ngân hàng thương mại
1.3.3.1. Nhân tố khách quan
Sự phát triển của nền kinh tế: Kinh tế càng phát triển kéo theo sự phát triển của các tổ chức tài chính, công nghệ, đòi hỏi cao hơn của khách hàng dẫn
28
đến ngân hàng phải mở rộng các loại hình dịch vụ nói chung và các loại hình cho vay nói riêng. Ngân hàng buộc phải tìm cách để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Thêm vào đó nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng cá nhân sẽ gia tăng: Chất luợng cuộc sống đuợc nâng cao là cơ hội và điều kiện để phát triển cho vay tiêu dùng, thị truờng bất động sản phát triển sẽ tạo điều kiện cho nguời dân có nhiều cơ hội để mua nhà ổn định cuộc sống đây là điều kiện để phát triển cho vay bất động sản. Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân yêu cầu rất lớn về công nghệ thông tin vì vậy khi kinh tế phát triển lĩnh vực này công nghệ thông tin cũng có điề u kiện đuợc đầu tu để cho ra những s ản phẩm mang tính ứng dụng cao cho ho ạt động ngân hàng giúp gi ảm chi phí tăng lợi nhuận, tạo điều kiện phát triển hoạt động cho vay. Và nguợc lại khi kinh tế kém phát triển hoặc suy thoái hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân khó có cơ hội phát triển đuợc.
Môi trường pháp lý: Môi truờng pháp lý ảnh huởng rất lớn đến hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động của cho vay đối với khách hàng cá nhân nói riêng. Đặc biệt là các quy định về an toàn và các quy định khác của pháp luật liên quan đến việc gì NHTM đuợc làm, việc gì NHTM không đuợc làm. Môi truờng pháp lý trong đó NHTM hoạt động không phải bất di bất dịch mà luôn thay đổi theo yêu cầu phát triển và quản lý của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng. Mỗi thay đổi của các quy định, luật ảnh huởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân bởi vì hoạt động của ngân hàng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật.
Chính sách tín dụng của Ngân hàng nhà nước: Dựa trên tình hình kinh tế hiện tại, Ngân hàng nhà nuớc sẽ đua ra các chính sách định huớng phát triển tín dụng đối với hệ thống Ngân hàng thuơng mại. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, chính sách tín dụng mở rộng thì hoạt động phát triển tín dụng của Ngân hàng thuơng mại có điều kiện phát triển. Nguợc lại, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, tiềm ẩn nhiều rủi ro thì chính sách tín dụng của Ngân hàng nhà nuớc
29
hạn chế tín dụng, như vậy, các Ngân hàng khó có thể phát triển hoạt động cho vay.
Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng: Cạnh tranh cũng có mặt tốt của nó. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển sự phát triển của ngân hàng. Cạnh tranh thúc đẩy các ngân hàng phải cung cấp các sản phẩm cho vay mới đa dạng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời cạnh tranh cũng buộc các ngân hàng
phải áp dụng công nghệ mới, tuyển nhân sự có chất lượng, tăng lương, tích cực quảng cáo. Lãi suất cho vay, điều kiện cho vay cũng thông thoáng hơn, khách hàng cá nhân sẽ
dễ dàng giao dịch với ngân hàng thúc đẩy họ tích cực sử dụng vốn từ ngân hàng. Điều này thúc đẩy hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng không chỉ phát triển về chiều rộng mà cả về chiều sâu. Có thể nói các ngân hàng bắt đầu quan tâm
chú trọng đến tín dụng cá nhân từ khi lĩnh vực truyền thống là tín dụng doanh nghiệp bị
cạnh tranh quá gay gắt do sự phát triển của thị trường chứng khoán và sự ra đời của hàng
loạt các tổ chức tài chính khác.
Hiện nay các ngân hàng nước ngoài đang chiếm ưu thế hơn so với các ngân hàng Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng cá nhân. Với thế mạnh vốn có về dịch vụ bán lẻ của ngân hàng mẹ các ngân hàng nước ngoài đang kỳ vọng thâu tóm được khối lượng khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng ở các đô thị lớn. Các ngân hàng nước ngoài có hẳn một chiến lược và kế hoạch cụ thể để triển khai dịch vụ bán lẻ. Các ngân hàng này đưa ra mức lãi suất cho vay hâp dẫn dựa trên dư nợ giảm dần cùng với hạn mức cấp cho khách hàng lên đến 70% - 80% tài sản đảm bảo.
Thu nhập, tập quán tiêu dùng của dân cư:
Theo điều tra thì dân cư có thu nhập cao thường giao dịch với ngân hàng nhiều hơn so với tầng lớp có nhu nhập thấp. Khi thu nhập cao thì họ có nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn, vì vậy họ thường có nhu cầu gửi tiết kiệm hoặc vay tiêu dùng. Khi có thu nhập cao, họ thường có nhận thức và hiểu biết về ngân hàng nhiều hơn, họ sẽ có cái
30
KHCN nói riêng. Thu nhập thấp sẽ không thường xuyên được tiếp cận với phương tiện thông tin đại chúng, theo đó sẽ kéo theo là sự hiểu biết hạn chế, họ sẽ không thấy được tiện ích khi sử dụng các dịch vụ hiện đại mà ngân hàng cung cấp. Thu nhập thấp thì ngân hàng không thể phát triển cho vay được vì vốn vay từ ngân hàng phải đáp ứng điều kiện về nguồn trả nợ.
Tập quán tiêu dùng của dân cư trong khu vực là một nhân tố rất quan trọng trong phát triển cho vay. Dân cư khu vực có tập quán tiêu dùng phát triển thì ngân hàng dễ dàng phát triển các hoạt động cho vay tiêu dùng, tăng dư nợ cho vay cũng như doanh số cho vay. Ngược lại, trong khu vực mà tâm lý người dân không phát triển tiêu dùng thì ngân hàng không thể phát triển cho vay được.
Vì vậy, thu nhập dân cư và tập quán tiêu dùng trong vùng là một trong những yếu
tốt rất quan trọng để góp phần phát triển hoạt động cho vay đối với KHCN của NHTM.
1.3.3.2. Nhân tố chủ quan
Tiềm lực tài chính và uy tín c ủa ngân hàng: Như đã nói ở phần trên để phát triển các nghiệp vụ dành cho khách hàng cá nhân rất tốn kém: Phải mở nhiều chi nhánh để khách hàng dễ dàng tiếp cận và để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở nhiều nơi, cần có đội ngũ nhân viên đông và dày dặn kinh nghiêm , chi phí quảng cáo lớn để quảng bá thương hiệu,...Vì vậy tiềm lực tài chính cũng là một yếu tố không thể thiếu để phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân. Khách hàng cá nhân r ất đông, mỗi người có tâm lý khác nhau nhưng nhìn chung đã liên quan đến vấn đề tài chính họ thường sợ bị lừa đảo. Để kéo khách hàng về phía mình ngân hàng phải xây dựng được uy tín trong lòng khách hàng để kéo khách hàng về phía ngân hàng mình. Chắc chắn rằng khách hàng sẽ thích làm việc với một ngân hàng đã có uy tín trên thì trường hơn là làm việc với một ngân hàng chưa có hoặc uy tín không cao.
Chính sách cho vay KHCN của ngân hàng: Ngân hàng muốn phát triển cho vay KHCN thì các cấp lãnh đạo phải đưa ra các quy định, chính sách làm công cụ thuận tiện. Khi có các chính sách khuyến khích, các cán bộ tín dụng có thể dễ dàng
31
Nếu không có các chính sách khuyến khích phát triển cho vay KHCN thì các cán bộ tín dụng cá nhân nếu muốn phát triển cho vay KHCN cũng rất khó.
Tổ chức bộ máy của ngân hàng: Tổ chức bộ máy của ngân hàng tốt sẽ khiến công việc đuợc phân cấp rõ ràng và mức độ chuyên môn hóa trong công việc sẽ cao dẫn tới năng suất đạt đuợc sẽ cao hơn. Phân công rõ công việc và trách nhiệm của từng bộ phận khiến nhân viên không thể đùn đẩy và phải chịu trách nhiệm về công việc mình làm tạo động lực tinh thần trách nhiệm trong công việc. Bộ máy tổ chức hợp lý sẽ làm cho công việc diễn ra trôi chảy tránh những thủ tục, những khâu không cần thiết. Nguợc lại một bộ máy đuợc tổ chức không tốt sẽ cản trở đến tiến tính làm việc cũng nhu giảm năng suất công việc
Trình độ cán bộ nhân viên: đội ngũ nhân viên trình độ cao dày dặn kinh nghiệm sẽ xử lý công việc nhanh, giải quyết đuợc những tình huống khó, những tình huống bất ngờ, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng thúc đẩy hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng. Đặc biệt khi giao dịch với khách hàng cá nhân, một khách hàng có nhiều nhu cầu khác nhau đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải am hiểu sâu rộng các nghiệp vụ khác nhau mới có thể đáp ứng đuợc đòi hỏi của khách hàng. Không chỉ trình độ mà cả thái độ của nhân viên ngân hàng với khách hàng cũng ảnh huởng rất lớn tới hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân. Mỗi khách hàng có tính cách khác nhau nhung đòi hỏi nhân viên luôn luôn phải niềm nở, lịch sự tạo sự thoải mái cho khách hàng. Có nhu vây mới kéo khách hàng tới giao dịch tại ngân hàng đuợc.
Trình độ khoa học kĩ thuật công nghệ thông tin của ngân hàng: Công nghệ mà ngân hàng đang sử dụng ảnh huởng tới chi phí ngân hàng bỏ ra, sự tiện lợi mà ngân hàng mang tới cho khách hàng. Thực tế cho thấy ứng dụng công nghệ thông tin vào ngân hàng là chìa khóa để ngân hàng phát triển nhanh và bền vững hơn. Hệ thống kĩ thuật công nghệ thông tin sẽ là công cụ quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh, bảo đảm an toàn hiệu quả, quản lý khách hàng, kiểm soát tốt nguồn vốn, mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ hiện đại. Tuy nhiên công nghệ thông tin thay đổi rất nhanh vì vậy các dịch vụ ngân hàng trên nền công nghệ thông
32
tin cao cũng phải thường xuyên đổi mới đa dạng cho phù hơp.