Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng hiện nay của ngân

Một phần của tài liệu 0979 phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTM CP công thương VIệt nam chi nhánh hùng vương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 84)

HÙNG VƯƠNG

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI HÀNG THƯƠNG MẠI

3.1.1. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng hiện nay của ngân hàng thươngmại cổ phần Công Thương Việt Nam mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Đối với các doanh nghiệp, kể cả NHTM, trong đó có Vietinbank Hùng Vương, định hướng và mục tiêu kinh doanh luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Vì vậy, để xác định đúng hướng và mục tiêu kinh doanh phù hợp đến năm 2025, Vietinbank Hùng Vương cần phân tích có bài bản tiềm năng và tình hình phát triển kinh tế- xã hội của Phú Thọ. Đồng thời cần phân tích xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Chi nhánh, đó là:

- Không ngừng hoàn thiện về mô hình tổ chức, hoạt động nghiệp vụ hướng tới khách hàng trong nước và nước ngoài với sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú và tiện ích hơn, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng;

- Chi nhánh đang đứng trước nhiều cơ hội do tình hình phát triển kinh tế- xã

hội trên địa bàn Phú Thọ đang có chuyển biến tích cực với nhiều doanh nghiệp cũng như cụm khu công nghiệp. Mặt khác, đối thủ cạnh tranh chủ yếu là các ngân hàng NHTM Cổ phần lớn như Vietcombank, BIDV, Agribank... nhưng cơ chế chính

sách của Vietinbank ngày càng linh hoạt, phù hợp nên càng đi vào cuộc sống với rất nhiều chương trình khuyến mại, ưu đãi linh hoạt dành cho khách hàng sử dụng dịch vụ của Chi nhánh, nhất là dịch vụ huy động vốn và tín dụng, trong đó có cho vay tiêu dùng;

- Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đang đứng trước thử thách, khó khăn như: Khách hàng đã quen sử dụng các sản phẩm dịch vụ của NHTM khác, việc thay đổi thói quen của khách hàng không thể thực hiện trong một sớm một chiều; Mật độ dân cư trên địa bàn không đông, mức sống người dân chưa cao với chủ yếu là các

hộ kinh doanh nhỏ lẻ, DNSVM hoạt động kinh doanh còn nhiều manh mún; * Định hướng phát triển kinh doanh của Chi nhánh đến năm 2025:

- Tập trung khai khác tiềm năng thế mạnh phát triển kinh tế- xã hội của Phú Thọ về du lịch và một số thế mạnh trong nông nghiệp, công nghiệp trong xây dựng cũng như thế mạnh của một số doanh nghiệp trên địa bàn như Công ty hóa chất Việt Trì, công ty Giấy Việt trì ...;

- Xây dựng và triển khai chiến lược khách hàng hướng tới khách hàng mục tiêu, ký kết thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế xã hội trên địa bàn như các đơn vị nêu trên và các khách sạn Hòa Bình, Việt Trì Graden..., các cửa hàng như hệ thống siêu thị tiêu dùng Vinmart, PiCo, Media mart...;

- Phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh về quy mô gắn với chất lượng trên cơ sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực phục vụ, kiểm soát tốt rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh, xác định “Khẩu vị rủi ro” của Chi nhánh, từng bước nâng cao vị trí của Chi nhánh trong xép hạng của khu vực và hệ thống;

- Nâng cao năng lực quản trị điều hành tại Chi nhánh, phân công nhiệm vụ rõ ràng và phù hợp với năng lực, sở trường của cán bộ theo từng lĩnh vực..

Đồng thời, chủ động đề xuất với Hội sở chính trong cải tiến quy trình, hiện đại hóa công nghệ, cơ sở vật chất, nâng cao tiện ích sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh;

* Mục tiêu phát triển kinh doanh của Chi nhánh đến năm 2025:

- Phát triển nền khách hàng bền vững gắn với sàng lọc khách hàng, bảo đảm lượng khách hàng tăng dần qua các năm với mức tăng bình quân/năm là 10%, nâng tỷ trọng khách hàng vay vốn/tổng khách hàng giao dịch với Chi nhánh trên 10%;

- Phát triển hoạt động huy động vốn, bảo đảm mức tăng trưởng ổn định bình quân/năm đạt 17%;

- Phát triển hoạt động kinh doanh tín dụng, bảo đảm an toàn, hiệu quả với mức tăng trưởng ổn định bình quân/năm đạt 16%; Thực hiện tốt thẩm định khách hàng trước khi cho vay để thực hiện cho vay không có bảo đảm về tài sản;

- Kiểm soát rủi ro trong mọi hoạt động kinh doanh, kiểm soát rủi ro tín dụng với tỷ lệ nợ QH, nợ xấu dưới 1,5%; Xử lý kiên quyết và kịp thời nợ QH, nợ xấu; Phối hợp với cơ quan chức năng kiểm soát rủi ro do tội phạm công nghệ cao;

- Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ và các dịch vụ khác với mục tiêu tăng cả số lượng thẻ lũy kế và doanh số thanh toán thẻ tăng trung bình/năm 10%; Hạn chế số lượng thẻ không sử dụng, thẻ “chết” dưới 1,5%;

- Tiết kiệm chi phí quản lý một cách hợp lý, tăng dần Nim huy động vốn và Nim tín dụng để bảo đảm tăng thu nhập của Chi nhánh với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và DPRR tăng bình quân/năm là 20%

Một phần của tài liệu 0979 phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTM CP công thương VIệt nam chi nhánh hùng vương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w