Phát triển theo chiều sâu

Một phần của tài liệu 1136 phát triển hoạt động NH bán buôn tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 66 - 85)

2.2.2.1. Tiền gửi

Căn cứ nguồn số liệu hiện tại, số liệu tiền gửi huy động vốn bán buôn không được công bố chính thức trên báo cáo tài chính của các ngân hàng. Bên cạnh đó, tiêu chí xác định khách hàng bán buôn và tỷ trọng dư huy động vốn bán buôn của các ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, với đặc thù là các tổ chức

kinh tế lớn nên số dư huy động vốn bán buôn thường chiếm tỷ lệ lớn so với huy động vốn tổ chức kinh tế (TCKT) của các ngân hàng. Vì vậy, có thể so sánh tốc độ tăng trưởng huy động vốn bán buôn và thị phần huy động vốn thông quy chỉ tiêu huy động vốn TCKT được công bố trên báo cáo tài chính của các ngân hàng, cụ thể như sau:

Bảng 2.15: Tỷ trọng huy động vốn bán buôn so với huy động vốn TCKT công bố trên báo cáo tài chính năm của Vietcombank giai đoạn 2014-2018

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank, báo cáo hoạt động Khối Bán buôn của Vietcombank)

Bảng 2.16: Tỷ trọng số dư huy động vốn TCKT của mỗi ngân hàng so với tổng số dư huy động vốn của 9 ngân hàng lớn giai đoạn 2014-2018

~~7 MB 11% 10% 9% 9% 8%

8 VPBank 5% 5% 4% 4% 4%

2 BIDV 159.190 191.501 243.698 279.856 366.476 18% 3 Vietinbank 156.978 204.677 295.806 329.961 374.319 19% 4 Agribank 145.014 175.820 172.743 210.538 N/A 10% 5 ACB 27.895 29.388 34.903 41.041 51.077 13% 6 Techcombank 40.000 49.704 62.363 50.467 60.773 9% 7 MB 101.697 108.761 111.050 127.683 140.696 7% 8 VPBank 44.381 51.947 47.673 51.593 62.436 7% 9 SHB 51.630 49.482 54.519 58.782 68.341 6% Tổng top 9 923.803 1.086.993 1.286.702 1.466.41 0 1.504.502 10%

(Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng)

Tỷ trọng tiền gửi TCKT của Vietcombank luôn ở mức cao và duy trì ổn định so với các ngân hàng khác trong giai đoạn 2014-2018 (ở mức 21% đến 22%). Trong các ngân hàng lớn, Vietinbank nổi bật với số liệu huy động vốn TCKT tăng trưởng nhanh cả về quy mô và thị phần so với các ngân hàng còn lại.

Bảng 2.17: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn TCKT công bố trên báo cáo tài chính 9 ngân hàng lớn giai đoạn 2014-2018

Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn/tiền gửi thanh toán so với tổng tiền gửi bán buôn 33% 33% 34% 36% 35% Có kỳ hạn 114.157 127.532 139.164 160.069 192.59 2

Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn so với tổng tiền gửi bán buôn

67% 67% 66% 64% 65%

Tổng tiền gửi bán buôn 170.384 190.347 210.934 250.839 296.32 2

Loại tiền 2014 2015 2016 2017 2018

Số dư tiền gửi VNĐ 127.788 140.857 158.201 174.589 208.720

Tỷ trọng số dư tiền gửi VNĐ 75% 74% 75% 70% 70%

Số dư tiền gửi Ngoại tệ quy

VNĐ 42.596 49.490 52.734 76.250 87.602

Tỷ trọng số dư tiền gửi ngoại tệ 25% 26% 25% 30% 30%

Tổng tiền gửi bán buôn 170.384 190.347 210.934 250.839 296.322

(Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng)

Tốc độ tăng trưởng lũy kế số dư huy động vốn TCKT của Vietcombank cao hơn tổng 9 ngân hàng lớn nhất tại Vietcombank trong giai đoạn 2014-2018 là 10%. Cụ thể, trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng huy động vốn TCKT của Vietcombank đạt 14%, đứng thứ ba sau hai ngân hàng là BIDV và Vietinbank. Điều này có thể lý giải do khối lượng huy động vốn TCKT của Vietcombank năm 2018 dẫn đầu trong nhóm 9 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam.

54

- Cơ cấu huy động

Bảng 2.18: Cơ cấu huy động vốn bán buôn theo kỳ hạn của Vietcombank trong giai đoạn 2014-2018

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank, báo cáo hoạt động Khối Bán buôn của Vietcombank)

Trong giai đoạn 2014-2018, tỷ trọng số dư tiền gửi không kỳ hạn/tiền gửi thanh toán của Vietcombank so với tổng số dư tiền gửi của KHBB có xu hướng giảm từ năm 2014 đến năm 2017. Tỷ lệ này đã có xu hướng tăng nhẹ năm 2018. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn/tiền gửi thanh toán của KHBB lớn hơn tỷ trọng này của toàn Vietcombank trong giai đoạn 2014-2018.

Bảng 2.19: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tệ của KHBB Vietcombank giai đoạn 2014-2018

Tổng dư nợ cho vay KHBB của Vietcombank ghi nhận trên CIC tại các Ngân hàng khác

784.008 930.849 1.004.634 1.037.549 1.039.229

Thị phần dư nợ cho vay KHBB của Vietcombank

28,7% 29,8% 29,6% 30,2% 32,0%

Tỷ lệ nợ xấu 2014 2015 2016 2017 2018

Tỷ lệ nợ xấu của KHBB 2,47% 1,91% 1,63% 1,51% 1,55%

Tỷ lệ nợ xấu của VCB 2,31% 1,79% 1,45% 1,11% 0,99%

Tỷ lệ nợ xấu của toàn

ngành ngân hàng N/A 2,55% 2,46%

1,99% 1,89%

(Nguồn: báo cáo hoạt động Khối Bán buôn của Vietcombank)

Tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ của KHBB tại Vietcombank có xu hướng tăng trong giai đoạn 2014-2018.

Từ các phân tích nêu trên, nguồn huy động vốn giá rẻ từ các KHBB của Vietcombank có xu hướng tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2014-2018. Vấn đề này kết hợp với tăng trưởng số dư huy động vốn KHBB giúp Vietcombank gia tăng lợi nhuận từ huy động vốn trong giai đoạn 2014-2018.

2.2.2.2. Tín dụng

Bảng 2.20: Thị phần dư nợ cho vay KHBB của Vietcombank giai đoạn 2014-2018

(Nguồn: CIC tại thời điểm tháng 12 các năm 2014 đến 2018)

Trong giai đoạn 2014-2018, thị phần dư nợ KHBB tại Vietcombank có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Điều này cho thấy hoạt động cho vay KHBB của Vietcombank ngày càng hiệu quả, tăng thị phần. Tuy nhiên, tốc độ tăng thị phần cho vay KHBB còn ở mức thấp và có nhiều tiềm năng tiếp tục phát triển.

(tỷ đồng)

Λ r

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank, báo cáo hoạt động Khối Bán buôn của Vietcombank, báo cáo thương niên của NHNN)

Trong giai đoạn 2014-2018, tỷ lệ nợ xấu của KHBB cao hơn tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu này vẫn thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu chung của toàn ngành ngân hàng trong giai đoạn này.

2.2.2.3. Thu nhập thuần sau rủi ro từ KHBB

Bảng 2.22: Thu nhập thuần sau rủi ro từKHBB của Vietcombank giai đoạn 2014-2018

trong giai đoạn 2014-2016, tuy nhiên lại sụt giảm mạnh giai đoạn 2017-2018. Nguyên nhân chính do Vietcombank phải tăng cường trích lập dự phòng cho một số khoản vay giá trị lớn. Tuy nhiên, một số khoản vay của Vietcombank trích lập trong giai đoạn này thực chất không có nợ quá hạn tuy nhiên tình hình ngành khó khăn. Khối Bán Buôn chủ động rà soát và bổ sung dự phòng cho các khoản vay có vấn đề. Do đó, số liệu thu nhập thuần sau rủi ro của KHBB không phản ánh được chất lượng hoạt động chung của Vietcombank với nhóm khách hàng này. Hiện tại hệ thống của Ngân hàng chưa cho phép truy xuất số liệu thu nhập từ các hoạt động cụ thể đối với KHBB nên tác giả chưa thể đánh giá cụ thể hiệu quả hoạt động của Vietcombank.

2.3. Đánh giá khái quát phát triển hoạt động ngân hàng bán buôn của VCB

2.3.1. Kết quả đạt được

- Một là, hoạt động tiền gửi của KHBB có tốc độ tăng trưởng cao, thị phần dân đầu trong nhóm các ngân hàng lớn của Việt Nam và có cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn hợp lý

Trên cơ sở uy tín thương hiệu trên 55 năm và là ngân hàng số một Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, Vietcombank có lợi thế để thu hút tiền gửi từ các cá nhân và các đơn vị khác. Trong thời gian vừa qua, nhiều vụ án liên quan đến hoạt động tiền gửi của ngân hàng với các doanh nghiệp lớn đã được đưa ra xét xử. Tình hình này đặt ra bài toán đối với cả ngành ngân hàng và khách hàng gửi tiền. Thông qua những chỉ số năng lực tốt, Vietcombank có lợi thế để huy động vốn từ các khách hàng, đặc biệt là khách hàng bán buôn.

Bên cạnh đó, cơ cấu tiền gửi bán buôn của Vietcombank cũng ở mức rất tốt. Các nguồn vốn có chi phí thấp như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi từ khách hàng lớn. Điều này giúp Vietcombank tăng thu thuần từ hoạt động huy động vốn từ các khách hàng lớn.

Tiền gửi của các ĐCTC, KBNN và NHNN tại Vietcombank ở mức cao và tiếp tục gia tăng. Thông qua tiền gửi của các đơn vị này, Vietcombank sử dụng nguồn vốn giá rẻ và lợi thế trong việc huy động nguồn vốn phục vụ các hoạt động tài sản có.

- Hai là, hoạt động tín dụng cho các KHBB hiện hữu chiếm thị phần

lớn và có xu hướng gia tăng

Mặc dù tốc độ tăng trưởng dư nợ giảm, tuy nhiên thị phần của Vietcombank với các KHBB hiện hữu ở mức tốt (trung bình khoảng 1/3 dư nợ). Điều này cho thấy khách hàng ngày càng tin tưởng Vietcombank hơn và lựa chọn nguồn vốn tại Vietcombank.

- Ba là, hoạt động thanh toán như thẻ ngân hàng, kinh doanh ngoại

hối tăng trưởng ổn định

Vietcombank có thể mạnh về thẻ trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, Vietcombank cũng là đơn vị cung cấp nhiều loại thẻ nhất và liên tục đổi mới.

Trong khi các ngân hàng khác đang loay hoay với các chỉ tiêu cơ bản đối với các hoạt động bán buôn thì Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển thẻ doanh nghiệp. Với lợi thế là ngân hàng đi đầu này nên Vietcombank có tốc độ tăng trưởng thẻ tín dụng doanh nghiệp rất ấn tượng trong giai đoạn 2014-2018.

Hoạt động ngoại hối tăng trưởng ổn định. Kết quả này đang dựa trên các hoạt động cơ bản là ngoại tệ giao ngay và phái sinh ngoại tệ. Vietcombank mới triển khai thêm hai sản phẩm phái sinh lãi suất và phái sinh giá cả hàng hóa trong năm 2019. Hai nghiệp vụ này hứa hẹn mang lại tốc độ tăng trưởng thu từ kinh doanh ngoại tệ và các sản phẩm phái sinh tốt hơn cho Vietcombank trong giai đoạn tiếp theo.

- Bốn là, Vietcombank là đơn vị đi tiên phong trong việc tư vấn mua

bán và sáp nhập doanh nghiệp.

Với thương vụ Sabeco, Vietcomban là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thực hiện tư vấn và phục vụ giao dịch M&A có giá trị hơn 5 tỷ USD. Phương án không chỉ nâng cao uy tín, khẳng định vị thế của Vietcombank đối với thị trường trong nước mà còn với toàn bộ thị trường khu vực, quốc tế. Thông qua giao dịch này, Vietcombank đã chủ động tìm kiếm, khai thác thêm các giao dịch khác và đạt được những kết quả tốt.

- Năm là, Vietcombank đã xây dựng và phát triển được danh mục

khách hàng bán buôn tốt.

Song song với định hướng cơ cấu danh mục tín dụng hợp lý, Vietcombank luôn đặt mục tiêu gia tăng khối lượng khách hàng có giao dịch. Dựa trên cơ sở uy tín và truyền thống lâu năm, Vietcombank đã gây dựng tài nguyên khách hàng tốt, bền vững. Thông qua việc nâng cao quản trị rủi ro, thấu hiểu khách hàng, Vietcombank tiếp tục có tiềm năng khai thác tốt nhóm

khách hàng hiện hữu này.

Cơ cấu khách hàng của Khối bán buôn đa dạng về ngành nghề, loại hình doanh nghiệp, quy mô. Bên cạnh đó, do là ngân hàng được giao nhiệm vụ trung tâm thanh toán của NHNN, ngân hàng quản lý tiền mặt trong toàn hệ thống nên quan hệ tốt với các ĐCTC. Đây cũng là cơ sở để Vietcombank tối ưu hóa các hoạt động, giảm chi phí, tạo lợi thế trong cạnh tranh tại thời điểm hiện tại.

2.3.2. Hạn chế

- Một là, hoạt động huy động vốn bán buôn giảm tỷ trọng so với tổng

huy động vốn của Vietcombank và chịu ảnh hưởng của nhóm khách hàng lớn

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng tốt, tuy nhiên khối lượng huy động vốn bán buôn có xu hướng giảm tỷ trọng trong tổng huy động vốn của Vietcombank. Hoạt động huy động vốn tập trung vào nhóm khách hàng lớn (top 20 khách hàng lớn nhất). Nhóm khách hàng này chiếm tới 42% tổng huy động vốn của toàn khối. Nếu các khách hàng này có biến động về nhu cầu gửi tiền hoặc khách hàng cần sử dụng nguồn lực để thực hiện các dự án lớn, tiền gửi của VCB sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Hai là, tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng bán buôn có xu

hướng giảm, chất lượng dư nợ của KHBB có xu hướng tăng nhưng chưa ổn định, thu từ bảo lãnh ở mức thấp so với các ngân hàng khác

Tốc độ tăng trưởng tín dụng bán buôn năm 2018 ở mức thấp nhất trong cả giai đoạn 2014-2018. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này cũng có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, tỷ trọng dư nợ bán buôn so với tổng dư nợ của Vietcombank cũng giảm khiến vai trò của Khối bán buôn về tín dụng sụt giảm

nghiêm trọng. Tín dụng tăng chậm khiến các hoạt động ngân hàng bán buôn khác gặp khó khăn trong tăng trưởng do các doanh nghiệp lớn có nhu cầu quan hệ tổng thể với ngân hàng, trong đó hoạt động vay vốn thường là nhu cầu bức thiết và quan trọng nhất. Một khi Vietcombank không thể tăng trưởng tín dụng bán buôn với tốc độ cao thì rất khó để nâng cao tốc độ tăng trưởng các hoạt động ngân hàng bán buôn khác.

- Ba là, dịch vụ TTQT-TTTM có xu hướng giảm và chưa đặt được

mục tiêu đề ra.

Trong những năm gần đây, mặc dù thương mại và dịch vụ của Việt Nam ngày càng phát triển, tuy nhiên doanh số TTQT-TTTM lại có tốc độ tăng trưởng giảm, thậm chí còn âm năm 2018. Hoạt động TTQT-TTTM giảm khiến vai trò của Vietcombank trong chuỗi giá của khách hàng giảm.

- Bốn là, hoạt động mua bán trái phiếu chững lại và có tốc độ phát

triển giảm

Một số ngân hàng đang đầu tư mạnh vào thị trường trái phiếu của Việt Nam. Mặc dù quy mô thị trường còn ở mức khiêm tốn, tuy nhiên đây là hình thức đầu tư quan trọng trong thị trường tiền tệ. Cách làm của Vietcombank còn khá cơ bản khi chỉ mua trái phiếu như khoản cho vay trung dài hạn. Trong khi đó, doanh số bán trái phiếu đã bán thứ cấp cho tổ chức/cá nhân khác bằng 0 trong cả giai đoạn 2014-2018. Các phân tích trên cho thấy Vietcombank chưa khai thác hiệu quả được hoạt động ngân hàng bán buôn quan trọng này.

- Năm là, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu không đồng đều

Do định hướng tập trung vào Ngân hàng bán lẻ trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng NHNN giao cho Vietcombank hàng năm ở mức hạn chế khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng bán buôn phải giao ở mức thấp. Việc tăng

trưởng tín dụng cho KHBB bị kìm hãm khiến việc tăng trưởng các hoạt động ngân hàng bán buôn khác gặp nhiều khó khăn như đã phân tích ở hạn chế trong hoạt động tín dụng bán buôn. Do đó, cần phải có giải pháp để:

(i) Khơi thông việc tăng trưởng tín dụng mới.

(ii)Tăng trưởng dịch vụ tài trợ thương mại nhằm thay thế hình thức vay vốn truyền thống. Từ đó giúp tăng trưởng dịch vụ của ngân hàng.

- Sáu là, công tác nghiên cứu sản phẩm mới bán buôn chưa đạt hiệu

quả

Mặc dù số lượng sản phẩm của VCB tương đối nhiều tuy nhiên các sản phẩm đặc thù, sản phẩm chuyên biệt theo từng ngành, từng lĩnh vực vẫn chưa được VCB chú trọng phát triển. Do đó, việc khai thác các khách hàng có đặc thù hoạt động kinh doanh giống nhau vẫn chưa được tăng cao. Việc đánh giá mỗi khách hàng như một đối tượng riêng biệt sẽ khiến VCB mất thời gian, giảm năng suất nhưng bù lại khả năng đánh giá rủi ro ở mức tốt hơn.

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Thứ nhất, môi trường pháp lý

Trong thời gian vừa qua, bên cạnh kết quả tăng trưởng kinh tế ấn tượng sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế, có nhiều vụ việc được đưa ra xét xử, nhiều sai phạm được điều tra. Môi trường pháp lý chưa chặt chẽ, chưa có hướng dẫn rõ ràng và trách nhiệm tuân thủ pháp luật trong xã hội chưa cao dẫn đến thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, nhà nước và cá nhân. Vì vậy, đây là những rủi ro rất lớn đối với ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng cho các khách hàng lớnvà cung cấp các hoạt động ngân hàng bán buôn khác.

Một phần của tài liệu 1136 phát triển hoạt động NH bán buôn tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 66 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w