6. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Ưu điểm và hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử
1.2.4.1. Đối với khách hàng - ưu điểm:
Thứ nhất, ngân hàng điện tử là một kênh quan trọng giúp cho khách hàng có thể thông tin liên lạc với ngân hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn. E-banking đã thực sự trở thành phương tiện hỗ trợ đắc lực giúp cho khách hàng nắm được nhanh chóng, kịp thời những thông tin tài khoản, tỷ giá, lãi suất. Chỉ trong chốc lát, qua máy tính hoặc điện thoại di động được nối mạng với ngân hàng, khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với ngân hàng để kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn, dịch vụ công cộng, thanh toán thẻ tín dụng.
Thứ hai, khách hàng có thể tiết kiệm chi phí một cách đáng kể khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Phí giao dịch E-banking hiện được đánh giá là ở mức thấp nhất so với các phương tiện giao dịch khác. Ưu điểm về mặt tiết kiệm chi phí
Tl
này cũng đặc biết quan trọng khi khác hàng là các tập đoàn hoặc doanh nghiệp lớn. Thứ ba, dịch vụ ngân hàng điện tử giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian quý báu của mình. Các giao dịch ngân hàng thông qua mạng lưới Internet được thực hiện và xử lý một cách nhanh chóng và chính xác. Khách hàng không cần phải đến tận quầy giao dịch của ngân hàng, không mất thời gian đi lại hoặc nhiều khi phải xếp hàng dài chờ đến lượt mình. Giờ đây, với dịch vụ ngân hàng điện tử, họ có thể tiếp cận với bất cứ đâu họ muốn. Chỉ cần nhấn chuột tất cả mọi thao tác được thực hiện chỉ trong nháy mắt thay vì chuỗi dài các thủ tục phức tạp nếu giao dịch qua giấy tờ hoặc tại quầy.
Như vậy, thay đổi lớn nhất mà E-banking mang lại cho khách hàng là có thể đem lại một giải pháp mà từ trước tới nay chưa từng có. Khách hàng có được tất cả những gì mình mong muốn với một mức thời gian ít nhất và điều đó có thể tóm lại thành một cụm từ “sự tiện lợi”, nhất là đối với các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ vì nhiều khi đối tượng khách hàng này không đủ nhân lực đi đến văn phòng trực tiếp giao dịch với ngân hàng và E-banking sẽ là sự lựa chọn tối ưu. Các dịch vụ E-banking đa dạng với các cách sử dụng tương đối đơn giản, tiện lợi đã giúp khách hàng hoàn toàn thoát khỏi những phiền toái đó.
- Hạn chế:
Một là, ngân hàng điện tử đã làm tăng sự lệ thuộc của con người vào máy tính điện tử và mạng Internet. Khách hàng cần có máy tính, modem, tài khoản Internet và đây là khoản đầu tư ban đầu không nhỏ. Thêm nữa, người sử dụng cũng phải nắm được thao tác và kiến thức cơ bản nhất định để sử dụng các thiết bị điện tử. Điều này hoàn toàn khác biệt so với quá trình giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, bất cứ khách hàng nào cũng có thể đến thẳng ngân hàng để tiến hành giao dịch và có nhân viên ngân hàng trực tiếp hướng dẫn.
Hai là, vấn đề bí mật, an toàn cho khách hàng cũng là điều đáng lo ngại. Có lẽ đây là lý do chủ yếu mà một số lượng khách hàng không nhỏ còn tỏ ra ngần ngại và lưỡng lự khi quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Ví dụ, một giao dịch để thanh toán thẻ, khách hàng phải tiết lộ số thẻ cho ngân hàng. Giao dịch điện tử,
khách hàng thực tế phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn so với giao dịch chứng từ vì trong trường hợp xảy ra tranh chấp, chứng từ sẽ là bằng chứng hùng hồn hơn.
Ba là, nhiều khách hàng vẫn muốn trực tiếp giao dịch với cán bộ ngân hàng để có thể diễn giải dễ dàng hơn. Cuối cùng, có những thông tin mà Internet hay bất cứ một phương tiện điện tử khác không thể cung cấp đầy đủ như một cán bộ chuyên trách của ngân hàng.
1.2.4.2. Đối với ngân hàng
- ưu điểm:
Thứ nhất, dịch vụ ngân hàng điện tử giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu. Phí giao dịch của dịch vụ ngân hàng điện tử được đánh giá là ở mức rất thấp so với giao dịch truyền thống, đặc biệt là giao dịch Internet, từ đó góp phần tăng doanh thu hoạt động động cho ngân hàng.
Thứ hai, dịch vụ ngân hàng điện tử giúp cho ngân hàng tiết kiệm được tối đa nguồn nhân lực bởi nhiều khâu đã được tự động hoá nhưng vẫn đảm bảo cung cấp cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ chất lượng cao như: dịch vụ vấn tin, chuyển khoản, thanh toán hoá đơn dịch vụ công cộng, kinh doanh chứng khoán, vay vốn, thông tin quảng cáo, trao đổi thông tin....
Thứ ba, đối với ngân hàng thì dịch vụ ngân hàng điện tử là một giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Điều quan trọng mà dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại cho ngân hàng, đó là ngân hàng có thể thực hiện chiến lược “toàn cầu hoá” mà không cần mở thêm ngân hàng ở trong nước cũng như nước ngoài.
Cuối cùng, điểm đặc biệt của dịch vụ ngân hàng điện tử là có thể cung cấp dịch vụ trọn gói. Theo đó các ngân hàng có thể liên kết với công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích đồng bộ nhằm đáp ứng căn bản các nhu cầu của một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng về các dịch vụ liên quan tới ngân hàng: đầu tư, chứng khoán... Nhờ đó, các ngân hàng không những có thể thoả mãn yêu cầu của khách hàng, thu hút ngày càng nhiều người tham gia vào các giao dịch của ngân hàng, nâng cao được hình ảnh và
24
uy tín của họ, mà còn giảm chi phí kinh doanh và tăng doanh thu lợi nhuận.
- Hạn chế
Một là, để xây dựng một hệ thống ngân hàng điện tử đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn để lựa chọn được một công nghệ hiện đại như máy vi tính hay các phương tiện điện tử khác, đúng định hướng, chưa kể tới các chi phí cho hệ thống dự phòng, chi phí bảo trì và phát triển hệ thống, đổi mới công nghệ sau này. Một lượng chi phí mà không phải ngân hàng nào cũng có thể sẵn sàng đầu tư. Vấn đề cần quan tâm khác là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, điều này đòi hỏi sự nỗ lực của cả quốc gia chứ không riêng gì một ngân hàng nào.
Hai là, vấn đề bảo mật, an toàn cho khách hàng cũng là điều đáng lo ngại không kém. Rủi ro trong hoạt động dịch vụ này là không nhỏ, khách hàng có thể bị mất mật khẩu truy cập tài khoản từ lúc nào mà chẳng hề biết do bị "Hacker" ăn cắp bằng công nghệ cao. Từ đó tiền trong tài khoản của khách hàng bị mất mà không biết tại bản thân mình nhầm lẫn hay tại NHTM. Còn về phía NHTM, do công nghệ chủ yếu là nhập khẩu nên sự chủ động nắm bắt công nghệ không cao, việc phát hiện và bịt các "lỗ hổng" của phần mềm mua từ nước ngoài chưa thể hiện được một cách đầy đủ, khả năng lớn là phải mời chuyên gia, tốn kém và mất thời gian. Ngoài ra, phải kể đến chính sách quản lý rủi ro đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử của các NHTM còn đang ở những bước đi đầu tiên, không có hệ thống lưu trữ dữ liệu tổn thất, thiếu những công cụ quản lý rủi ro cần thiết để đi vào thực tiễn.