanh thu hàng năm
Châu Âu It hơn 250 It hơn €50 triệu
18
được nhắc đến trong khái niệm trợ cấp nhà nước tại Điều 107 của Hiệp ước về hoạt động của Liên minh châu Âu (TFEU), vì thế nó thỏa mãn một trong những tiêu chí khi xác định một biện pháp là trợ cấp nhà nước - đối tượng nhận trợ cấp là thực thể tham gia vào hoạt động kinh tế. Thứ hai, việc xác định một thực thể có phải là doanh nghiệp hay không phụ thuộc vào tính chất hoạt động (thực hiện hoạt động kinh tế) chứ không phụ thuộc vào hình thức pháp lý của nó. Do vậy, định nghĩa doanh nghiệp này khá rộng và các thuộc tính về mặt tổ chức như địa vị pháp lý của doanh nghiệp thuộc khu vực công hay khu vực tư, hoạt động vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận... không phải là yếu tố liên quan để xác định một thực thể là doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, DNNVV là những cơ sở sản xuất- kinh doanh có tư cách pháp nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, có quy mô về vốn hoặc lao động thỏa mãn các quy định của chính phủ đối với từng ngành nghề tương ứng với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế [37].
Trước năm 1998, có nhiều quan điểm khác nhau về phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa như số lao động dưới 500 người, giá trị tài sản cố định dưới 10 tỷ đồng, số dư vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng và doanh thu hàng tháng dưới 20 tỷ đồng. Hoặc có quan điểm phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo lĩnh vực; các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau sẽ có những tiêu chí phân loại khác nhau.
Từ năm 2001, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định dựa trên tổng vốn đầu tư và số lao động. Các tiêu chí này ít chịu ảnh hưởng bởi những khác biệt giữa các quốc gia về mức thu nhập và tỷ giá giữa các đồng tiền. Theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/11/2001 thì DNNVV là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người [37].
19
Từ năm 2009, doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân loại dựa vào tổng nguồn vốn và số lao động của doanh nghiệp tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009; Luật Hỗ trợ Doanh
nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng có số lao động dưới 300 người và tổng nguồn vốn dưới 100 tỷ. Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ có số lao động dưới 100 người và tổng nguồn vốn
dưới 50 tỷ [38].
Hoa Kỳ It hơn 500 cho phân lớn hoạt động
sản xuất và khai thác
It hơn $7 triệu đối với đa số các ngành không liên quan tới sản xuất, nhưng dao động tới mức tối
Canada 10 tới 250 It hơn 50 triệu dollar Canada
Mexico It hơn 500 trong hoạt động sản
xuất, ít hơn 50 trong hoạt động dịch vụ______________________
Nam Phi 10-20 tới 100-200, tùy thuộc vào
từng ngành
200-300.000 ZAR tới 4-50 triệu ZAR,
tùy thuộc vào từng ngành________
Thái Lan It hơn 200 trong các ngành sử
dụng nhiều lao động và ít hơn 100 trong các ngành sử dụng nhiều It hơn 200 triệu Bạt Thổ Nhĩ Kỳ 10 tới 250
Việt Nam It hơn 300 trong lĩnh vực nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp
và xây dựng và ít hơn 100 trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ
It hơn 100 tỷ đồng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng và ít hơn 50 tỷ
đồng trong lĩnh vực thương mại và
20
Đặc điểm DNNVV
Thứ nhất, DNNVV chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo số liệu đuợc Ủy ban châu Âu (EC) công bố 8/2014, hơn 20 triệu DNNVV ở châu Âu chiếm 99% tổng số doanh nghiệp. Theo báo cáo mới nhất vào tháng 1/2014 của Tradeup về tình hình tài chính của các DNNVV tại Mỹ, nhóm doanh nghiệp này chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp, sử dụng trên 50% tổng số lao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho 65% luợng lao động ở khu vực tu nhân. Tại Việt Nam, theo Viện Phát triển doanh nghiệp thuộc Phòng Thuơng mại và Công nghiệp Việt Nam, Việt Nam có 543.963 doanh nghiệp, trong đó DNNVV chiếm 97%, đóng góp hơn 40% GDP cả nuớc và sử dụng 51% tổng số lao động xã hội [63].
Thứ hai, DNNVV có quy mô vốn nhỏ, gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức, đặc biệt là ở các nuớc đang phát triển. Điều này là một cản trở không nhỏ trong việc triển khai, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào hoạt động thuơng mại nói chung và xúc tiến thuơng mại trực tuyến nói riêng.
Thứ ba, DNNVV chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty, tập đoàn lớn và từ chính các doanh nghiệp với nhau. Trong quá trình hội nhập, các tập đoàn lớn thuờng có xu huớng vuơn mình ra thế giới, thành lập các chi nhánh, công ty con ở các quốc gia có nhiều lợi thế, vì vậy, các DNNVV ở các quốc gia này phải tìm ra những phuơng thức, công cụ mới trong hoạt động kinh doanh [60].
Thứ tư, với nguồn vốn nhỏ hẹp, các doanh nghiệp này thuờng tập trung vào các ngành hàng gần gũi với nguời tiêu dùng hơn là đầu tu vào các ngành công nghiệp nặng, sản xuất khai thác cần nhiều vốn. Ở Việt Nam, theo Cục xúc tiến thuơng mại trong cơ cấu ngành nghề, có khoảng 43% DNNVV hoạt
21
động trong lĩnh vực sản xuất, 24% trong lĩnh vực thương mại và phân phối, số còn lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và liên quan đến nông nghiệp[63].
1.2.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNVV đang góp phần làm năng động nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, và bước vào thời kỳ hội nhập của nền kinh tế quốc tế hiện nay, các DNNVV có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội ở cả thành thị và nông thôn, trên khắp các vùng, miền của đất nước, phát huy các nguồn nội lực đa dạng, tài năng kinh doanh, tiền vốn, tài nguyên, lao động... tận dụng mọi cơ hội để phát triển, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Những vai trò quan trọng của DNNVV được tổng hợp cụ thể như sau:
Tạo được nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, vấn đề lao động và việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách, tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội [64].
Đóng góp vào tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước (GDP): Tốc độ tăng trưởng GDP của các DNNVV là tăng ổn định và đều đặn Theo các nhà phân tích kinh tế thì con số thực tế còn lớn hơn rất nhiều, bởi vì trong thực tế, rất nhiều DNNVV ngoài nhà nước đã không trực tiếp đứng tên trong một số hoạt động giao dịch, họ chỉ xuất ủy thác cho doanh nghiệp Nhà nước hoặc thực hiện các kênh khác của quy trình sản xuất [64].
Đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước và huy động ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội nhằm đầu tư và phát triển kinh tế: Đóng góp vào ngân sách Nhà nước của các DNNVV ngày càng tăng. Ngoài ra, các DNNVV ngoài quốc doanh và quốc doanh còn có sự đóng góp đáng kể vào việc xây dựng các công trình văn hóa, cơ sở hạ tầng như trường học, thể
22
dục thể thao, đường xá, cầu cống, nhà tình nghĩa, nhà tình thương và các công trình phúc lợi khác ở tất cả các địa phương trong cả nước [60].
Gia tăng giá trị xuất khẩu: Với đà phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kết hợp với thị trường mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa. Nhiều DNNVV đã mạnh dạn chuyển sang sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu, số lượng hàng hóa tham gia xuất khẩu ngày càng tăng, nhiều sản phẩm được các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp hoặc xuất ủy thác qua các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài [64].
Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và phân công lao động giữa các vùng - địa phương: Xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp yếu kém, sự phát triển của DNNVV đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nước, thu hút được ngày càng nhiều lao động ở nông thôn cũng như một số lượng lớn lao động bắt đầu tham gia vào thị trường việc làm, lược lượng lao động này chủ yếu tập trung vào các ngành phi nông nghiệp, công nghiệp và đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương, cơ cấu ngành, cơ cấu các thành phần kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu chung kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Góp phần đào tạo lực lượng lao động cơ động, linh hoạt và có chất lượng: các DNNVV đã tham gia góp phần vào công việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực, một bộ phận lớn lao động trong nông nghiệp và số lao động bắt đầu tham gia vào thị trường việc làm đã được thu hút vào các DNNVV và đã dần thích ứng với nề nếp tác phong công nghiệp và một số ngành dịch vụ liên quan [64].
Một số đóng góp khác của DNNVV trong quá trình hoạt động gồm: 1) Góp phần tạo môi trường kinh doanh, tự do cạnh tranh và giảm độc quyền, đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế. 2) phát huy được tiềm lực trong nước trong điều kiện nên kinh tế có xuất phát điểm với nguồn vốn thấp, trình độ
23
khoa học kỹ thuật lạc hậu, trình độ kỹ năng của lao động còn yếu,... 3) Góp phần tạo lập sự phát triển cân bằng giữa các vùng, miền trong một quốc gia,.Với sự tạo lập dễ dàng, DNNVV có thể phát triển rộng rãi ở mọi vùng lãnh thổ và tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng, đồng thời tạo ra sự phát triển cân bằng giữa các vùng trong mỗi nuớc, góp phần tích cực trong khâu phân phối hàng hóa bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội và bình ổn giá cả giữa các vùng và các địa phuơng [60].
1.3. TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆPNHỎ NHỎ
VÀ VỪA
1.3.1. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng giúp DNNVV đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp phần đầu tu phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế thị truờng đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cần phải cải tiến kỹ thuật thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để tồn tại đứng vững và phát triển trong cạnh tranh. Trên thực tế không một doanh nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tu xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phuơng thức kinh doanh. Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh đựơc liên tục [58].
Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNVV. Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng phải đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phải tôn trọng các điều khoản của hợp đồng cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng của ngân hàng phải có phuơng án sản xuất khả thi. Không chỉ thu hồi đủ vốn mà các doanh nghiệp còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh
24
chóng vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả đuợc nợ và kinh doanh có lãi. Trong quá trình cho vay ngân hàng thực hiện kiểm soát truớc, trong và sau khi giải ngân buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả [52].
Thứ ba, tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối uu cho DNNVV. Trong nền kinh tế thị truờng hiếm doanh nghiệp nào dùng vốn tự có để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh nghiệp tối uu hoá hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các DNNVV do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì vốn hạn hẹp vì nếu sử dụng thì giá vốn sẽ cao và sản phẩm khó đuợc thị truờng chấp nhận. Để hiệu quả thì doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối uu, kết cấu hợp lý nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất [50].
Thứ tư, tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị truờng, muốn tồn tại và đứng vững thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Đặc biệt đối với các DNNVV, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh uu thế trong cạnh tranh truớc các doanh nghiệp lớn trong nuớc và nuớc ngoài là một vấn đề khó khăn. Xu huớng hiện nay của các doanh nghiệp này là tăng cuờng liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tu và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên để có một luợng vốn đủ lớn đầu tu cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện đuợc. Và khi đó cơ hội đầu tu phát triển không còn nữa.