Với Bộ Tài chính 8 3-

Một phần của tài liệu 1038 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98)

- Bộ Tài chính đầu mối phối hợp chặt trẽ với các ban, ngành khác trong việc ban hành các quy định điều chỉnh hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng, đảm bảo sự đồng bộ, tránh quy định chồng chéo, không phù hợp với thực tế. Ngoài ra cũng cần thường xuyên thực hiện rà soát lại các văn bản pháp lý đang tồn tại để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế.

- Cần có quy định mang tính tổng thể để giải quyết các vấn đề có liên quan đến giao dịch điện tử. Sớm ban hành và công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, quy định mức độ mã khoá được đăng ký và sử dụng cho các thành phần tham gia hoạt động Thương mại điện tử, đồng thời công nhận giá trị chứng cứ của văn bản điện tử ở các hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế, chào hàng, chấp nhận và xác nhận mua hàng.

- Ban hành quy định "có POS mới được cấp phép bán lẻ". Hiện nhiều doanh nghiệp vẫn ngại lắp đặt POS với những lý do như ngại tốn kém chi phí, không muốn bị lộ doanh thu, không được cơ chế khuyến khích về thuế... Nhà nước cần có các quy

chế bắt buộc coi việc lắp đặt POS là điều kiện tiên quyết đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hàng hóa bán lẻ để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

3.3.3. Với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nuớc với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nuớc trực tiếp về lĩnh vực Ngân hàng cần phải:

- Xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống các văn bản duới luật để huớng dẫn các NHTM thực hiện, vừa không trái luật, vừa tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động trong huớng hội nhập quốc tế.

- NHNN cần bổ sung, hoàn thiện các chính sách, cơ chế thúc đẩy phát triển sản phẩm dịch vụ NHBL. Trên cơ sở các bộ luật của Nhà nuớc, cần xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống các văn bản huớng dẫn về hoạt động NHBL để các ngân hàng thuơng mại thực hiện.

- Tăng cuờng công tác kiểm tra, giám sát và có những chỉ đạo sát sao quá trình triển khai dịch vụ NHBL của các NHTM, đảm bảo môi truờng cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng.

- Nâng cao chất luợng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) từ đó giúp đóng góp tích cực trong công tác quản lý của NHNN cũng nhu bảo đảm hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần vào việc ổn định hệ thống ngân hàng.

- Tiếp tục tạo điều kiện khuyến khích tối đa luồng tiền kiều hối chuyển về nuớc, hạn chế một cách tốt nhất nạn chuyển tiền lậu bằng việc kiểm tra giám sát hoạt động chi trả kiều hối thuờng xuyên.

3.3.4. Với ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- BIDV cần chú trọng đầu tu phát triển công nghệ: Hoàn thiện nâng cấp các chuơng trình, dịch vụ đang phát triển nhu BSMS, IBMB, máy ATM, POS. Xây dựng, phát triển các báo cáo hoặc chuơng trình hỗ trợ chiết xuất dữ liệu cho hoạt động bán lẻ, phòng giao dịch...

- BIDV cần phát triển sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng theo vùng miền, kịp thời cho ra các sản phẩm Huy động vốn và tín dụng bán lẻ có sự khác biệt

đảm bảo cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu phát triển dịch vụ thuê két, giữ hộ tài sản cho những khách hàng có thu nhập cao, cần bảo quản tài sản.

- Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường cần kiểm tra khắt khe từ quy trình tác nghiệp đến khả năng đáp ứng của công nghệ đối với sản phẩm. Đồng thời dành một phần kinh phí để chỉ định cán bộ BIDV sử dụng sản phẩm trước nhằm kiểm tra và khắc phục các lỗi đảm bảo khi sản phẩm cung cấp đến khách hàng được hoàn hảo. Mặt khác, khi cán bộ BIDV sử dụng sản phẩm thì cán bộ là người nắm rõ được về tính năng sản phẩm đều có thể là nhân viên bán hàng và đặc biệt khi khách hàng sử dụng sản phẩm ổn định khách hàng sẽ có lòng tin vào sản phẩm đó và các sản phẩm mới BIDV triển khai đến khách hàng trong tương lai

- BIDV cần hoàn thiện mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ của cán bộ KHCN và Phòng KHCN với mục tiêu giảm tải công việc cán bộ KHCN tại Chi nhánh, phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, chỉ tiêu đánh giá của các cán bộ bán hàng và cán bộ nghiệp vụ hỗ trợ.

- BIDV cần hoàn thiện cơ chế chính sách tạo động lực cho chi nhánh và cán bộ làm công tác bán lẻ. Cơ chế giao và đánh giá kế hoạch dựa trên nguồn lực và khả năng thực hiện của chi nhánh.

- BIDV cần chuẩn hóa thương hiệu, phong cách giao dịch và không gian giao dịch của các điểm giao dịch. Tăng cường công tác quảng bá, nhận diện thương hiệu BIDV.

- BIDV nên có kế hoạch đào tạo đội ngũ chuyên viên quản trị ngân hàng và

đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp trong toàn hệ thống. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của Trường đào tạo cán bộ BIDV thông qua việc tăng cường hợp tác, mở rộng liên kết với các trường Đại học chuyên ngành Tài chính ngân hàng như Đại học Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Đại học Ngoại thương; các viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng về ngân hàng....

- BIDV nên tuyển chọn cán bộ ưu tú tham gia các khoá đào tạo và học tập ở nước ngoài để tiếp thu các thành tựu mới, từ đó nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng hiệu quả hơn vào hoạt động kinh doanh NHBL của BIDV.

- BIDV tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ chi nhánh mở rộng phát triển mạng luới, rút ngắn thời gian thẩm định đề án thành lập, hỗ trợ vốn tránh kéo dài làm mất cơ hội kinh doanh.

3.3.5. Với chính quyền địa phương

- Có chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế tại địa phuơng phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là thành phần kinh tế cá thể, hộ gia đình.

- Trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế địa phuơng ngoài uu tiên phát triển công nghiệp cũng cần quan tâm hỗ trợ phát triển các làng nghề. Có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất để tạo điệu kiện cho nguời dân có đủ điều kiện tiếp cấp vốn vay ngân hàng.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án không dùng tiền mặt của Thủ tuớng Chính phủ. Yêu cầu tất cả các đơn vị trả luơng cho nguời lao động từ ngân sách nhà nuớc phải trả qua tài khoản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu chuơng 3, luận văn đã trình bày những định huớng, mục tiêu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hung Yên về việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong những năm tới và xác định rõ định huớng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một trong những định huớng phát triển quan trọng, lâu dài nhằm góp phần tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của Ngân hàng hàng đầu trên địa bàn.

Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu các chuơng truớc, đã đề xuất hệ thống giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hung Yên. Tóm lại, hệ thống giải pháp đề cập đến các giải pháp chung về việc phát triển công nghệ thông tin, đa dạng hoá các kênh phân phối, thực hiện tốt chính sách khách hàng, tu vấn và hỗ trợ khách hàng, nâng cao năng lực quản trị điều hành và chất luợng nguồn nhân lực, hệ thống quảng bá và thuơng hiệu BIDV, đẩy mạng công tác Marketing. Bên cạnh đó còn đua ra các giải pháp cụ thể về huy động vốn, sản phẩm tín dụng, dịch vụ thẻ, dịch vụ POS và các dịch vụ khác nhu BSMS, IBMB, WU...

KẾT LUẬN CHUNG

Với hơn 17 năm xây dựng và phát triển, BIDV - Chi nhánh Bắc Hưng Yên đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế của Tỉnh nhà. Bước vào giai đoạn phát triển mới với những cơ hội và thách thức mới, BIDV - Chi nhánh Bắc Hưng Yên nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển hướng hoạt động kinh doanh phù hợp. Phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng chính là định hướng của BIDV- Chi nhánh Bắc Hưng Yên hiện tại và tương lai. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu, giải quyết một số nội dung cơ bản của phát triển dịch vụ NHBL tại Chi nhánh:

Một là, hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến dịch vụ NHBL qua khái niệm, đặc điểm, vai trò và các sản phẩm dịch vụ NHBL cụ thể. Đồng thời chỉ ra nội dung của phát triển dịch vụ NHBL, đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng cũng như các tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ NHBL. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày quá trình phát triển dịch vụ NHBL của một số ngân hàng trong nước và trên thế giới qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV.

Hai là, phân tích thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV - Chi nhánh Bắc Hưng Yên. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được cũng như tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến những tồn tại, hạn chế đó.

Ba là, trên cơ sở xác định nguyên nhân của tồn tại, hạn chế cùng với định hướng phát triển, môi trường hoạt động của Chi nhánh, tác giả đã xây dựng hệ thống giải pháp phát triển hoạt động dịch vụ NHBL cùng một số kiến nghị đối với Nhà Nước, Bộ ngành liên quan và NHNN để phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV- Chi nhánh Bắc Hưng Yên.

Khi những giải pháp nêu trên được triển khai một cách đồng bộ sẽ góp phần phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV - Chi nhánh Bắc Hưng Yên. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh luôn có sự biến động do ảnh hưởng của môi trường vĩ mô, nhu cầu khách hàng, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh ... các chiến lược, chính sách kinh doanh dịch vụ NHBL cũng sẽ luôn có sự biến đổi. Đây là đề tài rộng đòi hỏi phải có nhiều thời gian nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn nên luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế cần bổ sung, chỉnh sửa.

http://www.bidv.com.vn

http://www.gso.com.vn http://www.mof.gov.vn http://www.saga. com.vn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I/ CÁC VĂN BẢN

1. Luật các tổ chức tín dụng 2010.

2. Thông tư 21/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013 về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại.

3. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Định hướng hoạt động kinh doanh NHBL của BIDV Việt Nam giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn 2020.

4. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Nghị quyết phê duyệt chiến lược phát triển của BIDV đến 2020 và kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2011-2015. 5. BIDV- Chi nhánh Bắc Hưng Yên, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh

các năm 2012, 2013, 2014.

6. BIDV- Chi nhánh Bắc Hưng Yên, Báo cáo quyết toán các năm 2012, 2013, 2014.

7. BIDV- Chi nhánh Bắc Hưng Yên, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHBL các năm 2012,2013, 2014.

8. Tạp trí Ngân hàng, Tài chính tiền tệ, Tạp chí kinh tế, Thời báo kinh tế, Tạp trí Đầu tư - Phát triển,.... nhiều kỳ.

9. Nghị quyết số 1235/NQ-HĐQT ngày 21/12/2009 của Hội đồng quản trị BIDV.

II/ CÁC TÀI LIỆU CÁ NHÂN

1. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

2. TS. Hà Nam Khánh Giao (2004), Marketing dịch vụ, NXB Thống kê.

3. TS. Lê Đình Hạc (2009), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận văn tiến sỹ kinh tế.

4. GS.,TS.Vũ Văn Hóa & TS.Lê Xuân Nghĩa: “ Một số vấn đề cơ bản về tài Chính - Tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2006 -2010”. Đề tài cấp Nhà Nước. MS : ĐTĐL - 2005/25G, Bộ KH & CN.

5. GS.,TS.Vũ Văn Hóa & PGS.,TS.Đinh Xuân Hạng (2007) :“Lý Thuyết tiền tệ”, NXB Tài Chính - Hà Nội.

6. Lâm Thị Hồng Hoa (2006),

http://www.vnba. org.vn http://www.worldbank. org.vn

“Phương hướng phát triển hệ thống ngân

Ngân hàng TMCPĐT&PT Việt Nam Tổng cục thống kê

Bộ tài chính Việt Nam

Phân tích tài chính ngân hàng Ngân hàng nhà nước Việt Nam Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ Ngân hàng thế Giới tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 1038 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hưng yên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98)