6. Kết cấu của Luận văn
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
❖ Đầu tư các công nghệ hiện đại
Đòi hỏi đầu tiên của dịch vụ NHĐT là phải có hạ tầng cơ sở và hệ thống công nghệ hiện đại. Những vấn đề chính trong phát triển dịch vụ NHĐT đối với KHCN là: vốn và công nghệ, an toàn và bảo mật, quản trị và phòng ngừa rủi ro. Chính vì vậy, việc đầu tư vào công nghệ hiện đại là vấn đề sống còn đối với mỗi ngân hàng. Việc đầu tư công nghệ hiện đại chủ yếu thuộc trách nhiệm của Hội sở chính (HSC) BIDV.
HSC BIDV cần chú ý đầu tư vào các công nghệ bảo mật và an toàn dữ liệu từ các nước phát triển, bởi vì công nghệ bảo mật không ngừng được cải tiến và thay đổi liên tục. Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, khi nền kinh tế càng phát triển thì việc đánh cấp thông tin, đánh cấp tiền trên mạng, tin tặc... cũng không ngừng phát triển, và chính vì vậy, công nghệ bảo mật cũng phải không ngừng được cải tiến, đổi mới.
HSC BIDV cần trang bị các thiết bị bảo mật, mã hóa nhiều lớp, nghiên cứu các thiết bị công nghệ bảo mật mới từ nước ngoài để áp dụng vào ngân hàng. Theo khuyến cáo của một số chuyên gia về công nghệ thông tin, BIDV nên nghiên cứu sử dụng rộng rãi các thiết bị TOKEN trong giao dịch của mình. Austmatic Rolling Code (ARC) được xây dựng dựa trên nền tảng mã hóa công khai RSA, thuật toán được sử dụng để phát triển công nghệ Token Key ứng dụng rộng rãi tại các ngân hàng trên toàn thế giới. Với công nghệ ARC, thiết bị TOKEN cá nhân có khả năng sinh ra hàng tỷ mã ngẫu nhiên, không lặp lại. Các mã điều khiển này được sinh ra tự
động theo thời gian. Ngay sau phiên làm việc, mã này sẽ tự hủy và được thay thế bởi một mã ngẫu nhiên khác. Nhờ đó, kẻ gian không thể sao chép mã đăng nhập chương trình hay thực hiện các lệnh thanh toán mà không có thiết bị TOKEN.
Đồng thời, BIDV cũng cần tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác chiến lược để học hỏi kinh nghiệm cũng như mời các chuyên gia nước ngoài tư vấn trong việc đầu tư và sử dụng các công nghệ bảo mật, công nghệ thanh toán an toàn.
❖ Phát triển hạ tầng cơ sở
BIDV phải không ngừng đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật mạng, xây dựng một kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại cho toàn bộ hệ thống. Bên cạnh đó, BIDV cũng cần nâng cấp mở rộng đường truyền với băng thông rộng, dung lượng lớn, tốc độ cao. Việc cải tạo đường truyền là một giải pháp thiết thực nhằm giải quyết khó khăn về mặt truyền tin trên mạng, hạn chế tối đa sự nghẽn mạng ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ.
Tiếp theo đường truyền băng thông rộng, BIDV cần trang bị máy chủ với công nghệ mới nhất, cấu hình mạnh, đáp ứng được nhu cầu giao dịch trực tuyến ngày càng tăng dần. Hệ thống dự phòng cần được quan tâm hơn để có thể làm việc được tức thì khi hệ thống chính bị lỗi và phải đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.
Về phần mềm, BIDV cần nâng cấp hệ thống phần mềm cốt lõi (core banking) của mình để đáp ứng nhu cầu bùng nổ internet hiện nay. Hiện nay, hệ thống phần mềm chính của BIDV hiện được trang bị năm 2005 từ dự án hiện đạo hóa ngân hàng. Trải qua mười mấy năm hoạt động, phần mềm đã thể hiện những hạn chế về công nghệ như: không có sự hỗ trợ đối với các ứng dụng mới như mobil banking, internet banking và các giao dịch đều phải thông qua một phần mềm trung gian trả kết quả về ra gây hạn chế về tốc độ cũng như sự an toàn, bảo mật cho giao dịch. Do đó, BIDV cần đẩy mạnh việc thay thế phần mềm cốt lõi bằng hệ thống hiện đại hơn. Tuy nhiên, thay đổi phần mềm cốt lõi đòi hỏi phải làm mới cả hệ thống tổ chức ngân hàng nên khi sử dụng hệ thống thông tin (core banking) mới luôn gắn với việc “làm mới” ngân hàng, phải cải tổ toàn bộ hoạt động từ tổ chức, đào tạo người, quy trình làm việc, và đó thực sự là quá trình khó khăn, mệt mỏi. Song, để phát huy hết
tính năng và công hiệu của công nghệ cũng như những yêu cầu trong tình hình phát triển dịch vụ NHĐT với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, BIDV cần thay đổi phần mềm cốt lõi này nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu giữ vững vị trí NHBL tốt nhất và giúp phát triển mạnh mẽ dịch vụ NHĐT của các chi nhánh trên toàn hệ thống.
❖Có chiến lược và chính sách phát triển dịch vụ NHĐT chung, áp dụng thống nhất cho toàn hệ thống
Cụ thể:
HSC BIDV cần xây dựng biểu phí dịch vụ NHĐT đối với KHCN hoàn chỉnh, dễ hiểu và có sức cạnh tranh với các NHTM khác để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống;
- HSC BIDV cần xây dựng các gói dịch vụ, bán chéo, bán kèm dịch vụ NHĐT đối với KHCN hướng đến việc gia tăng các dịch vụ tài chính cao cấp: tư vấn đầu tư tài chính, quản lý tài chính cá nhân...;
- HSC BIDV cần xây dựng chương trình Marketing áp dụng thống nhất cho tất cả các chi nhánh như đồng phục công sở, logo, tờ rơi quảng cáo...;
- HSC BIDV cần lựa chọn đối tác chiến lược mạnh về NHĐT để nhận được sự hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị và áp dụng công nghệ tiên tiến hơn nhằm cạnh tranh với các ngân hàng khác, góp phần đảm bảo an toàn cho cả hệ thống;
- HSC BIDV cần hỗ trợ phần mềm đào tạo, ngân hàng câu hỏi cho việc thi cán bộ nghiệp vụ giỏi để chi nhánh tự tổ chức đào tạo lại và tổ chức thi định kỳ kiểm tra trình độ cán bộ nhằm bồi dưỡng kịp thời cho những cán bộ còn yếu.
❖Đa dạng hóa, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử
Để có thể đưa các sản phẩm NHĐT đối với KHCN ngày càng phổ biến vào đời sống của người dân, trước tiên BIDV cần hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ truyền thống quen thuộc, sẵn có để có thể duy trì lượng khách hàng hiện tại, thu hút các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, từ đó tiến đến việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm dịch vụ NHĐT đối với KHCN mới. Khi đã đưa được các sản phẩm NHĐT đối với KHCN vào đời sống của người dân, tạo được lòng tin nơi khách hàng thì việc cung cấp những tiện ích của sản phẩm và sự đa dạng về sản phẩm là một lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng. Tuy nhiên, hiện tại các NHTM tại Việt Nam mới chỉ phát triển ở mức độ nhất định, đa số các dịch vụ NHĐT đối với
KHCN chủ yếu chỉ dừng lại ở giao dịch vấn tin tài khoản, kiểm tra số dư của tài khoản, thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng qua mobile, qua trang web nội bộ của ngân hàng hoặc các giao dịch thông tin về lãi suất, tỷ giá qua điện thoại và thanh toán các dịch vụ công như trả tiền điện, nước, điện thoại, .. .Vì vậy, để tạo lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực NHĐT đối với KHCN, BIDV cần đầu tư, nghiên cứu để cung cấp ngày càng nhiều hơn các tiện ích của những sản phẩm NHĐT đối với KHCN hiện tại và phát triển thêm những sản phẩm mới để đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Cụ thể:
- Phát triển bổ sung các tiện ích của Internet-banking
Để thực hiện việc này, BIDV cần xây dựng chiến lược hợp tác kết nối hệ thống thanh toán của chi nhánh với hệ thống kinh doanh của các trang mua sắm trực tuyến có uy tín hay chủ động hỗ trợ cho khách hàng trong việc triển khai ứng dụng thanh toán qua internet. Đặc biệt đối với nhiều khách hàng vẫn quen cách sử dụng dịch vụ thanh toán truyền thống BIDV phải tổ chức triển khai hỗ trợ tập huấn cho khách hàng ngay tại nơi sử dụng để khách hàng có thể thành thạo và nắm rõ hơn
BIDV có thể triển khai kết nối với các siêu thị điện thoại di động hàng đầu đã có mặt ở Hà Nội như hệ thống Thế giới Di động để khách hàng khi mua điện thoại thông minh sẽ được cài đặt miễn phí phần mềm Mobile banking hay bản thân nhân viên bán hàng của các siêu thị này có thể nắm bắt và hiểu về dịch vụ Mobile banking để từ đó có thể tư vấn cho khách hàng và hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ.
- Phát triển sản phẩm Home-banking
Trong thời gian tới, BIDV cần triển khai rộng rãi sản phẩm Home-banking đến với tất cả các đối tượng khách hàng cá nhân. Tất nhiên để làm được việc này, hệ thống thông tin khách hàng cá nhân, hệ thống bảo mật cũng cần được đầu tư cho thật sự an toàn, đồng thời việc phối hợp với các đối tác cung cấp dịch vụ đường truyền chất lượng cao, an toàn cũng phải tính đến.
- Phát triển sản phẩm mới
Ngoài các sản phẩm hiện có, BIDV cần đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ NHĐT, không ngừng nghiên cứu để phát triển, cung cấp các dịch vụ ở cấp độ cao hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn điện tử hóa các thủ tục, chứng từ đăng ký, tiến
tới xây dựng những chi nhánh NHĐT hoạt động hoàn toàn trên môi trường mạng (E-branch) để hạn chế việc khách hàng phải đến ngân hàng để thực hiện những dịch vụ mà NHĐT đối với KHCN chưa thể cung cấp.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3:
Trong chương 3, luận văn đã đề cập đến một số giải pháp phát triển dịch vụ NHĐT đối với KHCN dựa trên thực tiễn của BIDV chi nhánh Sơn Tây. Nếu những giải pháp này được thực hiện sẽ góp phần phát triển dịch vụ NHĐT đối với KHCN cả chất và lượng tại chi nhánh; từ đó góp phần nâng cao uy thế, thương hiệu của BIDV chi nhánh Sơn Tây, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo hướng tốt hơn. Ngoài ra, để thực hiện thành công việc phát triển dịch vụ NHĐT đối với KHCN theo những định hướng đã nêu ra cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các cấp quản lý liên quan cùng với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên BIDV chi nhánh Sơn Tây.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều diễn biến phức tạp, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, để có được sự phát triển bền vững, phù hợp với xu hương phát triển của các NHTM, nâng cao năng lực cạnh tranh, BIDV - Chi nhánh Sơn Tây đã triển khai các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ NHĐT đối với KHCN. Tuy nhiên, viêc phát triển dịch vụ NHĐT đối với KHCN không phải là vấn đề mới nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Những nội dung đó được thể hiện trong 3 Chương của luận văn, điều đó chứng tỏ luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra:
Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ NHĐT đối với KHCN, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển dịch vụ NHĐT và các tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ NHĐT đối với KHCN.
Trong chương 2, việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHĐT đối với KHCN tại BIDV chi nhánh Sơn tây giai đoạn 2015-2019 đối với một số dịch vụ chủ yếu được cung ứng ra thị trường cho thấy, trong phát triển dịch vụ NHĐT đối với KHCN, BIDV chi nhánh Sơn tây đã đạt được những kết quả nhất định song là hiệu quả hoạt động của chi nhánh còn khiêm tốn và còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Một loạt các nguyên nhân khách quan và chủ quan của thành công và hạn chế đã được chỉ ra là cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp cụ thể ở chương 3 nhằm góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ NHĐT của BIDV chi nhánh Sơn Tây.
Trong chương 3, để có cơ sở thực hiện những giải pháp phát triển dịch vụ NHĐT đối với KHCN trong thời gian tới, luận văn đã trình bày định hướng phát của BIDV chi nhánh Sơn Tây đến năm 2022. Dựa vào những hạn chế đã được phân tích ở chương 2, học viên đã xây dựng hệ thống các giải pháp thúc đẩy sự phát triển dịch vụ NHĐT đối với KHCN tại BIDV chi nhánh Sơn Tây đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và HSC BIDV tạo điều kiện để phát triển dịch vụ NHĐT của các NHTM nói chung và BIDV chi nhánh Sơn Tây nói riêng. Những giải pháp được triển khai đồng bộ sẽ tạo môi trường để BIDV nâng cao năng lực
quản trị điều hành hoạt động NHĐT tại chi nhánh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới và kênh phân phối, đầu tư công nghệ, đẩy mạnh hoạt động marketing và chăm sóc khách hàng từ đó đưa BIDV chi nhánh Sơn Tây ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững.
hàng điện tử”, Tạp chí Tin học Ngân hàng, số tháng 4/2005.
2. Trương Đức Bảo (2013), “Ngân hàng điện tử và các phương tiện giao dịch điện tử”. Tạp chí Tin học Ngân hàng, số 4, tháng 7/2013.
3. Chính phủ (2007), Nghị định số 35/2007/NĐ- CP, ngày 08 tháng 3 năm 2007 về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, Hà Nội.
4. Chính phủ (2010), Quyết định số 2453/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.
5. Chính phủ (2016), Quyết định số 2545/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội.
6. Nguyễn Minh Hiền (2002), Giáo trình Marketing Ngân hàng, NXB Thống Kê. 7. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Thống Kê, H.
8. Trần Thị Thùy Linh (2015), ”Phát triển dịch vụ NHĐT tại NHNN & PTNN - chi nhánh Thăng Long”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thăng Long.
9. Luật Giao dịch điện tử Việt Nam 2005.
10. Man Thị Quỳnh Na (2013), “Phát triển dịch vụ NHĐT tại NHTMCP ĐT & PT Việt Nam - chi nhánh Phú Tài”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nằng.
11. Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2014), “Phát triển dịch vụ NHĐT tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân.
12. Trương Thị Thanh Thủy (2014), ”Phát triển dịch vụ NHĐT tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại.
13. Cao Thị Thủy (2016), ”Phát triển dịch vụ NHĐT tại NHTMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Thăng Long”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội.
Mức độ hài lòng
1 2 3 4 5
1. Các loại dịch vụ ngân hàng điện tử đa dạng 2. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử có nhiều tiện ích
Yếu tố Mức độ hài lòng
1 2 3 4 5
Thủ tục đăng ký dịch vụ đơn giản
Kính chào ông/bà,
Tôi là học viên đến từ Học viện ngân hàng. Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ: “Phát triển dịch vụ NHĐT đối với KHCN tại BIDV chi nhánh Sơn Tây”. Mong ông/bà vui lòng bớt chút thời gian cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây để giúp tôi hoàn thành tốt nghiên cứu. Mọi ý kiến của ông/bà là vô cùng quý giá đối với đề tài nghiên cứu của tôi. Tôi cam kết chỉ sử dụng kết quả khảo sát cho mục đích nghiên cứu và tuyệt đối bảo mật thông tin cá nhân mà ông/bà cung cấp.
Xin chân thành cảm ơn sự tham gia của ông/bà!
Hướng dẫn trả lời:
Ông/bà vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (X) vào ô trống tương ứng với phương án trả lời của ông/bà.
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC HỎI
Họ và tên:...
1. Độ tuổi:
□ Dưới 25 tuổi □ 25-35 tuổi □ 36-50 tuổi □ Trên 50 tuổi