3.2.2.1. Giải pháp đối với dịch vụ huy động vốn
Gia tăng tỷ lệ huy động vốn bán lẻ trong tổng huy động vốn thông qua việc đổi mới sản phẩm huy động vốn và chính sách khách hàng phù hợp. Khai thác tối đa các sản phẩm huy động vốn hiện có. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cu bằng cách hoàn thiện và nâng cao chất luợng các sản phẩm tiền gửi hiện có, phối hợp với Hội sở chính nghiên cứu và sớm đua vào triển khai các sản phẩm huy động vốn mới nhu: Huy động vốn bằng vàng. Đồng thời triển khai huy động vốn và chi trả tại nhà để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, đặc biệt là rất hữu ích đối với đối tuợng khách hàng huu trí có nguồn tiền nhàn rỗi.
Thuờng xuyên rà soát danh mục các sản phẩm tiền gửi hiện tại của BIDV, đánh giá, so sánh sản phẩm của BIDV với các đối thủ cạnh tranh, đồng thời thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng về các sản phẩm để xác định hiệu quả của các sản phẩm đang triển khai, sản phẩm nào chua đạt tính hiệu quả, nghiên cứu bổ sung các tính năng, tiện ích mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng..., hình thành các sản phẩm tiền gửi đặc thù riêng của Chi nhánh.
Bám sát chỉ đạo của Hội sở chính trong từng thời kỳ. Căn cứ vào giá mua vốn FTP từng thời điểm, tham khảo lãi suất huy động vốn cùng kỳ hạn của ít nhất 03 tổ chức tín dụng cùng địa bàn, áp dụng mức lãi suất hợp lý, cạnh tranh.
Mỗi phòng giao dịch phân công 01 cán bộ phụ trách theo dõi các khoản huy động vốn đến hạn trong kỳ, gọi điện thông báo và tu vấn khách hàng lựa chọn kỳ hạn và sản phẩm cho kỳ hạn gửi tiếp theo.
Chuong trình chăm sóc khách hàng thực hiện theo chính sách khách hàng cá nhân trong từng thời kỳ.
3.2.2.2. Giải pháp đối với sản phẩm tín dụng bán lẻ
Cải thiện chất luợng sản phẩm, dịch vụ tín dụng bán lẻ: Phối hợp với Ban phát tri ể n s ản ph ẩm bán l ẻ xây dựng các quy trình sản phẩm thân thiện với khách hàng theo huớng giảm thiểu thủ tục và rút gọn thời gian giao dịch của
khách hàng; Nâng cao việc khai thác, sử dụng hệ thống IT về quản lý quan hệ khách hàng để phục vụ tốt hơn các nhu cầu hiện có và khai thác phục vụ nhu cầu mới của khách hàng; Tổ chức đội ngũ cán bộ bán hàng chất luợng, tu vấn thoả mãn các yêu cầu sản phẩm, dịch vụ tín dụng bán lẻ cho khách hàng và am hiểu các sản phẩm bán lẻ nói chung để tu vấn và bán chéo sản phẩm cho khách hàng.
Xây dựng các sản phẩm tín dụng đặc thù phù hợp với từng phân khúc thị truờng, các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu mới của khách hàng và sự phát triển của thị truờng từng thời kỳ. Đẩy mạnh phát triển tín dụng nhà ở, phát triển các sản phẩm tín dụng nhà ở gắn với các giải pháp tài chính trọn gói và dài hạn thông qua việc liên kết với các chủ đầu tu là các công ty kinh doanh bất động sản, xây dựng. Đẩy mạnh phát triển tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh: Xây dựng chính sách đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh.
Hiện nay khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng với chi nhánh chủ yếu thuộc các địa bàn thị trấn Yên Mỹ, thị trấn Nhu Quỳnh và rải rác ở các địa bàn các xã huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm, Khoái Châu, Văn Giang. Do vậy, bên cạnh việc tập trung vào các địa bàn truyền thống, cán bộ KHCN cần phải chủ động, tích cực tìm hiểu và phát triển khách hàng tại các địa bàn chua khai thác, tiếp thị qua đó không những nâng cao hình ảnh, uy tín và vị thế của BIDV Bắc Hung Yên mà còn phân tán rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng đuợc an toàn, hiệu quả.
3.2.2.3. Giải pháp đối với dịch vụ thẻ
Đảm bảo tính ổn định của hệ thống công nghệ thẻ nhằm xử lý nhanh, chính xác, giảm thiểu lỗi trong quá trình giao dịch của khách hàng.
Tiếp tục nghiên cứu và triển khai các giải pháp rút ngắn thời gian phát hành và giao thẻ tín dụng tới khách hàng; tiếp tục nâng cấp và xây dựng các công cụ hỗ trợ công tác xử lý khiếu nại, phát hành thẻ, thu nợ thẻ, công tác đối chiếu quyết toán. Tăng cuờng công tác phòng ngừa rủi ro, gian lận.
Nâng cao chất luợng chăm sóc khách hàng là chủ thẻ và Đơn vị chấp nhận thẻ, lấy hoạt động chăm sóc khách hàng là cơ sở cạnh tranh, đảm bảo tính kịp thời khi khách hàng có yêu cầu hỗ trợ, thuờng xuyên thăm hỏi, cập nhật thông tin về
khách hàng, linh hoạt trong áp dụng các chính sách của Hội sở chính đối với từng đối tượng khách hàng.
Thường xuyên đào tạo về sản phẩm dịch vụ mới, triển khai các chính sách khuyến khích của Hội sở chính, bồi dưỡng các kỹ năng bán hàng cần thiết để tất cả cán bộ Chi nhánh đều có khả năng trở thành người bán hàng dịch vụ thẻ.
Tận dụng lợi thế là có mối quan hệ với nhiều t ập đoàn công ty lớn như: Tập đoàn Hoà Bình, Tập đoàn Geleximco, Công ty CP Thép Việt Ý, Công ty CP Dây và Cáp điện Thượng Đình ... BIDV - Chi nhánh Bắc Hưng Yên cần khai thác mạnh mẽ hơn nữa các thoả thuận hợp tác toàn diện với các khách hàng lớn này để phát hành thẻ ghi nợ nội địa cho công nhân, thẻ Visa, Master cho các lãnh đạo. Phối hợp với Ban PTSPBL Hội sở chính thiết kế các gói sản phẩm phù hợp để tăng khả năng bán chéo sản phẩm. Tiếp tục phát triển các sản phẩm liên kết nhằm tận dụng nền tảng khách hàng doanh nghiệp vốn là thế mạnh của BIDV.
Phòng KHCN phối hợp với phòng KHDN lên danh sách các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng với BIDV nhưng chưa sử dụng dịch vụ chuyển tiền lương tự động, xây dựng kế hoạch tiếp thị trả lương tự động có sự phối hợp của cán bộ các phòng KHCN, KHDN và phòng GDKH. Đảm bảo ít nhất 70% doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh thực hiện trả lương qua tài khoản tại BIDV- Chi nhánh Bắc Hưng Yên.
Thời điểm khai giảng tại các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh như: Đại học Tài chính- Quản trị kinh doanh, đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên ... BIDV Bắc Hưng Yên đặt quầy tiếp thị sản phẩm dịch vụ và mở thẻ giảm ½ phí hoặc miễn phí dịch vụ cho sinh viên.
3.2.2.4. Giải pháp đối với dịch vụ POS
Tiếp tục nghiên cứu đưa vào áp dụng các công nghệ mới như POS không dây qua GPRS, đơn giản hoá thủ tục xác nhận đơn vị chấp nhận thẻ.
Đẩy mạnh tiếp thị các khách hàng tiềm năng là các nhà hàng ăn uống, cửa hàng điện thoại, cửa hàng bách hoá tổng hợp tại địa bàn 5 huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm, Khoái Châu, Văn Giang. Để tiếp thị các đối tượng khách hàng này cần
tận dụng các mối quan hệ quen biết sẵn có, chủ động lên kế hoạch tiếp cận. Sử dụng chính sách khách hàng linh hoạt, cạnh tranh nhu miễn phí dịch vụ 3 tháng đầu, xây dựng cơ chế khuyến khích trên doanh số thanh toán ...
3.2.2.5. Giải pháp đối với dịch vụ NHBL khác: BSMS, Vntopup, IBMB, Mobile Bankplus, bảo hiểm, thanh toán, WU
Cán bộ QHKHCN triệt để marketing các sản phẩm bán chéo với khách hàng có quan hệ tín dụng bán lẻ, cụ thể: 100% khách hàng vay sử dụng dịch vụ BSMS, Vntopup, 10% khách hàng sử dụng IBMB, 50% khách hàng sử dụng dịch vụ MobileBanklus, 100% khách hàng mua bảo hiểm nguời vay vốn. Đảm bảo 100% các món phát vay đều giải ngân chuyển khoản qua đó thu phí dịch vụ thanh toán.
Chủ động tiếp thị với các đơn vị đang trả luơng qua tài khoản tại BIDV- Chi nhánh Bắc Hung Yên về sản phẩm IBMB, Mobile Bankplus.
Mở rộng các kênh phân phối qua các đại lý nhu đại lý chi trả kiều hối, đại lý thanh toán với các đối tác nhu: ngân hàng chính sách, quỹ tín dụng nhân dân trung uơng, các cửa hàng vàng trên địa bàn. Nghiên cứu hình thức chi trả kiều hối tại nhà đối với các khoản chuyển tiền kiều hối lớn. Phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động, tăng cuờng các biện pháp khuyến mãi, quảng cáo để giới thiệu dịch vụ chi trả kiều hối đến với khách hàng trên địa bàn.
3.3. KIẾN NGHỊ
Từ lý luận và nghiên cứu về hoạt động kinh doanh dịch vụ NHBL tại BIDV- Chi nhánh Bắc Hung Yên, để hoạt động này đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần đua BIDV-Chi nhánh Bắc Hung Yên ngày càng phát triển, tác giả xin nêu ra một số đề xuất kiến nghị nhu sau:
3.3.1. Với Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng thuơng mại, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định huớng quá đột ngột gây ảnh huởng đến hoạt động của ngân hàng thuơng mại.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng là một đòi hỏi cấp bách. Nhà nước phải không ngừng tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn ra đầu tư. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện, đổi mới môi trường kinh tế, coi đó là giải pháp tổng thể và cơ bản nhất trong quá trình đổi mới mọi lĩnh vực kinh doanh nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nói riêng, chẳng hạn như:
- Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến đảm bảo tiền vay. Có những quy định cụ thể phù hợp với đặc điểm tài sản của các thành phần kinh tế cá nhân, hộ gia đình.
- Thúc đẩy thị trường tài chính, trước hết là thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ nhằm xác định khuôn khổ hoạt động của các ngân hàng, tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đa dạng hóa các công cụ thanh toán nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
3.3.2. Với Bộ Tài chính
- Bộ Tài chính đầu mối phối hợp chặt trẽ với các ban, ngành khác trong việc ban hành các quy định điều chỉnh hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng, đảm bảo sự đồng bộ, tránh quy định chồng chéo, không phù hợp với thực tế. Ngoài ra cũng cần thường xuyên thực hiện rà soát lại các văn bản pháp lý đang tồn tại để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế.
- Cần có quy định mang tính tổng thể để giải quyết các vấn đề có liên quan đến giao dịch điện tử. Sớm ban hành và công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, quy định mức độ mã khoá được đăng ký và sử dụng cho các thành phần tham gia hoạt động Thương mại điện tử, đồng thời công nhận giá trị chứng cứ của văn bản điện tử ở các hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế, chào hàng, chấp nhận và xác nhận mua hàng.
- Ban hành quy định "có POS mới được cấp phép bán lẻ". Hiện nhiều doanh nghiệp vẫn ngại lắp đặt POS với những lý do như ngại tốn kém chi phí, không muốn bị lộ doanh thu, không được cơ chế khuyến khích về thuế... Nhà nước cần có các quy
chế bắt buộc coi việc lắp đặt POS là điều kiện tiên quyết đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hàng hóa bán lẻ để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.
3.3.3. Với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nuớc với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nuớc trực tiếp về lĩnh vực Ngân hàng cần phải:
- Xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống các văn bản duới luật để huớng dẫn các NHTM thực hiện, vừa không trái luật, vừa tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động trong huớng hội nhập quốc tế.
- NHNN cần bổ sung, hoàn thiện các chính sách, cơ chế thúc đẩy phát triển sản phẩm dịch vụ NHBL. Trên cơ sở các bộ luật của Nhà nuớc, cần xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống các văn bản huớng dẫn về hoạt động NHBL để các ngân hàng thuơng mại thực hiện.
- Tăng cuờng công tác kiểm tra, giám sát và có những chỉ đạo sát sao quá trình triển khai dịch vụ NHBL của các NHTM, đảm bảo môi truờng cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng.
- Nâng cao chất luợng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) từ đó giúp đóng góp tích cực trong công tác quản lý của NHNN cũng nhu bảo đảm hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần vào việc ổn định hệ thống ngân hàng.
- Tiếp tục tạo điều kiện khuyến khích tối đa luồng tiền kiều hối chuyển về nuớc, hạn chế một cách tốt nhất nạn chuyển tiền lậu bằng việc kiểm tra giám sát hoạt động chi trả kiều hối thuờng xuyên.
3.3.4. Với ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- BIDV cần chú trọng đầu tu phát triển công nghệ: Hoàn thiện nâng cấp các chuơng trình, dịch vụ đang phát triển nhu BSMS, IBMB, máy ATM, POS. Xây dựng, phát triển các báo cáo hoặc chuơng trình hỗ trợ chiết xuất dữ liệu cho hoạt động bán lẻ, phòng giao dịch...
- BIDV cần phát triển sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng theo vùng miền, kịp thời cho ra các sản phẩm Huy động vốn và tín dụng bán lẻ có sự khác biệt
đảm bảo cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu phát triển dịch vụ thuê két, giữ hộ tài sản cho những khách hàng có thu nhập cao, cần bảo quản tài sản.
- Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường cần kiểm tra khắt khe từ quy trình tác nghiệp đến khả năng đáp ứng của công nghệ đối với sản phẩm. Đồng thời dành một phần kinh phí để chỉ định cán bộ BIDV sử dụng sản phẩm trước nhằm kiểm tra và khắc phục các lỗi đảm bảo khi sản phẩm cung cấp đến khách hàng được hoàn hảo. Mặt khác, khi cán bộ BIDV sử dụng sản phẩm thì cán bộ là người nắm rõ được về tính năng sản phẩm đều có thể là nhân viên bán hàng và đặc biệt khi khách hàng sử dụng sản phẩm ổn định khách hàng sẽ có lòng tin vào sản phẩm đó và các sản phẩm mới BIDV triển khai đến khách hàng trong tương lai
- BIDV cần hoàn thiện mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ của cán bộ KHCN và Phòng KHCN với mục tiêu giảm tải công việc cán bộ KHCN tại Chi nhánh, phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, chỉ tiêu đánh giá của các cán bộ bán hàng và cán bộ nghiệp vụ hỗ trợ.
- BIDV cần hoàn thiện cơ chế chính sách tạo động lực cho chi nhánh và cán bộ làm công tác bán lẻ. Cơ chế giao và đánh giá kế hoạch dựa trên nguồn lực và khả năng thực hiện của chi nhánh.
- BIDV cần chuẩn hóa thương hiệu, phong cách giao dịch và không gian giao dịch của các điểm giao dịch. Tăng cường công tác quảng bá, nhận diện thương hiệu BIDV.
- BIDV nên có kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên viên quản trị ngân hàng và
đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp trong toàn hệ thống. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của Trường đào tạo cán bộ BIDV thông qua việc tăng cường hợp tác, mở rộng liên kết với các trường Đại học chuyên ngành Tài chính ngân hàng như Đại học Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Đại học Ngoại thương; các viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng về ngân hàng....
- BIDV nên tuyển chọn cán bộ ưu tú tham gia các khoá đào tạo và học tập ở