với khách hàng, ngoài sự nỗ lực của các NHTM, không thể thiếu vai trò và trợ giúp của Nhà nước trong việc tạo môi trường, điều kiện cho dịch vụ thẻ phát triển an toàn và hiệu quả. Cụ thể:
3.3.1.1. Tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở cho hoạt động kinh doanh thẻ
Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước chứ không chỉ dành riêng cho ngành ngân hàng.
Với lĩnh vực thẻ, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các ngân hàng đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ phát hành và thanh toán thẻ. Do đặc tính của ngành dịch vụ thẻ là một lĩnh vực kinh doanh mới, đòi hỏi công nghệ hiện đại, phải nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí cao. Chính vì vậy, Nhà nước nên xem xét giảm thuế nhập khẩu cho những máy móc phục vụ công nghệ thẻ ở Việt Nam hoặc có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu những thiết bị này trong thời gian tới. Khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực sản xuất, phát triển về công nghệ thẻ.
Bên cạnh đó cũng cần xây dựng môi trường kinh tế xã hội ổn định. Môi trường kinh tế xã hội luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Phát triển thẻ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Kinh tế xã hội có ổn định và phát triển bền vững, thì đời sống của người dân mới được cải thiện, quan hệ quốc tế mới được mở rộng, mới có điều kiện tiếp xúc với các công nghệ thanh toán hiện đại của ngân hàng. Kinh tế xã hội phát triển thì ngân hàng mới có thể mở rộng được đối tượng phục vụ của mình.
3.3.1.2. Ban hành văn bản pháp quy về thẻ
Hiện nay số tội phạm có liên quan đến thẻ ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam, trang bị kỹ thuật còn thiếu, pháp luật còn nhiều sơ hở sẽ là mảnh đất lý tưởng cho tội phạm hoạt động. Vì vậy, Nhà nước và các cơ quan có liên quan cần sớm:
- Ban hành các văn bản, cơ chế, chính sách về quản lý ngoại hối, công nghệ,... thông thoáng và phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm hạn chế thanh toán dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho dịch vụ thanh toán thẻ hoàn thiện và phát triển đúng hướng.
Chính sách quản lý ngoại hối hiện nay có quy định về đồng tiền thanh toán thẻ tại các cơ sở chấp nhận thẻ nhưng chưa có phần đề cập đến hạn mức thanh toán thẻ và tín dụng của thẻ do các ngân hàng trong nước phát hành. Chính sách quản lý ngoại hối cần phải có quy định riêng cho thẻ thanh toán, nhất là thẻ tín dụng quốc tế nhằm mục đích vừa quản lý tốt việc sử dụng thẻ của khách hàng, tránh việc lợi dụng thẻ để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài nhưng vẫn phải tạo điều kiện cho phát hành thẻ của ngân hàng và sử dụng thẻ của khách hàng không bị hạn chế.
- Hoàn thiện các văn bản và quy phạm pháp luật chống tội phạm thẻ. Thực tế loại tội phạm về thẻ ngày càng gia tăng với mức độ rất nguy hiểm và tinh vi. Chúng cấu kết với các tội phạm máy tính để tấn công kho dữ liệu khách hàng thẻ nhằm ăn cắp thông tin về khách hàng, tạo các thẻ giả mạo, lấy tiền của khách hàng. Nhiều khi phạm vi hoạt động của chúng không chỉ dừng lại trong nội bộ một quốc gia mà ở phạm vi xuyên quốc gia. Do vậy, rủi ro gây ra cho hệ thống thanh toán cũng như toàn bộ nền kinh tế ngày một nghiêm trọng. Chính phủ có thể tham khảo luật và qui định của các tổ chức thẻ quốc tế cũng như các quy định của pháp luật quốc tế để ban hành các điều khoản có tính thực thi cao, phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh những tranh chấp quốc tế có thể xảy ra mà không mâu thuẫn với hệ thống Pháp luật Việt Nam. Mặt khác, nhanh chóng xây dựng và đưa vào thực thi Luật tội phạm máy tính, Luật tội phạm thẻ, Luật tội phạm thương mại điện tử,...
3.3.1.3. Hoàn thiện các cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt
Hoàn chỉnh môi trường pháp lý là vấn đề cần thiết để thẻ trở thành phương tiện thanh toán phổ biến trong xã hội. Thẻ do VCB phát hành hiện nay chịu sự quy định chặt chẽ của Hiệp hội thẻ quốc tế, nhưng như thế chưa đủ. Cần có một hệ thống văn bản pháp quy hoàn thiện, đầy đủ cho việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ. Năm 2007, NHNN Việt Nam ban hành quyết định 20/2007/QĐ-NHNN "Quy chế phát hành, thanh toán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ thay thẻ" thay thế quyết định 317/1999/QĐ-NHNN ban hành ngày 19/10/1999. Đó chỉ là một văn bản có tính chất hướng dẫn chung, còn về quy trình cụ thể thì lại do từng ngân hàng tự đề ra chứ không có sự thống nhất chung. Một khi thẻ đã được sử dụng phổ
biến và trở thành phương tiện thanh toán hữu hiệu thì rất cần có một pháp lệnh về thẻ thanh toán với những điều khoản chặt chẽ, thống nhất với các văn bản có liên quan đến quản lý ngoại hối, quản lý tín dụng, quản lý thanh toán.
Chính phủ nên có quy định bắt buộc các khoản thanh toán của Chính phủ, của doanh nghiệp không được dùng tiền mặt mà bắt buộc phải thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, khuyến khích thanh toán chuyển khoản điện tử; Có chủ trương, chính sách, biện pháp đúng đắn, kịp thời để khuyến khích chấp nhận thanh toán bằng thẻ (thanh toán không dùng tiền mặt) tại các điểm bán hàng, thanh toán hoá đơn điện, nước, thuế... bằng thẻ.
3.3.1.4. Đầu tư cho hệ thống giáo dục
Việc phát triển nhân tố con người rất quan trọng. Việc này sẽ giúp đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển. Nhà nước cần khuyến khích các trường đại học mở ra những ngành học chuyên môn về thẻ ngân hàng, công nghệ thẻ.
Phát triển hệ thống giáo dục vừa nâng cao trình độ dân trí để nhanh chóng tiếp cận được với công nghệ thanh toán hiện đại của Ngân hàng mà cụ thể là thanh toán bằng thẻ, vừa giúp Ngân hàng có được những cán bộ có trình độ giúp phát triển hoạt động kinh doanh.
3.3.1.5. Thành lập cơ quan thông tin gian lận thẻ và cơ quan chống tội phạm thẻ
Khi tội phạm thẻ ngày càng phổ biến, các hình thức gian lận ngày càng tinh vi và mức độ thiệt hại đối với ngân hàng, người tiêu dùng và nền kinh tế càng lớn, thì việc thành lập các cơ quan trên rất quan trọng trong việc ngăn chặn và xử lý các vụ phạm tội ngoài khả năng kiểm soát và xử lý của các Ngân hàng. Từ đó, tạo niềm tin cho người sử dụng thẻ và khuyến khích sử dụng thẻ.