Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD trong hoạt động cho

Một phần của tài liệu 0952 nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 39)

7. Kết cấu luận văn

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD trong hoạt động cho

1.2.4.1. Các nhân tố bên trong

Chất lượng nguồn nhân lực:

Con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và nó cũng không loại trừ hoạt động ngân hàng nói riêng. Muốn nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh, chất lượng trong hoạt động tín dụng, ngân hàng cần phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, được đào tạo có hệ thống, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng. Trong bố trí sử dụng, cán bộ tín dụng cần phải được sàng lọc kỹ càng và phải có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng những kiến thức cần thiết để bắt kịp với

nhịp độ phát triển và biến động của nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, họ còn phải có tiêu chuẩn về đạo đức và sự liêm khiết, bởi lẽ nếu người cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm hay cố tình vi phạm có thể sẽ gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng.

Công nghệ thông tin:

Công nghệ thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quản trị RRTD. Thời đại công nghệ thông tin, hầu hết các hoạt động của ngân hàng đều liên quan đến công nghệ. Từ lưu trữ thông tin đến các công cụ, phần mềm hỗ trợ trong quá trình quản lý, triển khai công việc đều có sự hỗ trợ của các phần mềm, chương trình công nghệ. Một ngân hàng xây dựng được hệ thống công nghệ hiện đại sẽ hỗ trợ được rất tốt cho quá trình hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động công tác quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin mạnh để tăng cường hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro tối đa cho ngân hàng.

Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tín dụng khách hàng:

Hệ thống thông tin dữ liệu cũng là yếu tố rất quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Trong quá trình cho vay, thông tin dữ liệu đóng vai trò then chốt, ảnh hưởng tới chất lượng các khoản phát vay. Ngân hàng có cơ sở dữ liệu càng đầy đủ, càng phong phú thì việc chọn lọc các khoản vay có chất lượng tốt sẽ dễ dàng hơn, giảm thiểu được rủi ro cho Ngân hàng.

Muốn nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần xây dựng được hệ thống thông tin đầy đủ và linh hoạt, nhờ đó cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Văn hóa quản trị rủi ro trong ngân hàng là yếu tố vô hình nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Văn hóa quản trị rủi ro thể hiện nhân viên hiểu rõ quy trình quản trị rủi ro và từ đó ý thức được trách nhiệm và nhiệm vụ của bản thân trong công việc.

1.2.4.2. Các nhân tố bên ngoài

Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật:

các quy định về quy trình trong hoạt động tín dụng không được quy định chặt chẽ và hợp lý, nó sẽ không chỉ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng, mà còn tạo khả năng rủi ro xảy ra. Khi mà quy định hợp lý và chặt chẽ nó sẽ hạn chế được những trường hợp xấu trong hợp đồng tín dụng.

Các chính sách kinh tế vĩ mô:

Chính sách vĩ mô của chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động quản trị RRTD nói riêng. Trong một nền kinh tế, chính phủ ra đưa ra các chính sách tiền tệ và ngân hàng là đơn vị thực hiện các chính sách đó. Khi mà ngân hàng nhà nước thay đổi lãi suất huy động hoặc tỷ lệ dự trữ bắt buộc,... nó làm thay đổi mọi kế hoạch của ngân hàng.

Hệ thống thông tin tín dụng CIC:

Hệ thống thông tin tín dụng của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp là kênh thông tin tham khảo quan trọng để Ngân hàng ra quyết định cho vay. Nó cho biết lịch sử tín dụng của khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định, cho biết uy tín tín dụng của khách hàng với các tổ chức tài chính từng quan hệ. Hiện tại, ở Việt Nam các ngân hàng đều nhận thông tin này từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC.

Các yếu tố liên quan đến khách hàng:

- Uy tín, đạo đức của khách hàng vay vốn:

+ Khách hàng có thể lừa đảo ngân hàng thông qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, phương án kinh doanh,...

+ Uy tín của khách hàng trên thương trường, uy tín đối với các tổ chức tín dụng. Một khách hàng đã phát sinh nợ quá hạn tại các TCTD khác hoặc đã từng bội tín trong hoạt động kinh doanh sẽ là những khách hàng tiềm ẩn khả năng phát sinh nợ quá hạn.

- Năng lực tài chính và kinh nghiệm quản lý của khách hàng:

+ Khách hàng thiếu năng lực quản lý dẫn đến hoạt động kinh doanh thua lỗ, mất khả năng trả nợ ngân hàng.

+ Nội bộ khách hàng mất đoàn kết, không thống nhất phương án trả nợ ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0952 nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w