Kinh nghiệm xửlý nợxấu trong hoạt động tín dụngcủa Ngânhàng

Một phần của tài liệu 1434 xử lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 77)

thương mại trong nước

1.3.1.1.Kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Trong số 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước nắm cổ phần chi phối, VietinBank được đánh giá là ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất. Tỷ lệ nợ xấu của VietinBank ở mức an toàn, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của toàn Ngành Ngân hàng. VietinBank luôn xác định việc xử lý nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược góp phần hoàn thành kế hoạch kinh doanh.

Trong giai đoạn 2013 - 2015, việc áp dụng Thông tư 02 đã có tác động rõ rệt lên các khoản dư nợ cho vay, đầu tư làm nợ xấu gia tăng. Tuy nhiên, đến thời điểm 31/8/2015, nợ xấu của VietinBank vẫn nằm trong tầm kiểm soát và luôn ở mức an toàn. Hoạt động thu hồi nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ chất lượng nợ được Ban Lãnh đạo VietinBank quán triệt từ Trụ sở chính đến gần 1.000 phòng giao dịch trong hệ thống.

Tại Hội thảo “Đánh giá kết quả tái cấu trúc ngân hàng và xử lý nợ xấu” diễn ra ngày 6/10/2015, TS. Lê Cẩm Ninh - Phó Phòng Quản lý Nợ có vấn đề của VietinBank cho biết: VietinBank đã thành lập Đoàn công tác, tiến hành tổng rà soát, kiểm tra thực trạng các khách hàng đã và đang đề nghị cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ; đồng thời đánh giá lại tình hình các khoản nợ tiềm ẩn có nguy cơ chuyển nợ xấu khi áp dụng Thông tư 02. Qua kết quả kiểm tra toàn diện các khoản nợ cơ cấu, VietinBank xây dựng biện pháp ứng xử tín dụng đối với từng khách hàng/nhóm khách hàng, đồng thời điều chỉnh nhóm nợ phù hợp với thực trạng sản xuất kinh doanh của khách hàng theo quy định.

Trên thực tế, khi áp dụng các chuẩn mực về phân loại nợ tiệm cận với thông lệ thế giới từ Thông tư 02, tỷ lệ nợ xấu sẽ cập nhật, đầy đủ và chính xác hơn. Cũng vì thế, HĐQT và Ban Điều hành VietinBank phải chấp nhận áp lực lớn về hiệu quả hoạt động trước các cổ đông.

quản trị rủi ro bao gồm ba trụ cột: Rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động/tác nghiệp và rủi ro tín dụng. Hệ thống này giúp VietinBank hạn chế tối đa cũng như phòng ngừa tốt hơn với rủi ro tín dụng. Vietinbank xác định hiến lược rõ ràng đồng thời triển khai quyết liệt các giải pháp đi kèm.

Với các bộ phận kinh doanh và tác nghiệp, VietinBank đã tiến hành tái cấu trúc toàn diện hoạt động quản lý rủi ro theo mô hình Khối để củng cố và phát huy vai trò ba vòng kiểm soát độc lập theo thông lệ quốc tế chuẩn Basel II. Hoạt động này nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu trong tương lai. Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), trong thời gian qua, VietinBank đã xem xét cơ cấu lại nợ (theo QĐ780 và Thông tư 09) cho khách hàng giúp chia sẻ khó khăn với khách hàng vay vốn, tạo điều kiện để khách hàng trả nợ theo nguồn lực/dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ biện pháp này, một tỷ lệ lớn khách hàng có tiềm năng phục hồi đã vượt qua khó khăn; qua đó, giảm áp lực lên tỷ lệ nợ xấu và trích lập dự phòng của VietinBank.

Đồng thời với hoạt động đó, đối với những khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích, mất cân đối tài chính, thiếu phương án sản xuất khả thi... VietinBank kiên quyết không cơ cấu lại nợ mà thực hiện chuyển nhóm nợ theo đúng thực trạng kinh doanh của khách hàng. Tiếp đó, VietinBank tiến hành xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng thu hồi nợ.

Đặc biệt, trong vấn đề xử lý tài sản bảo đảm, VietinBank giao quyền nhiều hơn cho chi nhánh. Cụ thể, chi nhánh được phép quyết định thu hồi tài sản bảo đảm với giá không thấp hơn 70% so với dư nợ gốc được bảo đảm bằng tài sản nhưng với điều kiện: Giá bán tài sản không thấp hơn giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm xử lý. Việc xử lý tài sản phải được thực hiện khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch và phù hợp với các quy định của pháp luật. Nhờ cơ

chế này, một tỷ lệ lớn nợ xấu được giải quyết ngay tại chi nhánh, tránh dồn áp lực về Trụ sở chính.

Thêm một biện pháp xử lý nợ xấu được VietinBank rất quan tâm là chuyển nợ vay thành vốn góp (đảm bảo tỷ lệ đầu tư ngoài ngành theo quy định của NHNN) đối với doanh nghiệp bên bờ vực phá sản, nhất là khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Tính đến 30/9/2015, VietinBank đã chuyển nợ vay thành vốn góp thành công 361 tỷ đồng; trong đó, có 136 tỷ đồng nợ xấu nội bảng đã được xử lý.

Cùng với việc tự chủ trong công tác quản lý và xử lý nợ xấu, VietinBank đã thực hiện phương án bán nợ cho VAMC và bán nợ thương mại cho các cá nhân tổ chức có nhu cầu mua nợ. VietinBank chủ động rà soát các khoản nợ xấu đủ điều kiện bán nợ cho VAMC theo lộ trình và thời điểm thích hợp đảm bảo tuân thủ đúng các yêu cầu từ NHNN; đồng thời phối hợp với các tổ chức cá nhân có nhu cầu mua nợ để đàm phán xử lý với các khoản nợ xấu đủ điều kiện bán nợ.

1.3.1.2.Kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Ngày 30/12/2016, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cơ bản tập hợp số liệu năm của toàn hệ thống. Số dư nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã về 0.

Theo đó, Vietcombank là ngân hàng thương mại đầu tiên sạch nợ tại VAMC, chỉ sau hai năm tập trung kế hoạch xử lý nợ, sớm trước ba năm so với lộ trình 2020 mà Quốc hội, Chính phủ chủ trương. Trước đó, dư nợ gốc mà ngân hàng này bán cho VAMC lũy kế khoảng 6.500 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 1/3 so với những thành viên có lượng bán lớn. Mệnh giá trái phiếu VAMC nhận về là gần 4.000 tỷ đồng. Tổng dự phòng trái phiếu VAMC mà Vietcombank đã trích lập là 3.300 tỷ đồng. Riêng trong năm 2016, ngân hàng đã trích 2.600 tỷ đồng và đã lấy lại toàn bộ dư nợ đã bán cho VAMC còn lại

(4.300 tỷ đồng) về để tiếp tục theo dõi xử lý.

Từ năm 2015, hầu hết các ngân hàng coi việc bán nợ cho VAMC như một

cứu cánh để giảm về tỉ lệ nợ xấu xuống dưới 3% như yêu cầu của ngân hàng nhà

nước. Vietcombank là ngân hàng thương mại đầu tiên quyết định mua lại nợ xấu

để tự xử lý bằng nguồn lực tài chính của mình, thay vì để hàng nghìn tỉ đồng nợ

xấu nằm bất động tại VAMC và chờ đợi cơ chế xử lý. Việc chủ động xử lý nợ xấu của Vietcombank trong thời điểm hiện tại có nhiều ý nghĩa.

Thứ nhất, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên chính thức minh bạch

hóa nợ xấu, đưa nợ xấu về một sổ. Với việc xóa sạch nợ với VAMC trước thời hạn 3 năm, Vietcombank sẽ không còn nợ ngoại bảng. Điều này tạo hiệu ứng tích cực cho niềm tin của thị trường. Nhất là trong thời điểm hiện tại khi những thông tin về con số nợ xấu khủng và hàng loạt ngân hàng hoạt động yếu kém bị mua lại với giá 0 đồng khiến nhiều người dân hoài nghi về rủi ro của đầu tư tiền gửi ngân hàng

Thứ hai, nợ xấu được xử lý bằng dự phòng rủi ro, khi thu được sẽ góp

phần giúp Vietcombank nâng cao năng lực tài chính, cho phép Vietcombank tiếp tục giảm lãi suất cho vay nhằm kích thích sự phát triển của nền kinh tế đồng thời hiện thực hóa chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 9200 tỉ năm 2017 của ngân hàng.

Theo báo cáo hợp nhất quý IV/2016, tính đến 31/12/2016, ngân hàng hiện tại đã trích lập gần 6500 tỉ đồng cho rủi ro tín dụng, dư nợ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng là 8125 tỉ đồng. Trong khi đó, dư nợ xấu nội bảng là gần 6.900 tỉ đồng. Như vậy, ảnh hưởng tiêu cực của việc mua lại 4.300 tỉ đồng nợ xấu đến tình hình kinh doanh của Vietcombank được dự đoán là không quá lớn

1.3.1.3.Kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Sacombank, cho báo chí biết “nợ xấu tại Sacombank vào khoảng hơn 60.000 tỉ đồng”. Riêng nợ xấu và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu tồn đọng từ thời Ngân hàng Phương Nam (Southernbank) mà ông Trầm Bê nhận trách nhiệm giải quyết là 35.400 tỉ đồng, được thế chấp bằng tài sản bảo đảm trị giá 43.000 tỉ đồng, bao gồm tài sản thế chấp là bất động sản trị giá 33.000 tỉ đồng và khoảng 10.000 tỉ đồng được bảo đảm bằng cổ phiếu.

Con số 60.000 tỉ đồng nợ xấu mà ông Minh đưa ra khá tương đồng với số liệu trên báo cáo tài chính của Sacombank. Đến ngày 30-6-2017, nợ xấu nội bảng của Sacombank ở mức 13.902 tỉ đồng, tỷ lệ nợ xấu 6,36%. Nếu tính cả 37.134 tỉ đồng nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa trích lập dự phòng, nợ xấu của Sacombank ở mức 51.037 tỉ đồng, chiếm 19,96% tổng dư nợ. Con số 51.037 tỉ đồng này chưa bao gồm các khoản nợ tiềm ẩn (trước mắt là 5.286 tỉ đồng nợ nhóm 2) và các khoản nợ đã được cơ cấu lại.

Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý đến khoản “Tài sản có khác” 42.210 tỉ đồng. Trong đó, lãi dự thu của Sacombank giảm hơn 20.000 tỉ đồng sau sáu tháng, còn 4.752 tỉ đồng. Có lẽ Sacombank đã làm động tác kỹ thuật để chuyển các khoản lãi dự thu thành các khoản phải thu bởi các khoản phải thu tại ngày 30-6-2017 là 35.674 tỉ đồng, tăng 18.731 tỉ đồng so với đầu năm. Tổng tài sản có khác đang chiếm đến 11,9% tổng tài sản (cao hơn nhiều so với nhiều ngân hàng khác, khoảng 1-3%). Chứng khoán nợ và chứng khoán vốn do các tổ chức kinh tế phát hành của Sacombank khá nhỏ, nghĩa là ngân hàng này không che giấu nợ xấu ở khoản mục trái phiếu doanh nghiệp hay vốn cổ phần như một số ngân hàng khác.

Kế hoạch xử lý nợ xấu

Theo đề án tái cơ cấu đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt, Sacombank cần 10 năm để tái cơ cấu thành công (2015-2025). Tuy

nhiên, sau khi đắc cử chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Duơng Công Minh đã đặt mục tiêu thu hồi 90% nợ xấu trong ba năm. Riêng năm 2017 phải đảm bảo xử lý 20.000 tỉ đồng nợ xấu, tức khoảng một phần ba số nợ xấu hiện có. Đây là mục tiêu vô cùng tham vọng bởi tính đến tháng 7-2017, ngân hàng này chỉ mới xử lý đuợc 2.520 tỉ đồng nợ xấu (còn phải xử lý thêm khoảng 17.500 tỉ đồng nợ xấu trong năm tháng cuối năm).

Tuy nhiên, những gì trong BCTC kiểm toán hợp nhất năm 2017 cho thấy, những “tham vọng” của ông Minh đã trở thành hiện thực khi xử lý đuợc hơn 19.660 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng trong năm 2017, trong đó hơn 15.000 tỷ đồng là thuộc Đề án tái cơ cấu.

Trong các đợt xử lý nợ xấu này, có thể kế đến các thuơng vụ nổi tiếng nhu: Bán thành công các cụm khu công nghiệp tại Long An (KCN Đức Hòa III, tỉnh Long An) thu về 9.200 tỷ đồng; bán 3 khoản nợ theo giá thị truờng cho VAMC với giá trị 2.500 tỷ đồng vào tháng 9.2017; bán dự án Diamond City (tài sản thế chấp cho khoản nợ mà tập đoàn Hoàn Cầu vay tại Sacombank) cho Công ty CP Đầu tu và Xây dựng Xuân Mai... Trong đó, riêng vụ bán các cụm khu công nghiệp thuộc sở hữu của ông Trầm Bê đã giúp Sacombank thu về khoản “tiền tuơi” là 920 tỷ đồng (còn 8.280 tỷ đồng đuợc thanh toán trả chậm trong vòng 7 năm kể từ ngày ký hợp đồng, ân hạn 2 năm đầu, phí trả chậm 7,5%/năm). Đây cũng là thông tin tạo luồng “gió” mới cho các ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu thu về “tiền tuơi, thóc thật”.

Hiện tại, luợng tài sản thế chấp tại Sacombank có giá trị lên tới 416.147 tỷ đồng, tuơng đuơng gần 2 lần du nợ cho vay. Trong đó, giá trị các tài sản đảm bảo là bất động sản lên tới 306.001 tỷ đồng, tuơng đuơng gần 74% tổng tài sản thế chấp.

Mặc dù kết quả xử lý nợ xấu đạt nhiều thành tựu khả quan nhung theo BCTC đuợc kiểm toán, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này vẫn rất cao. Cụ thể, đến

hết năm 2017, nợ xấu nội bảng của Sacombank vẫn là 10.405 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu 4,67% tổng dư nợ, gồm: Nợ dưới tiêu chuẩn (1.475 tỷ đồng);

nợ nghi ngờ (627 tỷ đồng) và nợ có khả năng mất vốn (8.303 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, tổng số dư trái phiếu VAMC của Sacombank đến hết năm 2017 là 43.266 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm. Trong khi đó, số tiền dự phòng khoản nợ bán cho VAMC này chỉ là 1.949 tỷ đồng, nên tổng nợ xấu Sacombank đã bán cho VAMC cũng tăng tương ứng 16% lên tới 41.317 tỷ.

Như vậy, tổng nợ xấu cả nội bảng và nợ đã bán cho VAMC hiện nay của Sacombank vẫn là 51.721 tỷ đồng, tăng 4,7% so với đầu năm. Tuy nhiên, do dư

nợ tín dụng tăng 12% so với đầu năm, xấp xỉ 24.000 tỷ đồng, nên tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này giảm xuống mức 19,6% so với tỷ lệ 21,1% đầu năm 2017.

Nếu xét về giá trị tuyệt đối, tổng số nợ xấu gần 20 nghìn tỷ đồng được xử

lý của Sacombank trong năm 2017 là rất lớn, thế nhưng, theo các chuyên gia tài

chính thì cũng cần để ý đến “chất lượng” xử lý nợ tại nhà băng này. Thực tế, từ con số nợ xấu vào khoảng hơn 60.000 tỷ đồng (con số ông Dương Công Minh công bố khi mới trúng cử Chủ tịch HĐQT), có khá nhiều giải pháp xử lý nợ xấu

tại Sacombank được các chuyên gia tài chính, các công ty chứng khoán.... đưa ra

và phía Sacombank đã phần nào áp dụng các giải pháp này.

Chẳng hạn, với nhóm nợ xấu bảo đảm bằng bất động sản, Sacombank đã áp dụng biện pháp bán dự án hay nhận tài sản cấn trừ nợ. Vụ việc bán các bất động sản tại KCN Đức Hòa III, tỉnh Long An là một ví dụ cụ thể, Sacombank thực hiện đấu giá thành công và ký hợp đồng với các đối tác vào ngày 29.12.2017. Tổng giá trị hợp đồng là 9.200 tỷ đồng. Sacombank đã nhận đầy đủ tiền cọc là 920 tỷ đồng vào ngày ký hợp đồng. Số tiền còn lại 8.280 tỷ đồng được thanh toán trả chậm trong vòng 7 năm kể từ ngày ký hợp đồng, ân hạn 2 năm đầu, phí trả chậm 7,5%/năm.

và Xây dựng Xuân Mai, tuy giá trị thuơng vụ không đuợc tiết lộ nhung có nguồn tin cho rằng giá trị thuơng vụ vào khoảng 120 triệu USD. Thuơng vụ này đuợc một số chuyên gia kinh tế cho rằng đây là vụ “mua bán nợ lòng vòng” bởi sự dịch chuyển tài sản của thuơng vụ này diễn ra trong một nhóm có liên quan (ông Nguyễn Đức Cử, Phó Chủ tịch của Lienviet Post Bank - một thành viên của Tập đoàn Him Lam - là cổ đông lớn của Xuân Mai). Việc mua bán lòng vòng này, theo một số chuyên gia, có thể vẫn khiến khoản nợ vẫn còn đó, trong khi bản thân ngân hàng thực chất không thu đuợc “tiền tuơi, thóc thật” và có thể gây nhiều hệ lụy sau này.

Với phuơng án bán nợ cho VAMC với giá thị truờng, đây là một phuơng án khá tốt cho Sacombank bởi lẽ Nghị quyết 42/2017/QH14, Sacombank có thể phân bổ lãi dự thu (tối đa 10 năm) và chênh lệch khi bán khoản nợ (tối đa 5 năm). Vì cơ chế mới cho phép không ghi nhận các khoản lỗ ngay lập tức, Sacombank sẽ không quá áp lực về chi phí trong hiện tại, bởi nó đuợc treo lại ở “Tài sản có khác” và sẽ đuợc chuyển dần vào tuơng lai.

Hiện tại, số cổ phiếu bảo đảm cho khoản nợ 10.000 tỷ đồng mà ông Trầm

Bê phải chịu trách nhiệm giải quyết, nhiều khả năng chính là cổ phiếu STB. Theo một số nguồn tin, sau khi sáp nhập Southernbank, ông Trầm Bê và nguời có liên quan nắm giữ khoảng 50% cổ phiếu Sacombank, tuơng đuơng 9.000 tỷ đồng mệnh giá. Với mức giá thị truờng hiện tại khoảng 16.000 đồng/cổ phiếu,

Một phần của tài liệu 1434 xử lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w