3.3.2.1. Nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều phối hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại
Để khắc phục tình trạng phát triển dịch vụ thẻ một cách tràn lan, chưa có quy hoạch chính thức như hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cần đứng ra giữ vai trò chỉ
đạo, định hướng chiến lược chung cho các ngân hàng thương mại trong hoạt động phát triển thẻ, tiến hành mở rộng dịch vụ một cách khoa học, tạo ra sự thống nhất về quản lý và bình đẳng trong cạnh tranh giữa các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ trong cả nước. Việc đảm nhận vai trò này cần được cụ thể hoá bằng văn bản dưới dạng các quyết định kèm theo thông tư hướng dẫn. NHNN phải giữ vai trò chỉ đạo đối với các NHTM để tránh cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho hoạt động ngân hàng, cụ thể: thống nhất mức phí, áp dụng các chính sách chung nhằm mục đích đảm bảo lợi nhuận cho tất cả các ngân hàng và thị trường thẻ cạnh tranh lành mạnh.
Tạo điều kiện để các NHTM phản ánh những khó khăn, thuận lợi về phát hành và thanh toán thẻ, đề ra các giải pháp cùng khắc phục. NHNN là nơi thực hiện tổ chức diễn đàn hợp tác, trao đổi kinh nghiệm của các ngân hàng thanh toán thẻ. NHNN cần có những biện pháp mạnh mẽ, có hiệu quả hơn, có những quy định nghiêm khắc về chế tài, để các NHTM đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam.
NHNN cũng cần tạo ra sự tự chủ, năng động cho từng ngân hàng trong chiến lược cạnh tranh của mình bằng cách cho phép các NHTM Việt Nam được áp dụng linh hoạt một số ưu đãi nhất định để đảm bảo tính cạnh tranh của các loại thẻ do NHTM Việt Nam phát hành so với các loại thẻ của các ngân hàng nước ngoài hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phát hành.
3.3.2.2. Tạo chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ thẻ tại Việt nam
NHNN cần phối hợp với các Tổ chức thẻ quốc tế và các Ngân hàng thương mại trong nước để đề ra chính sách trợ giúp các NHTM Việt Nam trong việc khai thác và phát triển trị trường thẻ trong nước, định hướng ứng dụng các thành tựu công nghệ đã, đang và sẽ được áp dụng trong khu vực và trên thế giới.
NHNN cũng cần hỗ trợ, hướng dẫn các ngân hàng trong việc xây dựng chế độ báo cáo, hạch toán, kiểm tra phù hợp với nghiệp vụ thẻ theo thông lệ quốc tế và các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
thanh toán không dùng tiền mặt như việc kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính để có các chế tài bắt buộc thanh toán bằng thẻ đối với các hoạt động thanh toán trên lãnh thổ Việt nam, hay việc đồng ý chính sách thu phí giao dịch trên ATM để khuyến khích việc dùng thẻ thanh toán hàng hoá dịch vụ, hạn chế dùng tiền mặt, cũng như tạo nguồn thu cho các ngân hàng thương mại trong hoạt
3.3.2.3. Hoàn thiện các văn bản pháp lý riêng về hoạt động dịch vụ thẻ
Khung pháp lý của Việt Nam cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của các NHTM còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ và đầy đủ. Vì vậy, trên cơ sở đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thúc đẩy phát triển thị trường thẻ Việt Nam trong thời gian tới, NHNN cần hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ, tạo ra các quy tắc chung và chuẩn mực trong nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại Việt Nam. NHNN cần nghiên cứu và trình Chính phủ, Quốc hội ban hành các quy định Pháp luật liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ thẻ để điều chỉnh các hành vi liên quan, đặc biệt liên quan đến giải quyết các tranh chấp, rủi ro, làm cơ sở để xử lý khi xảy ra.
Chính sách tín dụng phải có quy định riêng cho tín dụng thẻ nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng tự chịu trách nhiệm thẩm định, đảm bảo tín dụng cho khách hàng của mình, giảm khó khăn phiền hà cho khách hàng để tăng lượng khách hàng sử dụng thẻ. Không thể quy định điều kiện đảm bảo tín dụng cho khách hàng chủ thẻ như điều kiện đảm bảo tín dụng đối với các khoản vay thông thường, mà có thể nới rộng hơn và lưu tâm hơn đến khả năng thanh toán của khách hàng căn cứ vào tính ổn định thường xuyên của thu nhập. Ngoài ra, NHNN cũng cần quy định rõ vấn đề liên quan đến trích dự phòng rủi ro, quản lý rủi ro trong nghiệp vụ thẻ như đối với nghiệp vụ tín dụng.
3.3.2.4. Kết nối hệ thống các ngân hàng Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ thẻ
Trong điều kiện nhiều ngân hàng của chúng ta với quy mô kinh doanh không lớn, hạn chế về vốn trong việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật công nghệ, cũng như các giải pháp phần mềm thì việc kết nối toàn hệ thống do Ngân hàng Nhà nước làm đầu mối là giải pháp tốt nhất cho thị trường thẻ Việt Nam phát triển hiệu quả. Khi thực hiện kết nối toàn hệ thống, Ngân hàng Nhà nước trở thành trung tâm thanh
toán bù trừ về thẻ, hệ thống ngân hàng sẽ có nhiều lợi ích:
- Tiết kiệm được chi phí cho các ngân hàng khi đầu tư mua sắm hệ thống ATM và POS. Khi đó, một máy ATM tại một điểm giao dịch nào đó có thể đáp ứng nhu cầu của chủ thẻ thuộc bấy kỳ ngân hàng nào và mỗi ĐVCNT chỉ cần trang bị một máy POS thay vì phải trang bị nhiều máy của nhiều ngân hàng như hiện nay.
- Hệ thống thanh toán thẻ thống nhất tạo sự tiện lợi tối đa cho khách hàng vì có thể sử dụng thẻ tại bất cứ nơi nào với mức phí thống nhất..
- Đồng thời, có hệ thống thanh toán thẻ thống nhất sẽ góp phần giải quyết được yêu cầu cơ bản hiện nay là giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.