Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Phân loại cho vay dựa trên các cơ sở:
1.2.3.1. Phân loại theo thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay có thời hạn duới 12 tháng và đuợc sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn luu động của các hộ kinh doanh cá thể và nhu
cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân.
- Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Cho vay trung hạn chủ yếu đuợc sử dụng để đầu tu mua sắm tài sản cố định, cải tiến
hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các
dự án
có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đầu tu cho tài sản cố định,
cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn luu động thuờng xuyên của
các hộ
15
- Cho vay sản xuất kinh doanh :\‘à. hình thức cho các đối tượng như cá nhân, hộ
gia đình tiến hành các hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân như mua sắm nhà cửa, xe ô tô, các tài sản cá nhân và cho sinh hoạt hàng ngày.
1.2.3.3. Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
- Cho vay không có tài sản đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của tổ chức hay cá nhân thứ ba, việc cho vay chỉ dựa
vào uy
tín của bản thân khách hàng đó. Đối với những khách hàng tốt, là những
khách hàng
trung thực trong kinh doanh có khả năngtài chính mạnh, quản trị hiệu quả thì Ngân
hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của khách hàng đó.
- Cho vay có tài sản bảo đảm: là hình thức cho vay dựa trên cơ sở các tài sản thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba. Sự bảo đảm
này là
căn cứ pháp lý để Ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung cho phương án trả nợ ban đầu của khách hàng.
1.2.3.4. Phân loại theo cách thức cho vay
- Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng.
- Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay thông qua các tổ chức tín dụng trung gian. Ngân hàng cho vay qua các tổ chức, hội, nhóm như hội nông dân, hội
phụ nữ, hội cựu chiến binh. Các tổ chức này thường liên kết các thành viên để hỗ
trợ và bảo vệ quyền lợi của mỗi thành viên.
16
- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn KHCN và NHTM thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: NHTM và KHCN xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
- Cho vay theo dự án đầu tư: NHTM cho KHCN vay vốn để thực hiện các dự án
đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, NHTM và KHCN xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn
trong thời hạn cho vay.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: NHTM cam kết đảm bảo sẵn sàng cho KHCN vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: NHTM chấp thuận cho KHCN được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín
dụng để
thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc
điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng
thẻ tín dụng, NHTM và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính
phủ và
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà NH thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của
khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt
17
cá nhân và hộ gia đình không dễ dàng vượt qua các khó khăn về tài chính. Thực tế cho thấy, tỷ lệ các khoản cho vay KHCN không được thanh toán thường gấp nhiều lần so với tỷ lệ các khoản cho vay đối với doanh nghiệp hay tổ chức tài chính khác không được thanh toán.
Quy trình cho vay được các cán bộ tín dụng áp dụng giúp cho quá trình cho vay diễn ra một cách khoa học, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng.
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn
Cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định khi khách hàng có nhu cầu, đồng thời kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ.
Bước 2: Thẩm định tín dụng. Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình cho
vay KHCN, quyết định chất lượng của món vay, thường bao gồm các nội dung sau: Thẩm định tư cách đạo đức và mục đích vay của khách hàng: Đảm bảo khách hàng vay vốn có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, đủ tư cách pháp lý vay vốn ngân hàng, mục đích vay phù hợp với quy định của pháp luật và ngân hàng.
Thẩm định tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng: Đảm bảo khách hàng vay vốn có đủ năng lực tài chính và trách nhiệm hoàn trả đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ.
Bước 3: Thẩm định tài sản đảm bảo.
Kiểm tra tính hợp pháp, khả năng thanh khoản, giá trị của tài sản bảo đảm, đồng thời ngân hàng có khả năng quản lý tài sản bảo đảm của khách hàng.
Bước 4: Xét duyệt và ký kết hợp đồng tín dụng.
Sau khi thẩm định toàn diện nhu cầu vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định kèm theo hồ sơ vay vốn liên quan trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp hồ sơ vay vốn được cấp có thẩm quyền chấp thuận, cán bộ tín dụng soạn thảo hợp đồng tín dụng và tiến hành ký kết với khách hàng.
18
Hợp đồng tín dụng đã được ký kết và được cấp có thẩm quyền ký duyệt, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng tương ứng với số tiền đã được ký kết trong hợp đồng.
Trong quá trình giải ngân, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay theo đúng phương án vay vốn.
Bước 6: Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới.
Đây là bước cuối cùng của quy trình cho vay KHCN. Cán bộ tín dụng theo dõi, đôn đốc việc trả nợ của khách hàng.Trường hợp khách hàng không thực hiện trả nợ theo Hợp đồng tín dụng, việc xem xét tìm nguyên nhân là rất quan trọng giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các quyết định mới để đảm bảo thu hồi khoản cho vay.
1.2.5. Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Đối với khách hàng
- Cho vay tiêu dùng giúp giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng với khả năng thanh toán của khách hàng, người tiêu dùng được hưởng những lợi
ích từ
hàng hoá, dịch vụ trước khi họ tích luỹ đủ tiền, giải quyết nhu cầu cấp bách một
cách nhanh chóng. Thông qua tín dụng tiêu dùng, những người có thu nhập
thấp có
thể mua nhà, mua xe... giúp họ có cuộc sống ổn định hơn, tạo động lực góp phần
cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân
- Cho vay sản xuất kinh doanh giúp khách hàng mở rộng đầu tư, gia tăng sản xuất khi nguồn vốn tự có chưa đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh, tạo thêm thu nhập
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, cho vay khách hàng cá nhân dù với mục đích tiêu dùng hay đầu tư cũng
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và tạo sự giàu mạnh cho xã hội.
19
thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử...
Đối với nền kinh tế
Cho vay khách hàng cá nhân không chỉ có vai trò quan trọng với khách hàng đi
vay, ngân hàng mà còn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế:
- Giúp kích cầu, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu khoản vay này được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ phục vụ cho sản
xuất kinh doanh sẽ giúp cho quá trình tiêu thụ diễn ra nhanh chóng và thuận tiện
hơn, vốn không bị ứ đọng, thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
- Góp phần nâng cao đời sống người dân giúp người dân thoả mãn nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần, giảm dần khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
- Đây là một trong những kênh dẫn truyền vốn hiệu quả, là công cụ thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước như cho vay ưu đãi đối với người nghèo, cho
vay nông nghiệp.
1.3. PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN1.3.1. Khái niệm phát triển cho vay khách hàng cá nhân 1.3.1. Khái niệm phát triển cho vay khách hàng cá nhân
Phát triển cho vay KHCN được hiểu là sự tăng lên về lượng cho vay và quá trình hoàn thiện quy trình cho vay, các sản phẩm dịch vụ cho vay KHCN nhằm thỏa mãn và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, cũng như có chính sách tín dụng hợp lý, đa dạng về đối tượng khách hàng, mở rộng quy mô để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ của Ngân hàng.Theo Peter S.Rose (2001) [10],bên cạnh đó các NHTM cũng cần chú ý tới phương thức và chất lượng của hoạt động cho vay KHCN, thường xuyên kiểm soát chất lượng cho vay để làm sao vừa đảm bảo mở rộng gắn với chất lượng cho vay KHCN cao, an toàn, bền vững.
20
Sự phát triển của mạng lưới cho vay
Khách hàng cá nhân rất đông và phân tán ở nhiều nơi vì vậy để phục vụ tốt cho đối tượng khách hàng này, mở rộng thị trường phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân thì sự gia tăng của các điểm giao dịch, ATM, các quỹ tiết kiệm, các phòng giao dịch và các chi nhánh là một trong những điều kiện tiền đề để phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
Sự đa dạng hóa sản phẩm cho vay
Ngày nay, số lượng Ngân hàng ngày một tăng và thêm vào đó, số lượng và nhu cầu sử dụng dịch vụ của Ngân hàng thì không có nhiều thay đổi. Vì vậy, các ngân hàng không ngừng đổi mới và phát triển sản phẩm mới để cạnh tranh, chiếm thị phần khách hàng. Để bắt kịp thị hiếu của người vay, Ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu thị trường, cho ra các sản phẩm mới để thỏa mãn được nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Nếu ngân hàng nào không phát triển sản phẩm, không đa dạng hóa sản phẩm hay không phát triển các sản phẩm mới, ngân hàng đó sẽ bị tụt hậu trong thị trường Ngân hàng, khách hàng sẽ không chọn ngân hàng đó để sử dụng dịch vụ cũng như vay vốn.
Chất lượng dịch vụ ngày càng nâng lên
Nhu cầu xã hội ngày càng cao, dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển đa dạng.Vì
vậy, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng và quy mô ngân hàng nói
chung có
phát triển được hay không còn phụ thuộc nhiều ở chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Thước đo chất lượng dịch vụ của ngân hàng thể hiện ở mức độ hài lòng của khách hàng
đối với ngân hàng. Khi chất lượng dịch vụ tốt thì không chỉ số lượng khách hàng
vay vốn
sẽ tăng lên mà ngân hàng còn bán chéo được các sản phẩm khác như bảo hiểm, tiền gửi,
thẻ,... Như vậy, chất lượng dịch vụ ảnh hưởng gián tiếp đến doanh thu hay lợi nhuận của
Khoảng cách Nội dung
Khoảng cách 1 Khác biệt giữa mong đợi của KH và nhận thức của nhà quảntrị về mong đợi của KH. Điều cơ bản của sự khác biệt này là do nhà cung cấp dịch vụ không hiểu hết được những đặc điểm nào tạo nên chất lượng dịch vụ của mình cũng như cách thức chuyển giao dịch vụ cho khách hàng để thỏa mãn nhu cầu của KH.
Khoảng cách 2 Khác biệt này xuất hiện khi nhà cung cấp dịch vụ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nhận thức của mình về kì vọng của KH thành những đặc tính của chất lượng.
Khoảng cách 3 Sự khác biệt giữa các đặc tính chi tiết chất lượng dịch vụ được nhận biết với quá trình thực tế phân phối tới KH.
Khoảng cách 4 Sự khác biệt giữa dịch vụ mà thực tế KH được cung cấp với những thông tin mà KH nhận được qua các hoạt động truyền thông về dịch vụ đó.
Khoảng cách 5
Sự khác biệt giữa dịch vụ mong đợi của KH và chất lượng mà thực tế họ cảm nhận được.
21
Để làm được điều này, cần phải hiểu được mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng cung cấp cho họ, nhận diện được những nhân tố làm khách hàng hài lòng và định lượng được nó. Hiện nay có các hệ thống chỉ tiêu đo lường chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ như:
Mô hình năm khoảng cách chất lượng dịch vụ:
Trong quá trình cung cấp dịch vụ, giữa nhà cung cấp (ngân hàng) và khách hàng luôn tồn tại những khoảng cách. Các khoảng cách này biến đối phụ thuộc vào hai nhân tố chính là khách hàng và ngân hàng.
Bên cạnh đó là những yếu tố môi trường xung quanh tác động, ảnh hưởng đến khách hàng và ngân hàng. Khoảng cách càng lớn thể hiện khả năng ngân hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng càng thấp. Chính vì vậy, quản trị chất lượng dịch vụ về thực chất chính là quản trị “các khoảng cách chất lượng dịch vụ”. Thu hẹp các khoảng cách này là mục tiêu hướng tới của nhà cung cấp, việc thu hẹp các khoảng cách này giúp ngân hàng và khách hàng tiến gần đến nhau hơn, ngân hàng thấu hiểu hơn những nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng nhằm đưa đến những sản phẩm dịch vụ ngày càng thỏa mãn cao hơn nhu cầu của khách hàng.
22
(Nguồn: Parasuraman - mô hình nghiên cứu năm 1985)
Sơ đồ 1.1: Mô hình năm khác biệt dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ Bảng 1.1: Nội dung 5 khoảng cách
Các thành phần của mô hình bao gồm:
1. Tin cậy: là khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay lần đầu tiên cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
2. Đáp ứng: sự sẵn sàng của các nhân viên nhằm giúp đỡ khách hàng, đòi hỏi những người nhân viên nhiệt tình và có khả năng.
3. Năng lực phục vụ: đòi hỏi kỹ năng và kiến thức để cung cấp dịch vụ mong đợi tại tất cả các cấp trong tổ chức.
4. Tiếp cận: liên quan đến sự dễ dàng trong liên lạc, giờ giấc thuận tiện, giảm thiểu thời gian chờ đợi, và mức độ có thể tiếp cận của khách hàng.
23
nghe khách hàng một cách chân thành.
6. Lịchsự: tôn trọng, quan tâm và thân thiện với các khách hàng.
7. Tín nhiệm: tạo niềm tin cho khách hàng là họ tin vào nhà cung cấp dịch vụ.
8. An toàn: khả năng đảm bảo sự an toàn cho khách hàng, thể hiện qua sự an