Rà soát và bổ sung quy trình thẩm định khách hàng và kiểm soát

Một phần của tài liệu 0952 nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 122 - 124)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2. Rà soát và bổ sung quy trình thẩm định khách hàng và kiểm soát

vay

Quy trình cho vay có nhiều khâu, nếu không cẩn trọng trong bất cứ khâu nào cũng có thể gây ra rủi ro tín dụng, trong đó khâu quan trọng nhất là khâu thẩm định cho vay, vì vậy cần tăng cường trong công tác thẩm định cho vay. Thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của KH phải đặt mục tiêu an toàn lên trên hết, có những đề xuất hợp lý nhằm hạn chế những rủi ro và giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng.

Thẩm định chính xác tính khả thi của phương án kinh doanh. Đối với những phương án không hợp lý, không rõ ràng nên từ chối cấp tín dụng ngay từ đầu. Tránh tình trạng thông đồng với KH, gây tổn thất cho Ngân hàng.

Thu thập đầy đủ chứng từ chứng minh nguồn thu nhập trả nợ của KH, nguồn trả nợ này phải chứng minh được bằng chứng từ và nhân viên thẩm định phải kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của những chứng từ này. Đối với những nguồn thu nhập bất thường, không nên tính vào thu nhập trả nợ. Còn những nguồn thu nhập ổn định nhưng không có chứng từ chứng minh thì chỉ nên tính ở một tỷ lệ hợp lý. Chú ý thẩm định cả về tư cách của KH, tính hợp tác với Ngân hàng và cả sự trung thực khi giao tiếp với nhân viên tín dụng.

Phát hiện kịp thời các trường hợp như vay hộ, sử dụng vốn vào các mục đích trái pháp luật, những khách hàng thuộc đối tượng hạn chế và cấm cho vay, ...

Khi thẩm định phương án vay vốn, nhân viên tín dụng cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, dự án xin vay. Yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn cụ thể của vốn tự có này vì đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án, dự án. Vì nếu vốn tự có tham gia vào càng lớn thì doanh nghiệp sử dụng vốn sẽ hiệu quả hơn, họ sẽ thận

trọng hơn trong việc đầu tư vào kế hoạch kinh doanh sắp tới.

Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể tăng cường thuê đội ngũ thẩm định chuyên nghiệp trong những phương án xin vay lớn, mang tính kỹ thuật sâu để phân tích chính xác tính khả thi trước khi quyết định cho vay.

Công tác kiểm soát sau vay cần được tăng cường hơn nữa. Để đảm bảo an toàn trong cho vay, tránh được những RRTD không đáng có CBTD cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh và thực hiện dự án của khách hàng để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Thông qua việc theo dõi vay vốn, CBTD cần lưu ý khách hàng biết kì hạn trả nợ và đôn đốc thu xếp ngân quỹ để trả nợ ngân hàng đúng thời gian thoả thuận. Nếu khách hàng có khó khăn chính đáng không thể trả nợ đúng thời hạn thì CBTD hướng dẫn khách hàng lập giấy xin điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, còn nếu những khó khăn của khách hàng không phải do các nguyên nhân bên ngoài mà là do sự yếu kém của chính họ thì CBTD cần gợi ý, tư vấn cho họ các biện pháp để tháo gỡ khó khăn. Còn nếu khoản vay đã được xác định là “có vấn đề” dù đang còn trong hạn, CBTD cần chuyển khoản vay bộ phận xử lý rủi ro cao để có phương án điều chỉnh khoản vay về trạng thái bình thường trước khi hết hạn.

Ngoài việc trực tiếp kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, nên có một cơ chế kiểm tra chéo trong giai đoạn này để bảo đảm tính khách quan trong kiểm tra, nếu có điều kiện, có thể thành lập một bộ phận kiểm tra sử dụng vốn chuyên biệt cho những món vay lớn, có tầm quan trọng đặc biệt để nhận didnj rủi ro ngay từ khi mới phát sinh.

Thường xuyên đánh giá lại giá trị TSĐB

Cần thường xuyên đánh giá lại giá trị TSĐB để xác định giá trị biến động, tính thanh khoản vào từng thời điểm của TSĐB làm cơ sở thỏa thuận lại với khách hàng, làm căn cứ khi xử lý TSĐB.

Khi ngân hàng phát hiện ra sụt giảm về giá trị của TSĐB thì ngân hàng hoàn toàn có thể thông báo với khách hàng để khách hàng có thể trả trước một phần nợ hoặc đưa thêm TSĐB khác bằng với giá trị sụt giảm của TSĐB ban đầu.

Ngoài ra, khi có sự thay đổi về nhân sự trong việc chuyển giao hồ sơ từ cán bộ tín dụng này sang cán bộ tín dụng khác thì cần phải quy định cụ thể trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao. Có thể quy định việc lập sổ nhật ký tín dụng về các lần phát vay, thu nợ, biến động tài sản đảm bảo, tình hình kinh doanh và tài chính để đảm bảo sự liên tục, thuận tiện trong việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu 0952 nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w