Định hướng phát triển chung của VCB

Một phần của tài liệu 1136 phát triển hoạt động NH bán buôn tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87)

Trên cơ sở những định hướng cụ thể của ngành ngân hàng đến 2020, VCB đã chủ động đưa ra định hướng phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới. Với vị thế là ngân hàng lớn nhất hệ thống, đơn vị đi tiên phong của ngành ngân hàng, định hướng của VCB phù hợp với mục tiêu của Chính Phủ, Ngân hàng nhà nước. VCB luôn khẳng định là ngân hàng đi đầu của hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam.

Định hướng của VCB giai đoạn đến 2020:

Trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực, một trong 300 Tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất trên thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất đến năm 2020.

Định hướng của Vietcombank sau năm 2020:

Tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Hiện tại Vietcombank đang nghiên cứu và công bố định hướng phát triển đến 2025, tầm nhìn đến 2030 trong năm 2019.

Các mục tiêu chiến lược chính:

VCB hướng đến là ngân hàng Top 1 bán lẻ và Top 2 bán buôn. Trong đó, củng cố hoạt động bán buôn, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ làm cơ sở phát triển bền vững. Duy trì và mở rộng thị trường trong nước và chọn lọc phát triển thị trường nước ngoài.

3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán buôn tại VCB

Trên cơ sở tầm nhìn 2020 của Vietcombank, Khối Bán buôn xác định chiến lược đến năm 2020 là trở thành ngân hàng chính cho các khách hàng bán buôn, đóng góp cho sự thành công của khách hàng, giữ vị trí Top 2 trong lĩnh vực kinh doanh bán buôn.

Để đạt được tầm nhìn 2020, Khối Bán buôn Vietcombank đề ra các mục tiêu quản trị chiến lược theo Thẻ Điểm Cân bằng như sau:

Hình 3.1: Thẻ điểm mục tiêu phát triển Khối Bán buôn của Vietcombank đến 2020

Tài chính

Top 1 Quy mô lợi nhuận; ROE15%

V Top 1 Lợi nhuận, thu nhập lầi thuần tăng

trường

tôi thiêu 10%; thu nhập ngoài lãi tăng trưởng tôi

thiểu 17%

V Top 1 Tien gửi Không Kỳ hạn, tảng và giừ

vững tỷ

trọng >30%; Tăng trưởng tiền gửi ngoại tệ

10%

V Top 1 Doanh số TTQT - TTTM tăng TSBD

Tăng trưởng KH mới bằng tốc độ tăng trưởng

mô (Vừa & TM, FDI)

Cải thiệu NIM & LDR Top 2

Bán

buôn

V Phát triền KH mới như nêu tại chi tiêu Tài

chính

V Triển khai đo lường và tăng sự hài lòng

của KH để giữ KH tốt: Áp dụng CRM; Tăng Hỗ trợ hr TSC, Phát triển sản phẩm đúng nhu cầu; SLA về dịch vụ; Ap dụng Chính sách giá

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1. Xây dựng kế hoạch hợp lý đối với hoạt động ngân hàng bán

buôn

- Xây dựng kế hoạch dài hạn cho khối Bán buôn

Điểm yếu của các doanh nghiệp trong nước là xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, trong đó có Vietcombank. Mục tiêu của Vietcombank mới xây

dựng đế năm 2020, khối Bán buôn cũng được xây dựng chương trinh hành động nhắm tới mốc thời gian này. Đây là kế hoạch có khoảng thời gian khá ngắn (trong 5 năm). Do đó, cần thiết phải có mục tiêu, định hướng, kế hoạch phát triển các hoạt động ngân hàng trong dài hạn một cách hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển của thị trường, với nhu cầu hội nhập quốc tế và năng lực của VCB. Yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động của ngân hàng:

+ Phải dựa trên điều kiện thực tiễn của Vietcombank, kết quả hoạt động kinh doanh hoạt động ngân hàng bán buôn hàng năm xây dựng chiến lược kinh doanh có tính khả thi.

+ Phải xuất phát từ nhu cầu khách hàng, từ việc nghiên cứu, phân tích đánh giá nhu cầu hiện tại, và xu hướng phát triển nhu cầu trong tương lai để đề ra chiến lược kinh doanh dịch vụ phù hợp.

+ Phải so sánh với đối thủ cạnh tranh để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức từ đó đề ra mục tiêu phát triển.

+ Trên cơ sở chiến lược đã hoạch định, từ đó cụ thể hóa các giải pháp của từng giai đoạn thực hiện trên cơ sở phân giao đến từng chi nhánh dựa vào đặc thù, thế mạnh của chi nhánh để có thể đạt được hiệu quả tối ưu.

Định hướng của Vietcombank tại thời điểm hiện tại với Khối bán buôn là Top 2 thị trường trong nước. Tuy nhiên, để trở thành ngân hàng hàng đầu khu vực và trên Thế giới, thì việc quan tâm phát triển hoạt động ngân hàng bán buôn là việc tiên quyết. Bên cạnh đó, định hướng và chương trình mục tiêu của

Vietcombank mới xây dựng đến năm 2020 và được đưa ra năm 2016, đây là mục tiêu khá ngắn hạn. Do đó, trước hết Vietcombank cần phải xây dựng định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán buôn một cách dài hạn ngay từ bây giờ cho mục tiêu năm 2025, định hướng dài hạn hơn nữa năm 2030. Trong đó, nhất thiết hoạt động bán buôn cần vươn lên vị trí dẫn đầu thị trường mới đáp

2018 k 2018 Score 2018 (tỷ USD) (tỷ USD) USD)

Ngoài ra, kế hoạch của khối bán buôn cần hướng đến các chỉ tiêu hội nhập như tài trợ khách hàng tại nước ngoài, thiết lập mối quan hệ và có giao dịch với các ĐCTC và khách hàng ở nước ngoài. Kế hoạch hướng đến tăng trưởng các hoạt động ngân hàng bán buôn một cách ổn định, tăng cường học tập và triển khai các hoạt động bán buôn mới theo thông lệ quốc tế.

- Xây dựng kế hoạch cho Khối bán buôn từng năm

Kế hoạch các năm phải thống nhất với định hướng dài hạn mà Vietcombank xây dựng dài hạn cho Khối Bán buôn. Các chỉ tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn cần được xây dựng theo lộ trình đã được định sẵn trong kế hoạch dài hạn.

Việc xây dựng kế hoạch hàng năm cũng cần phải nhất quán và phù hợp giữa các bộ chỉ tiêu liên quan đến các hoạt động ngân hàng bán buôn. Do sản phẩm ngân hàng cho KHBB của Vietcombank hiện tại vẫn chưa có nhiều khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, thậm chí còn có thể nói là ít đa dạng hơn, nên hoạt động tín dụng vẫn là mồi câu đối với các khách hàng mới cũng như duy trì mức độ trung thành của các khách hàng cũ. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cần được phân bổ một cách hợp lý để Khối Bán buôn có dư địa thực hiện tăng trưởng các hoạt động khác.

Vietcombank cần xem xét định hướng điều hành theo chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ khách hàng. Hiện nay các ngân hàng lớn trên thế giới và một số ngân hàng cổ phần tư nhân tại Việt Nam đã sử dụng bộ chỉ tiêu này. Theo đó, chỉ tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận thu được chứ không phải số dư/doanh số của các hoạt động dịch vụ. Hiện nay hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của Vietcombank chưa cho phép triển khai ngay lập tức theo hướng này, đây là hướng cần thực hiện trong giai đoạn 5 năm tới.

3.2.1.2. Nâng cao năng lực tài chính

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế Thế giới, mở cửa nền kinh tế sẽ tạo ra những thời cơ và thách thức mới. Ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam dự báo sẽ có sự cạnh tranh từ các đối thủ mới và ngày càng mạnh mẽ. Do đó, việc nâng cao năng lực tài chính là điều tất yếu. So với các Định chế tài chính khác trong khu vực và trên thế giới, các ngân hàng của Việt Nam nói chung và VCB nói riêng có tiềm lực tài chính còn khiêm tốn. Vì vậy, VCB cần phải nâng cao năng lực tài chính nhằm đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng công nghệ để có thể theo kịp được sự phát triển của Ngân hàng số. Bên cạnh đó, năng lực tài chính cải thiện sẽ giúp ngân hàng đứng vững trước những cuộc khủng hoảng, biến động chính trị hay rủi ro vĩ mô. Tác giả xin dẫn chứng các chỉ số do The Asian Banker khi xếp hạng các Ngân hàng trong năm 2018 như sau:

Bảng 3.1: Chỉ số tài chính cơ bản của ngân hàng mạnh nhất Châu Á và Vietcombank năm 2018

So sánh trên cho thấy vị thế của Vietcombank so với các ngân hàng lớn nhất châu Á đang cách nhau quá xa về tiềm lực tài chính. Tổng tài sản của Vietcombank chỉ bằng 12% của Bank of China (Hong Kong), vốn chủ sở hữu của Vietcombank chỉ bằng 4,8% của Bank of China (Hong Kong). Điều này cho thấy khoảng cách rất xa về tiềm lực tài chính của Vietcombank so với các ĐCTC lớn trong khu vực. Do đó, Vietcombank cần phải có giải pháp để nâng cao năng lực tài chính của mình, cụ thể như sau:

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu vốn của Vietcombank

■ Ngân hàng Nhà Í1LÓC Vét Mam ■ cđ đông ch⅛ι Lioc mjởc ngoài ■ Lij đông khác

⅛Ja∣d∣⅛ι sớ hữj ,b'αi∏ Nhá n,ɪɪl MiZuhO Bann Lld

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank 2018)

(i) Cải thiện vốn tự có: Hiện nay cơ cấu vốn của Vietcombank như sau: Theo đó, cơ cấu cổ đông nước ngoài nắm vốn góp của Vietcombank vẫn ở

mức 15%, cổ đông của NHNN chiếm 77,11%. Trong khi đó, tỷ lệ sở

hữu của

Nhà nước có thể giảm xuống tối đa là 65%. Do vậy, Vietcombank có thể cải

thiện vốn tự có thông qua việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược

khác, nhà đầu tư nước ngoài, phát hành thêm cổ phiếu.

(ii)Nâng cao khả năng sinh lời: Nâng cao khả năng sinh lời thông qua việc tăng doanh thu và giảm chi phí. Giải pháp về nâng doanh thu, giảm chi

phí chính là giải pháp cho việc phát triển các hoạt động kinh doanh.

3.2.1.3. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin đã thay đổi mạnh mẽ hình ảnh của các ngành công nghiệp trên toàn cầu. Ngành ngân hàng cũng nằm trong xu thế đó. Việc cải tiến và áp dụng các thành tựu công nghệ đã

Việc đầu tư hệ thống công nghệ thông tin tốt giúp ngân hàng có thể chủ động quản trị tốt tình trạng hoạt động của toàn hệ thống. Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại là nền móng để phát triển các hoạt động ngân hàng, tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. Hiện tại hệ thống core của VCB được đầu tư từ năm 1998. Mặc dù liên tục được cải tiến tuy nhiên nền tảng này đã lạc hậu và không đáp ứng được các yêu cầu nâng cấp, mở rộng các sản phẩm mới theo yêu cầu tăng nhanh chóng của khách hàng. Nhìn sang các hệ thống ngân hàng khác, hệ thống core của VCB gần như lạc hậu nhất. Điều này cản trợ những giải pháp, mong muốn của ngân hàng trong phát triển hoạt động của mình.

Hiện tại Vietcombank cần sớm đưa vào hoạt động các hệ thống công nghệ quan trọng như sau: corebanking mới thay thế hệ thống Rumba hiện tại đang sử dụng đã được đầu tư từ năm 1998 đã lạc hậu; đầu tư mới hệ thống quản lý thanh toán (PCM); hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM); hệ thống quy trình tính dụng bán buôn (CLOS). Khi các hệ thống này đi vào hoạt động hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động ngân hàng bán buôn.

Bên cạnh những giải pháp trên, Vietcombank cần sớm nghiên cứu và triển khai các hoạt động ngân hàng bán buôn dựa trên thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đó là Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IOT), và dữ liệu lớn (Big data). Vietcombank là ngân hàng có lịch sử lâu đời và hệ thống khách hàng lớn. Đây là những lợi thế riêng biệt của Vietcombank, nếu áp dụng thành công các giải pháp công nghệ mới thì các hoạt động ngân hàng bán buôn của Vietcombank sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Nhìn ra các ngân hàng hàng đầu thế giới, các ngân hàng này hiện nay đang hướng tới mô hình ngân hàng số. Theo đó, các giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng sẽ được số hóa. Việc này có lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Khách hàng sẽ được phục vụ các nhu cầu một cách nhanh chóng,

24/7 thông qua các hệ thống hiện đại để tiếp nhận, xử lý giao dịch. Ngân hàng giảm được chi phí và phục vụ khách hàng một cách tốt hơn, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Đối với khách hàng bán buôn, việc số hóa các giao dịch ngân hàng để giao dịch của nhóm khách hàng VIP này được phục vụ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, định hướng này đòi hỏi cần phải có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và bảo mật rất tốt. Có thể đây sẽ là mục tiêu trong 10 năm tới của Vietcombank.

Để có được chiến lược tốt cho phát triển hệ thống ngân hàng số, trước hết Vietcombank cần phải có kế hoạch rõ ràng về vấn đề này. Sau đó, Vietcombank cần lựa chọn một đơn vị tư vấn uy tín, có kinh nghiệm triển khai ngân hàng số cho các ĐCTC lớn khác trên thế giới để tư vấn, hướng dẫn việc thực hiện công tác triển khai. Sau đó, là Vietcombank sẽ triển khai một cách đồng bộ thông qua các yếu tố cơ bản: (i) Định hướng cốt lõi phát triển sản phẩm theo nhu cầu khách hàng; (ii) Tái cấu trúc lại hệ thống; (iii) Đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ; (iv) Triển khai hợp tác quốc tế với các tổ chức có kinh nghiệm; (v) Nâng cao hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin tại ngân hàng và (vi) Thay đổi văn hóa người dùng.

Việc chủ động phát triển ngân hàng số, tạo ra nhu cầu và xu thế mới đối với thị trường Việt Nam có thể sẽ là chìa khóa để hoạt động ngân hàng bán buôn tại Vietcombank phát triển vượt bậc. Với lợi thế là ngân hàng đi sau, thị trường Việt Nam cũng chưa áp dụng nhiều các thành tựu công nghệ thông tin giúp Vietcombank có thể đi tắt đón đầu, tạo ra sự khác biệt trong môi trường ngân hàng Việt Nam đang ngày càng bão hòa, và là nền tảng quan trọng để ngân hàng có thể vươn ra các thị trường khác.

3.2.1.4. Nâng cao năng lực quản trị, điều hành và chất lượng nguồn nhân lực

Trong tình trạng bão hòa của ngành ngân hàng hiện nay, cơ sở để một ngân hàng thương mại tạo ra khác biệt ngoài hệ thống công nghệ thông tin là

nguồn nhân lực. Con người là yếu tố quan trọng, quyết định mang đến sự thành

công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trình độ nguồn nhân lực nâng cao sẽ tạo ra sự khác biệt cho các ngân hàng trong giai đoạn cạnh tranh cao hiện nay.

Các hoạt động ngân hàng bán buôn là hoạt động dành cho khách hàng lớn, đặc thù. Nhiều sản phẩm dịch vụ cần phải được thiết kế riêng biệt, có tính linh hoạt cao. Trong công tác khách hàng đội ngũ nhân sự cần khéo léo. Trong việc cung ứng dịch vụ cần phải có kiến thức chuyên sâu để chủ động tư vấn, đàm phán với khách hàng. Để xây dựng và vận hành được hoạt động này cho các khách hàng lớn cần có đội ngũ nhân sự tốt. Để có được nhân sự tốt, Vietcombank cần quan tâm đến một số điểm sau:

+ Môi trường làm việc; + Đãi ngộ công việc; + Khả năng thăng tiến; + Đào tạo nhân sự.

Bên cạnh giải pháp chung để nâng cao hệ thống nhân sự phục vụ khách hàng bán buôn, Vietcombank cần cải tiến và nghiên cứu phương án quản trị mới cho toàn bộ hệ thống. Trong giai đoạn 2014-2018, mô hình CTOM đã được xây dựng và đi vào hoạt động góp phần định hình lại phương pháp và đội ngũ bán hàng. Các vị trí trong phòng khách hàng bán buôn, khách hàng lớn tại các chi nhánh đã được chuyên môn hóa để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, các hoạt động nghiệp vụ trong quy trình bán buôn vẫn còn phân tán tại các chi nhánh. Điều này dẫn đến tốn kém nguồn lực con người, phát sinh nhiều sai lệch trong việc phục vụ nhu cầu của khách hàng. Theo mô hình chuẩn trên Thế giới, các ngân hàng luôn hướng đến hoạt động thẩm định, tác nghiệp tập trung. Vietcombank cần xem xét và nghiên cứu xây dựng mô hình này áp dụng cho hoạt động bán buôn hiện tại.

3.2.1.5. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm

Về sản phẩm dịch vụ, Vietcombank cần thực hiện các giải pháp sau:

Một phần của tài liệu 1136 phát triển hoạt động NH bán buôn tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w