Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 0951 nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 102 - 104)

Để giữ vững vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực thẻ, VCB cần hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ thẻ. Định kỳ 6 tháng/năm, tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực thẻ, để nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức cho cán bộ thẻ trong toàn hệ thống. Tổ chức các Hội nghị tổng kết công tác thẻ để đánh giá những mặt được và chưa được, từ đó đề ra các biện pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại một cách có hiệu quả, tránh hình thức.

VCB cần có sự chỉ đạo thông suốt từ trên xuống, để từ cán bộ đến cán bộ nghiệp vụ nhận thức được tầm quan trọng của công tác bán lẻ trong đó có công tác thẻ; Trung ương chỉ đạo đến các Chi nhánh thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng và luôn nêu cao tầm quan trọng của "tính hệ thống" trong mọi hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, tránh sự chồng chéo và lãng phí, kém hiệu quả.

VCB với Trung tâm Thẻ là đầu mối cần giữ vững vai trò chỉ đạo, định hướng để các chi nhánh thực hiện theo đúng chính sách đã đề ra, mọi hoạt động đều phải có tính hệ thống thì mới có thể thành công trong cạnh tranh.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thẻ, giao quyền tự chủ và tăng cường đội ngũ cán bộ cho TTT để có thể chủ động trong hoạt đồng, xứng tầm với vai trò vị trí của mình. Với cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư rất hiện đại, với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình, Trung tâm Thẻ phải đầu tư nguồn lực để tạo

ra các sản phẩm thẻ mới tiện ích, hiện đại hơn hẳn thẻ của các NHTM khác, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng và thu hút người tiêu dùng sử dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi đánh giá thực trạng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Việt Nam, kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ của một số ngân hàng thương mại quốc tế và đặc biệt là đánh giá thực trạng phát hành và thanh toán thẻ, những tồn tại và nguyên nhân trong phát hành và thanh toán thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chương 3 đã đưa ra định hướng, các giải pháp; trên cơ sở đó, đưa ra một loạt các kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển thẻ thanh toán của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh của thẻ VCB trên thương trường.

KẾT LUẬN

Dịch vụ thanh toán thẻ ngày càng trở nên phổ biến, từng bước thay thế phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Với nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc phát triển hình thức thanh toán thẻ là một tất yếu. Các NHTM đều nhận thấy sản phẩm thẻ cùng các tiện ích mà sản phẩm thẻ mang lại một nguồn lợi không nhỏ, cùng với thẻ, tên tuổi, thương hiệu của các NHTM được người dân và doanh nghiệp biết đến. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ đem lại rất nhiều lợi ích cho chủ thẻ và cho nền kinh tế cũng như cho bản thân ngân hàng vì vậy các ngân hàng đều cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị phần. Chính vì vậy cần nghiên cứu đánh giá về năng lực cạnh tranh để có những định hướng cho hoạt động kinh doanh.

Trên cơ sở nghiên cứu các nội dung về năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh thẻ, phân tích đánh giá về lực cạnh tranh của VCB để đưa ra những nhận định: VCB đã từng là ngân hàng giữ vị thế số 1 trong hoạt động kinh doanh thẻ, tuy nhiên đến nay vị trí đó đã và đang bị cạnh tranh mãnh liệt, VCB không còn giữ được những lợi thế và vị trí đã có của mình. Việc xác định vị thế và đưa ra những định hướng để tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh phát triển thanh toán thẻ tránh bị tụt hậu, giành lại vị thế số 1 trong hoạt động kinh doanh thẻ của VCB là yêu cầu cấp bách và có rất nhiều việc phải làm. VCB phải nỗ lực thay đổi về chính sách, chiến lược, tư duy, tổ chức con người và phát huy hết năng lực sẵn, tận dụng những ưu thế vượt trội có để đạt được những định hướng đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh doanh thẻ nói riêng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.

Với những phân tích thực trạng, các giải pháp và kiến nghị đưa ra, hy vọng luận văn sẽ góp một phần vào việc tăng trưởng hoạt động kinh doanh thẻ nói chung, nâng cao năng lực và vị thế của VCB trong hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Phương Lan, Lãnh đạo VCB cũng như Trung tâm Thẻ, các thầy cô giáo và các đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bùi Gia Tuân, (2012), Thị trường thẻ ngân hàng và thanh toán điện tử Việt nam, Banknetvn, Hà Nội.

2. Đặng Vũ Huân, (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Hội Thẻ ngân hàng Việt nam, Báo cáo tổng hợp thống kê các năm, 2010, 2011, 2012, Hà nội.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1999), Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ban hành, Hà Nội.

5. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2008), Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ban hành theo quyết định của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, Hà Nội.

6. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng Ngoại thương các năm, 2009, 2010, 2011, 2012.

7. Tổ chức thẻ quốc tế, Báo cáo giả mạo trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương và khu vực các năm 2011, 2012.

Tiếng Anh

8. Bryan A.Gamer (1999), Black’Law Dictionary, St. Paul.

9. MasterCard International Incorporated (1997), An Overview of the Bankcard Industry, New York.

10. Visa Business School (1996), The Acquiring Business.

Một phần của tài liệu 0951 nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w