Bổ sung vào sản phẩm ban đầu

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề 7 PHƯƠNG PHÁP dạy học đại học THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 88 - 109)

Như vậy học là một chu trình, mỗi chu trình tạo thành một mặt phẳng trình độ, các mặt phẳng đố chồng lên nhau theo kiểu xoắn để càng lên bậc trên tri thức càng phát triển. Từ chu trình đó cho thấy câu hỏi (vấn đề) luôn là động lực kích thích tư duy, tìm tòi: Mở đầu là câu hỏi (vấn đề, bài toán nhận thức) từ phân tích để nhận biết tình huống. Câu hỏi đó do thầy, do bạn, do chủ thể tự đặt ra. Sau câu hỏi mở đầu là quá trình tìm thông tin, xử lý thông tin để tìm lời giải. Sau lời giải bắt đầu lại đặt câu hỏi, lại trả lời để bổ sung và sửa lại; Cứ thể hỏi – trả lời – hỏi – trả lời…

Mô hình cách học theo chu trình đó có thể lược hóa bằng sơ đồ sau :

Hỏi Hiểu Học Hành Hỏi Hiểu Học Hành

Nhà trường đại học phải đào tạo bằng phương pháp tạo ra khả năng tự học với các cách phù hợp theo chu trình nêu trên.

3.7.3. Sự cần thiết phải dạy cách học cho sinh viên

Trong thời đại ngày nay, khoa học và tri thức đã phát triển theo cấp số nhân. Người ta ước tính rằng, cứ 5 năm thì tri thức nhân loại tăng gấp đôi. Với tốc độ phát triển nhanh của khoa học và biển tri thức nhân loại mênh mông như thế, nhà trường dù có cố gắng đến mấy cũng không cung cấp đủ mọi kiến thức

cho người học để sống và làm việc cả đời. Bởi vậy, giáo dục phải hướng người học vào việc học cách học và dạy cách học để họ học được suốt đời. Sứ mệnh của nhà trường đại học là phải dạy cách học cho sinh viên.Mục tiêu lí tưởng của giáo dục là phải tạo được khả năng học tập và dạy cách học chứ không phải là dạy học cái gì”.

Năm 1998, Tổng thống Mĩ trong bản thông điệp quan trọng khi nói về giáo dục đại học đã nhấn mạnh đến mục tiêu đào tạo cuối cùng là giúp sinh viên có thể tự học. Báo cáo Chính trị của BCHTW Đảng khoá VII ở nước ta cũng nhấn mạnh: “Phát huy tư duy khoa học và sáng tạo, năng lực tự nghiên cứu của sinh viên và sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề…”. Đề án “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020” ban hành ngày 02/11/2005 cũng nhấn mạnh tới việc đổi mới phương pháp đào tạo theo ba tiêu chí, trong đó trang bị cách học là tiêu chí đầu tiên.

Sinh viên hiện nay không phải ai cũng biết cách học. Có ý kiến cho rằng cách học của sinh viên hiện nay giống như sinh viên trường “phổ thông cấp 4”. Sinh viên học một cách thụ động, chỉ đâu học đấy, ít chủ động, sáng tạo. Việc đọc sách, đọc tài liệu dường như chỉ để ứng phó cho các bài kiểm tra, sinh viên ít có thói quen đọc sách và biết cách đọc sách. Từ việc tìm tài liệu cho đến cách đọc, cách ghi chép, trích dẫn, xử lí thông tin đọc được… vẫn còn nhiều hạn chế. Sinh viên cũng chưa biết cách nêu thắc mắc và đặt câu hỏi trong lúc thảo luận. Cchas chứng minh, lập luận, khả năng phân tích, phê phán còn yếu. Việc khai thác công nghệ thông tin cũng như nghiên cứu khoa học còn nhiều lúng túng...

Bản chất, yêu cầu học tập ở đại học khác xa so với việc học tập ở phổ thông. Nếu ở phổ thông, thầy giáo chủ yếu cung cấp và truyền thụ những kiến thức cơ bản, phổ thông trong sách giáo khoa đã được rút ra từ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, sinh viên nghe, ghi nhớ, làm việc dưới sự dẫn dắt của thày, đồng thời luyện tập theo những điều thầy hướng dẫn một cách tích cực, độc lập, sáng tạo, thì ở đại học việc học tập của sinh viên mang tính chất nghiên cứu nhiều hơn và đòi hỏi sự làm việc tự giác, độc lập, chủ động cao hơn. Trên cơ sở giảng viên hướng dẫn, gợi mở vấn đề, sinh viên tự suy nghĩ, tìm tòi, đọc sách và tài liệu để trả lời những vấn đề đặt ra và đào sâu vấn đề nghiên cứu. Với

sinh viên có thể tiến hành nghiên cứu khoa học để có phát minh khoa học. Nói một cách ngắn gọn, cách học ở đại học chính là “tự học”, tự nghiên cứu..

Từ bản chất việc học tập khác nhau như vậy nên sinh viên không thể áp dụng phương pháp học tập ở phổ thông vào học tập ở các trường đại học. sinh viên phải biết cách tự chiếm lĩnh lấy kiến thức, kỹ năng, tự mình khám phá ra châm lý để làm chủ cuộc sống và công việc của mình sau này. Muốn làm được điều này, sinh viên phải có các loại kỹ năng cơ bản sau đây:

- Sử dụng ngôn ngữ nói và viết để diễn đạt tư tưởng, quan điểm khoa học và giao tiếp được với người khác một cách rõ ràng, xúc tích.

- Phải biết đặt câu hỏi, phân tích các tình huống, giải thích và làm sáng tỏ vấn đề một cách khoa học, tường minh.

-Phải có kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng tư duy phê phán. sinh viên

cần biết tư duy nhiều hơn là biết nhớ.

- Biết lựa chọn, thu thập thông tin, biết cách phân tích và tổng hợp dữ liệu thu nhận để giải quyết vấn đề đặt ra. Lúc đó ghi nhớ thông tin là giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu cho giai đoạn xử lí, gia công trí tuệ của hoạt động nhận thức.

- Biết sử dụng máy tính một cách thông dụng như bút viết hàng ngày, đặc biệt phải có kĩ năng khai thác và sử dụng công nghệ thông tin. sinh viên cần phải biết những tiềm năng to lớn cũng như hạn chế của công nghệ thông tin để có thể xử lí các “kho”thông tin mà máy tính đem lại.

- Có kĩ năng sống trong học tập, trong cuộc sống cá nhân, trong quan hệ với người khác, với môi trường, với công việc…

- Có khả năng tự học suốt đời. Đây được xem như là một yêu cầu cốt lõi mà trường đại học cần trang bị cho sinh viên. Bởi vì, trong một thế giới được đặc trưng bởi những biến đổi quá nhanh về xã hội, công nghệ, chính trị, kinh tế, văn hóa...thì mọi sinh viên phải có khả năng tự học và phải coi việc học là người bạn đồng hành trong suốt cuộc đời.

Với tất cả những điều trình bày trên đây cho thấy sự cần thiết phải dạy cách học cho sinh viên.

Điều này mang lại ý nghĩa cơ bản sau:

+ Chuẩn bị cho sinh viên thích nghi được với một xã hội học tập (learning society) trong thế kỉ XXI.

+ Trang bị cho người học một công cụ, một phương pháp cơ bản để tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp suốt đời.

+ Đưa sinh viên trở thành chủ thể của việc dạy và học.

+ Đưa tới sự thay đổi trong nội dung chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy trong các trường đại học nói chung, đại học sư phạm nói riêng theo hướng đào tạo sinh viên trở thành người học suốt đời...

Cách học được hiểu không chỉ như là một phương pháp học mà còn như một chiến lược học với một tập hợp các thủ thuật nhận thức hay trí tuệ được cá nhân sử dụng trong một tình huống học tập cụ thể nhằm đạt mục đích cho sự học tập, nghiên cứu. TRong đó, người học cần phát huy mọi năng lực nhận thức (cảm giác, tri giác, nhớ, tư duy...) để lĩnh hội kiến thức. Nếu hiểu cách học như trên thì việc học của sinh viên đại học bao gồm một hệ thống cách học cần thiết đảm bảo cho việc học có hiệu quả.

3.7.4. Về quá trình học tập ở bậc đại học

Học tập trong xã hội thông tin là quá trình thu nhận thông tin, xử lý thông tin và tích trữ thông tin dưới dạng tri thức, từ nhà trường hay môi trường sống, làm cho người học tự biến đổi về trí tuệ và làm phong phú thêm tri thức của mình, điều đó cũng làm thỏa mãn nhu cầu tự nhiên của mỗi người học.

Trong kinh tế tri thức, người ta phân tri thức thành hai loại: loại thứ nhất- loại trí thức có thể "điển chế hóa” được, đó là loại tri thức “nổi”, có thể được "nhìn thấy”qua các văn bản, qua hình và qua tiếng, đó là loại hàng hóa và vì vậy loại này có thể mua bán được. Loại thứ hai - loại không thể “điển chế được”, còn gọi là loại trí thức “gầm” như: khả năng tri giác, khả năng sáng tạo, óc phán sét, kinh nghiệm sử lý tình huống... Và như vậy, trí thức loại này không dễ gì mua bán trúc tiếp được mà chỉ có thể mua bán gián tiếp thông qua đào tạo. Tri thức “ngầm” quan trong nhất có thể là năng lực học hỏi liên tục để có thể đạt được những năng lực mới, đó chính là phương pháp học tập.

Theo chúng tôi, có thể mô tả quá trình học tập của một cá nhân và vai trò của giảng viên khi “lấy việc học làm trung tâm” qua sơ đồ dưới đây:

Phân tích sơ đồ, chúng ta thấy người học có thể thu thập thông tin qua 5 giác quan, còn vai trò của giảng viên là truyền đạt tri thức, dạy phương pháp thu thập thông tin, dạy phương pháp xử lí thông tin, dạy phương pháp ra quyết định để đào tạo năng lực chuyển thông tin thành tri thức của người học và việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học, đó là vai trò đặc biệt quan trọng mà công nghệ và kĩ thuật dù hoàn thiện và phát triển đến đâu cũng không thể thay thế được cho người giảng viên.

Cũng qua sơ đồ, chúng ta nhận thấy, sự tái hiện của thông tin hay tri thức của người học sẽ là quá trình tái hiện tích hợp của các giác quan.

Tất cả các phân tích trên đây cho phép chúng ta xác lập được phương pháp học tập hiệu quả nhất cho người học và cũng dễ dàng lý giải được các số liệu thống kê sau đây: nghe không thôi thì chỉ nhớ được 20%, nhìn không thôi thì nhớ được 30%. Vừa nghe, vừa nhìn thì nhớ được đến 50 %, nói lại được thì nhớ đến 80%, còn vừa nói, vừa làm thì nhớ được 90%. Hoặc lý giải các câu châm ngôn: nếu tôi chỉ nghe thì tôi sẽ quên ngay, nhưng nếu tối thìn thì tôi sẽ nhớ, còn nếu tôi thực hành thì tôi sẽ hiểu (I hear I forget, I see I remember, I do I understand). Hay câu: chăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm. Đó chính là các câu châm ngôn minh học ý kiến cho rằng trí nhớ là quá trình tái hiện tích hợp của các giác quan

3.7.5. Về phương pháp học tập ở bậc đại học

Hồ Chí Minh đã nói về phương châm học tập trong cuốn “Sửa đổi lề lối làm việc” một cách hết sức tóm tắt là “Cách học tập: lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào” (Hồ Chí Minh toàn tập, t.IV, tr.522). Như vậy, theo cách nói của Bác, phương châm học tập là ngoài việc lấy tự học làm chính thì việc học còn phải qua thảo luận nhóm và có sự hướng dẫn của thầy.

Còn Khổng Tử thì dạy học cho học trò học tập như sau: Học cho rộng, hỏi cho kỹ, phản biện cho sáng tỏ, làm cho hết sức. Có điều không học nhưng đã

học được điều gì không hay, không thôi. Có điều không hỏi, nhưng đã hỏi điều gì mà không biết không thôi. Có điều gì mà không phản biện, nhưng đã phản biện điều gì mà không minh bạch,không thôi.Có điều gì không nghĩ, nhưng đã nghĩ điều gì mà không nghĩ đến nơi, không thôi. Có điều gì không làm, nhưng đã làm điều gì mà chưa tận lực, không thôi. Người ta dụng công một, ta dụng công một mà không được thì phải dụng công gấp trăm, người ta dụng công mười, ta dũng công gấp mười mà không thành thì phải dụng công gấp nghìn để đến kì được mới thôi. Nếu quả theo được đạo ấy thì tuy ngu rồi cũng thành sáng, yếu rồi cũng thành ra mạnh”. Như vậy, theo Khổng Tử thì phương châm học tập là phải tham khả nhiều tài liệu, tìm hiểu bài cho thật sâu qua điều tra vặn hỏi, học phải có bình luận đánh giá và thực hành cho thật nhiều với một quyết tâm cao thì trước chưa thạo nhưng rồi cũng sẽ thành thạo.

3.7.6. Về nội dung dạy cách học ở đại học

Với việc phân tích quá trình học tập và phương châm học tập ở bậc đại học nêu trên, chúng ta có thể phác họa nhà trường cần phải dạy cách học (phương châm và phương pháp học tập) cho sinh viên bao gồm những nội dung chính sau đây:

a) Dạy cách lập kế hoạch học tập

- Dạy cách lập kế hoạch phấn đấu với mục tiêu cụ thể: để có mục tiêu phấn đấu, để phân biệt được việc chính với việc phụ, việc làm ngay với việc sẽ phải làm và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu phấn đấu để từng bước tích lũy kết quả học tập.

- Dạy cách lập kế hoạch sử dụng thời gian: để làm chủ được quỹ thời gian và không quên các việc sẽ phải làm, không bị động trước rất nhiều các tư liệu cần phải đọc và các công việc cần phải hoàn thành đúng hạn.

b) Dạy cách nghe giảng và ghi bài trên lớp

- Dạy nguyên tắc chính của nghe - ghi: nghe ghi đầy đủ, tỉ mỉ để có khả năng kết hợp cao nhất đồng thời thính giác, thị giác và tri giác, nhờ đó hiểu và tái hiện thông tin-tri thức một cách dễ dàng và sâu sắc nhất.

+ Dạy các thủ thuật nghe - ghi: tùy theo đặc điểm của từng môn học, dạy cách viết tắt, viết gạch chân để nhận mạnh và dễ nhớ...

c) Dạy cách học bài

- Dạy cách tự học: học theo bậc nhận thức cao của Bloom (học vận dụng, học phân tích, học tổng hợp và học bình luận đánh giá từng kiến thức), học tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo trong mối quan hệ hệ thống của các kiến thức.

- Dạy cách học nhóm: để học cách giao tiếp, học cách trình bày diễn giải bằng lời, học cách thuyết phục đồng nghiệp, học cách quản lí và tổ chức từ một nhóm nhỏ học tập đến một hội thảo đông đapr, học cách tham khảo trí tuệ của bạn và đồng nghiệp...

d) Dạy cách nghiên cứu và giải quyết vấn đề

- Dạy cách chọn vấn đề: theo ý nghĩa khoa học hay ý nghĩa thực tiễn hay chọn vấn đè theo sở thích, theo hệ thống nghiên cứu của thầy, của đơn vị...

- Dạy cách nghiên cứu vấn đề: cách xây dựng đề cương ngiên cứu; cách thu thập tư liệu; cách viết tổng quát; cách phân tích, tổng hợp và bình luận đánh giá các tư liệu thu thập được và đề xuất phương hướng giải quyết vấn đề...

- Dạy cách gải quyết vấn đề: cách chọn lọc phương pháp giải quyết vấn đề, cá bước triển khai giải quyết vấn đề, các thử nghiệm giải quyết vấn đề, cách kiểm tra đánh giá kết quả giải quyết vấn đề.

e) Các cách học phổ biến -Cách đọc sách

-Cách ghi chép bài giảng

- Cách thu thập thông tin để giải thích một vấn đề - Cách học bằng lập bản đồ tư duy

- Cách học so sánh - Cách dùng ẩn dụ

- Cách sử dụng phương pháp tương đồng - Cách tự định nghĩa khái niệm

-Cách thuyết trình

-Cách nghiên cứu khoa học

- Cách sử dụng và khai thác công nghệ thông tin trong quá trình học tập - Cách học nghề qua thực tập sư phạm ở trường phổ thông

-Cách quan sát giờ học - Cách học nhóm

-Cách lập kế hoạch học tập -Cách phân tích – tổng hợp -Cách hệ thống hóa

-Cách diễn đạt phi ngôn ngữ -Cách tự đặt câu hỏi, tự trả lời -Cách đặt câu hỏi cho người khác

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề 7 PHƯƠNG PHÁP dạy học đại học THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực (Trang 88 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w