Cácnhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tíndụng ngân hàng của

Một phần của tài liệu 0940 nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thành công luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 109)

của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhóm nhân tố khách quan đối với NHTM

Nhân tố môi trường

Việc phân tích môi trường hoạt động, làm rõ ảnh hưởng của nó tới việc xác định các mục tiêu chiến lược kinh doanh cũng như phương thức hoạt động của Ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt. Môi trường hoạt động của Ngân hàng có thể kể đến các loại sau:

Môi trường kinh tế

Điều kiện cho sự phát triển kinh tế thuận lợi hay khó khăn sẽ tạo môi trường tốt hay xấu cho hoạt động tín dụng. Thể hiện:

31

Sự ổn định hay bất ổn của nền kinh tế luôn ảnh hưởng tới sức mạnh tài chính của các DN, vì vậy cũng gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nền kinh tế ổn định, lạm phát ở mức độ vừa phải sẽ kích thích tăng trưởng và đầu tư, tạo ra môi trường kinh doanh tốt cho các DN đặc biệt là các DNNVV, tạo cho họ có nhiều cơ hội đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh và từ đó Ngân hàng có điều kiện thuận lợi để phát triển tín dụng. Trong trường hợp này chất lượng cho vay phụ thuộc chủ yếu vào khả năng quản lý của các NHTM. Ngược lại, khi tín dụng được mở rộng quá giới hạn cho phép sẽ làm cho giá cả tăng và lạm pháp cao xảy ra. Từ đó các Ngân hàng sẽ chịu thiệt hại lớn do sự mất giá của tiền tệ, nền kinh tế không ổn định, môi trường kinh doanh xấu đi, các DN bị thua lỗ phá sản và ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng và chất lượng cho vay.

Môi trường pháp lý

Một hành lang pháp lý riêng vững chắc cho các DNNVV với hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật đầy đủ đồng bộ kịp thời và thống nhất sẽ tạo một môi trường pháp lý rất quan trọng tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động của các DNNVV, họ sẽ yên tâm hoạt động kinh doanh. Từ đó góp phần vào sự cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng trong hoạt động tín dụng, là cơ sở để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng cho vay.

Những cơ chế chính sách vĩ mô của nhà nước sẽ tạo điều kiện hay cản trở việc phát triển các DN hoạt động trong một ngành, lĩnh vực nào đó. ảnh hưởng rất lớn tới các DNNVV vì đây là đối tượng nhạy cảm với bất kỳ sự thay đổi tốt hay xấu của các chính sách vĩ mô. Tác động tới DN cũng chính là tác động tới ngân hàng. Do đó đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay. Hoạt động quản lý của nhà nước đối với các DNNVV nếu tốt sẽ sàng lọc và loại bỏ được các DN yếu kém làm ăn thua lỗ đồng thời kích thích các DN làm ăn tốt vươn lên mở rộng sản xuất kinh doanh.

32

Môi trường chính trị - xã hội

Môi trường chính trị - xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế trong đó có hoạt động Ngân hàng. Một quốc gia ổn định về chính trị - xã hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển gia tăng của hoạt động huy động vốn cũng như tín dụng, phát triển các loại hình dịch vụ, nhờ đó góp phần nâng cao chất lượng cho vay ngân hàng.

Nhân tố thuộc về khách hàng DNNVV

Xuất phát từ quan hệ tín dụng thì khách hàng là người nhận tiền vay và là người trực tiếp sử dụng tiền vay của Ngân hàng vào mục đích sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy chất lượng cho vay phụ thuộc quyết định vào nhân tố khách hàng đó là:

+ Năng lực quản lý điều hành: Bộ máy quản lý kinh doanh của DN và đặc biệt là chủ DN có năng lực kinh doanh tốt, có trình độ học vấn, có khả năng xoay sở trong mọi tình huống thì tính khả thi của dự án có hiệu quả cao hơn.

+ Năng lực tài chính của khách hàng: khách hàng vay vốn có tiềm lực tài chính mạnh, tỷ trọng vốn tự có trong phương án sản xuất kinh doanh lớn, khả năng thanh toán cao, vòng quay vốn nhanh, tỷ suất lợi nhuận cao chứng tỏ DN làm ăn có hiệu quả và có khả năng trả nợ cho Ngân hàng đầy đủ và đúng hạn và ngược lại.

+ Tính khả thi của phương án, dự án vay vốn của DN, khả năng đảm bảo cho khoản vay của khách hàng

+ Đạo đức kinh doanh của khách hàng: Khi khách hàng có đạo đức uy

tín trong kinh doanh, DN sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích và có thiện chí trong việc trả nợ cho Ngân hàng. Khi đó họ sẽ tìm đủ mọi cách có thể để trả nợ cho ngân hàng. Ngược lại, trong trường hợp vốn vay không được sử dụng

33

đúng mục đích hoặc khách hàng chây ỳ trong việc trả nợ thì khoản tín dụng mà Ngân hàng cung cấp sẽ khó hoặc không thể thu hồi đuợc.

Nhân tố chủ quan của NHTM

Chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đây là yếu tố rất quan trọng, là bí quyết của mỗi NHTM, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của một Ngân hàng trong việc mở rộng kinh doanh đối với DNNVV. Chính sách tín dụng đua ra những triết lý và khái niệm cơ bản trong hoạt động cho vay. Việc hoạch định chính sách tín dụng phù hợp sẽ giúp Ngân hàng đạt đuợc chất luợng cho vay tốt nhất, thu hút đuợc nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, phân tán đuợc rủi ro, tuân thủ pháp luật và đuờng lối chính sách của cơ quan quản lý.

Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của từng Ngân hàng trong từng giai đoạn nhất định, chính sách tín dụng đối với DNNVV đuợc xây dựng khác nhau, có thể là mở rộng hoặc thu hẹp, có thể chú trọng tới nhóm khách hàng này.... Chính sách tín dụng cần đuợc xây dựng hợp lý, đúng đắn nhung cũng cần đảm bảo tính linh hoạt. Vì nếu chính sách tín dụng đuợc xây dựng quá cứng nhắc sẽ khiến cho Ngân hàng rất khó có thể thực hiện đuợc khoản vay, giảm tính cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng.

Chất lượng cán bộ tín dụng của ngân hàng

- Năng lực, trình độ cán bộ là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến chất luợng hoạt động kinh doanh và chất luợng cho vay của ngân hàng. Đánh giá nhân tố con nguời phải đuợc thực hiện một cách tổng hợp trên các góc độ: Năng lực và hiệu quả của công tác quản trị điều hành ngân hàng; Phong cách và khả năng tác nghiệp của cán bộ với trình độ nghiệp vụ vững vàng, giầu kinh nghiệm, có đạo đức nghề nghiệp tốt và đặc biệt có sự nhạy bén về nghiệp vụ; có khả năng sử dụng các phuơng tiện làm việc hiện đại, nắm bắt kịp thời các thông tin về kinh tế, chính trị phục vụ cho hoạt động

34

kinh doanh của Ngân hàng và của nền kinh t ế. Đó thực sự là nhân tố quyết định cho s ự thành bại trong kinh doanh - quyết định khả năng và năng lực cạnh tranh cũng như tránh rủi ro của các ngân hàng.

Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế các sai sót khi cho vay và giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro. Đó là hệ thống gồm những quy định và nguyên tắc cần thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn. Quy trình sẽ định rõ từng khâu công việc và trách nhiệm của từng cán bộ có liên quan bắt đầu từ khâu điều tra, lập hồ sơ xin cấp tín dụng, thẩm định xét duyệt cho vay, phát tiền vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, thu hồi nợ gốc, lãi vay...

Đối với các DNNVV Ngân hàng thường có chính sách ứng xử riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động của DN cũng như định hướng kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên việc chấp hành quy trình tín dụng lại không thể coi DNNVV như một ngoại lệ để có thể bỏ qua hoặc làm tắt bất kỳ bước nào, khâu nào trong quy trình. Chất lượng cho vay nói chung và chất lượng cho vay của DNNVV nói riêng tốt hay xấu tuỳ thuộc vào việc thực hiện các quy định trong từng khâu, từng bước của quy trình tín dụng. Đối với bất kỳ khoản vay nào, Ngân hàng cũng phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình tín dụng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng khoản vay của từng đối tượng khách hàng khác nhau mà mỗi cán bộ Ngân hàng sẽ thực hiện theo phương thức và thời gian khác nhau.

Công tác tổ chức của NHTM

Tổ chức của một Ngân hàng là sự sắp xếp một cách khoa học đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong một Ngân hàng cũng như giữa Ngân hàng với các cơ quan khác để đảm bảo việc đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng và đảm bảo chất lượng hoạt động.

35

Thông tin tín dụng của NHTM

Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản quan trọng trong quản lý tín dụng của một ngân hàng. Muốn cho hoạt động tín dụng đặc biệt là hoạt động tín dụng đối với DNNVV hiệu quả, an toàn cần có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này. Các nguồn thông tin tín dụng bao gồm thông tin về khách hàng, về thị truờng, công nghệ, về các tổ chức kinh tế, tín dụng quốc tế có thể đuợc thu thập từ chính bản thân ngân hàng, từ các TCTD khác, hay từ các hãng chuyên cung cấp thông tin, từ báo đài, internet...

Việc thu thập thông tin về DNNVV một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời sẽ giúp nhà quản lý đua ra những quyết định cấp tín dụng nhanh hơn, chính xác hơn, việc quản lý quá trình sử dụng vốn của khách hàng vì thế cũng tốt hơn từ đó nâng cao chất luợng tín dụng của ngân hàng. Nguợc lại, khi thông tin tín dụng không đuợc thu thập một cách đầy đủ và kịp thời thì sẽ dẫn đến quyết định cho vay có thể sai lệch, việc đầu tu vốn của Ngân hàng không có hiệu quả. Trong nhiều truờng hợp có thể dẫn đến mất vốn. Đối với cho vay DNNVV rủi ro này càng dễ xảy ra hơn. Vì vậy chất luợng tín dụng đối với DNNVV chịu ảnh huởng rất lớn của thông tin tín dụng.

Công nghệ mà NHTMsử dụng

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, các Ngân hàng hoạt động trong môi truờng pháp lý thông thoáng, không phân biệt đối xử, dịch vụ gần nhu tuơng đuơng nhau thì công nghệ là một trong những yếu tố hàng đầu để các Ngân hàng giành uu thế cạnh tranh, giành đuợc niềm tin của khách hàng.

Công nghệ hiện đại sẽ giúp Ngân hàng trong quản trị điều hành, mở rộng sản phẩm dịch vụ. Nhờ đó đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, công nghệ hiện đại còn cho phép Ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro tốt hơn, đua ra các quyết định đúng đắn hơn trong việc hoạch định đuờng lối kinh doanh của mình nhờ đó giảm thiểu các rủi ro bằng cách nâng

36

cao chất lượng kinh doanh đặc biệt trong hoạt động tín dụng.

Công tác tiếp thị và phân phối

Công tác tiếp thị và phân phối các sản phẩm tín dụng ngân hàng tốt sẽ giúp ngân hàng phát triển được các sản phẩm tín dụng và cũng giúp các DNNVV dễ nắm bắt được các thông tin về các sản phẩm tín dụng của ngân hàng từ đó có thể tiếp cận thuận lợi hơn.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHTM

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm chủ động phát hiện các dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn giúp cán bộ tín dụng điều hành công việc theo đúng cơ chế, đúng pháp luật. Mặt khác, nắm được những sai sót lệch lạc trong hoạt động tín dụng giúp cho người quản lý có giải pháp khắc phục kịp thời, đồng thời có giải pháp kịp thời để điều chỉnh, ứng phó và phòng ngừa rủi ro có thể phát sinh, tạo điều kiện nâng cao chất lượng cho vay, đặc biệt là cho vay DNNVV. Vì vậy công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần phải được tiến hành công khai, minh bạch và có một cơ chế hoạt động riêng ít chịu tác động của các bộ phận khác trong ngân hàng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã nêu và phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về DNNVV, làm rõ bản chất của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV, các đại lượng đo lường mức độ tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV. Đó là những lý luận cơ bản làm nền tảng cho nhận thức để phân tích thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại VCB - chi nhánh Thành Công trong chương 2.

37

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VCB - CHI NHÁNH THÀNH CÔNG

2.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CỦA VCB - CHI NHÁNH THÀNH CÔNG

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của VCB - chi nhánh Thành Công

VCB - chi nhánh Thành Công thành lập theo Quyết định số 525/QĐ/TTCB-ĐT của Chủ tịch Đội đồng quản trị VCB ngày 31/12/2001. VCB - chi nhánh Thành Công là chi nhánh cấp II thuộc chi nhánh cấp I là VCB Hà Nội. Trụ sở chính của VCB - chi nhánh Thành Công được đặt tại 30- 32 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.

Từ khi được thành lập, VCB - chi nhánh Thành Công luôn nỗ lực thực hiện mọi chiến lược và nhiệm vụ mà HSC giao, là một trong những chi nhánh chú trọng triển khai nghiệp vụ NHBL, lấy phát triển nghiệp vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng, hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa với quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, công nghệ tiên tiến theo đúng dự án hiện đại hóa của ngân hàng Việt Nam. Cuối năm 2006, VCB đã đạt được nhiều thành tích vượt bậc, ngang tầm các chi nhánh cấp I khác của hệ thống VCB. Vì vậy, ngày 8/12/2016, Chủ tịch Hội đồng quản trị VCB đã ký Quyết định số 914/QĐ/TCCB-ĐT về việc nâng cấp chi nhánh VCB - chi nhánh Thành Công từ chi nhánh cấp II lên chi nhánh cấp I, thực hiện hạch toán độc lập và là thành viên trực thuộc trực tiếp VCB kể từ ngày 01/01/2007.

Đến năm 2010, chi nhánh đã có 8 phòng giao dịch đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và trên địa bàn thủ đô nói riêng. Với thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh, chi nhánh này đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng "Bằng

TT CHỈ TIÊU mNă 2015 Năm 2016 So với 2015 Năm 2017 So với 2016 I Tông tài sản (tỷ đồng)__________ 8.74 11.071 126,6% 13.61 123% II___ Huy động vốn_________________ 1____ Huy động vốn chung___________ Đầu kỳ________________________ 6.64 1 8.179 18,8% 10.56 2 22,6% Cuối kỳ (tỷ đồng)_______________ 8.17 10.562 129 12.89 122% Bình quân (tỷ đồng)_____________ 7.41 9.370, 20,9% 11.72 20% 38

khen năm 2009". Đồng thời, trong hai năm liên tiếp chi nhánh cũng đã được Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam khen thưởng cho thành tích là đơn vị dẫn đầu về huy động vốn (2008) và dẫn đầu về hiệu quả kinh doanh (2009) trong hệ thống Vietcombank.

Để phát triển hoạt động hơn nữa và xứng đáng là một địa chỉ tin cậy của các dịch vụ đa dạng và hiện đại dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, ngày 14/11/2010, VCB - chi nhánh Thành Công đã chuyển địa điểm về lô 3, ô 4.1 CC, đường Hoàng Đạo Thúy, Thanh Xuân, Hà Nội. Việc chuyển sang địa điểm trụ sở mới khang trang, hiện đại hơn là một bước phát triển của Vietcombank Thành Công. Đây là cơ sở để chi nhánh phấn đấu đạt được những thành công tiếp theo, xứng đáng là một trong những chi nhánh hàng đầu trong hệ thống Vietcombank nói riêng và trong hệ thống các ngân hàng trên địa bàn thủ đô nói chung.

Cùng với toàn hệ thống VCB - chi nhánh Thành Công đã thực hiện chương trình hiện đại hóa và đến nay công nghệ và nghiệp vụ ngân hàng của đơn vị đã đáp ứng được chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Hầu hết các nghiệp

Một phần của tài liệu 0940 nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thành công luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w