Kiến nghị đối với Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu 1434 xử lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 102)

3.3.3.1. Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đuợc xây dựng dựa trên thông tin thu tập trong cẩm nang tín dụng và công tác phân tích khách hàng. Trong quản lý TD nói chung và công tác thu hồi nợ quá hạn nói riêng thì hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có vai trò rất quan trọng bởi nó vừa là cơ sở để quyết định cấp tín dụng phù hợp với điều kiện của từng khách hàng vay vốn, vừa là cơ sở để phân loại và quản lý khoản vay, trong truờng hợp phát sinh nợ quá hạn, kết quả xếp hạng tín dụng còn là cơ sở để phân tích và đua ra các biện pháp thu hồi nợ quá hạn kịp thời. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống xếp hạng của BIDV hiện nay chua thực sự tỏ ra uu việt. Vì vậy việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả xếp hạng là công việc cần thực hiện ngay. Cụ thể:

- Bổ sung và hoàn thiện thêm hệ thống chỉ tiêu phi tài chính: Các chỉ tiêu

đánh giá chung chung mang tính định tính nhu: ”Lý lịch kinh nghiệm nguời lãnh đao”, ”Môi truờng nhân sự nội bộ của doanh nghiêp”; ”Ảnh huởng của biến động nhân sự”, ” số năm hoạt động trong ngành” cần đuợc xem xét lại về mức độ ảnh huởng đến toàn bộ các ngành nghề kinh doanh. Hoặc những nhóm chỉ tiêu đòi hỏi khả năng phân tích đánh giá rất cao của bộ phận quan

hệ khách hàng như ” Triển vọng ngành”, ”Ảnh hưởng của chính sách của nhà nước”, ”Uy tín của DN đối với người tiêu dùng” cũng cần xem xét điểu chỉnh lại cho hợp lý. BIDV cần phải tiến hành điều tra khảo sát trên diện rộng để lựa chọn và sàng lọc các yếu tố phi tài chính có tác động mạnh được số đông các tổ chức kinh tế làm căn cứ để xác định các chỉ tiêu phi tài chính như: ” Mức độ hợp tác của khách hàng trong cung cấp thông tin”, ”Mức độ hợp tác của khách hàng với bộ phận tín dụng”, hay ”Ảnh hưởng của chính sách của Nhà nước đến thị trường tiêu thụ hoàng hóa”, đồng thời phải có tài liệu hướng dẫn đánh giá một cách khoa học chặt chẽ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

- Bổ sung dữ liệu từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Trên thực tế thì hệ thống

báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam thường ít quan tâm đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tuy nhiên, đây lại là một báo cáo quan trọng để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp. BIDV có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng báo cáo lưu chuyển tiền tệ để phán ánh đúng hơn về năng lực tài chính của bản thân doanh nghiệp.

- Số liệu đánh giá phải được cập nhật theo quý: Hiện nay theo quy định

của BIDV, kết quả hoạt động hoạt động kinh doanh sẽ được cập nhật hàng năm, điều này chỉ phản ảnh được kết quả kinh doanh của DN sau một năm hoạt động. Do đó, kết quả cho ra chưa lường được những rủi ro tài chính xảy ra tại các thời điểm hoạt động trong năm, nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường thường xuyên thay đổi biến động, Vì vậy, để nâng cao tính chính xác, hiệu quả trong việc phân loại xếp hạng khách hàng để có những chính sách tín dụng cho từng nhóm khách hàng, hệ thống định hạng cần thiết phải được nâng cao tần suất nhập liệu

- Điều chỉnh tỷ trọng điểm giữa các nhóm chỉ tiêu và giữa các chỉ tiêu trong một nhóm: Tăng tỷ trọng điểm của nhóm chỉ tiêu tài chính trong tổng

cảm tính, tránh tính trạng các chỉ tiêu phi tài chính chiếm tỷ trọng lớn nhưng đánh giá sai theo cảm tính làm tổng điểm tăng lên dẫn đến việc ra phán quyết sai lầm. Bổ sung các quan điểm về điểm tài chính theo quan điểm của ngân hàng và quan điểm của khách hàng.

Bổ sung điểm tài sản đảm bảo trong xếp hạng tín dụng: Tài sản đảm bảo

là một những nhân tố quan trọng để xếp hạng khách hàng, do đó cần thiết phải bổ sung điểm này vào xếp hạng tín dụng. Các chỉ tiêu như ”Tính thanh khoản của tài sản”, ”Giá trị tài sản”, :Tỷ lệ dư nợ được đảm bảo bằng tài sản” là những yếu tố quan trọng để xử lý khi có rủi ro xảy ra.

3.3.3.2. Hoàn thiện chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh doanh của chi nhánh cũng như xác định khẩu vị rủi ro mà chi nhánh hướng tới. Một chính sách tín dụng thắt chặt khiến việc phát triển kinh doanh của chi nhánh khó khăn hơn, tuy nhiên một chính sách tín dụng nới lỏng khiến nguy cơ nợ xấu tăng cao hơn. Trong từng thời kỳ, chi nhánh cần xây dựng cho mình một chính sách tín dụng hợp lý để đảm bảo tăng trưởng nhưng vẫn giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn. Chính sách tín dụng cần phải thiết lập và duy trì dựa trên các cơ sở sau.

Thứ nhất lãi suất'. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân

hàng như hiện nay thì lãi suất của Ngân hàng nên được xây dựng dựa trên uy tín của khách hàng, tính khả thi của hoạt động vay vốn và độ an toàn của món vay.

Thứ hai, đối tượng khách hàng: Tiến hành phân loại khách hàng để áp

dụng hình thức tín dụng, tài sản đảm bảo phù hợp. Xác định cụ thể các đối tượng khách hàng mục tiêu, các tiêu chí để phân loại khách hàng, xây dựng sản phẩm cho từng đối tượng để việc thẩm định khách hàng được diễn ra nhanh chóng nhưng không gặp phải các sai lầm dẫn đến đánh giá sai khách hàng. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng nhằm nâng cao

năng lực của Ngân hàng thông qua thủ tục giấy tờ gọn nhẹ, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, tư vấn cho khách hàng hiệu quả, phong cách, thái độ giao tiếp tốt làm vừa lòng khách hàng.

Thứ ba, sản phẩm tín dụng: Sự đa dạng của sản phẩm tín dụng giúp góp

phần nâng cao hiệu quả hoạt động chung của Ngân hàng, vừa mở rộng đa dạng khách hàng, lĩnh vực đầu tư, mở rộng quy mô tín dụng sẽ góp phần phân tán và hạn chế rủi ro tín dụng, rủi ro nợ xấu nếu hệ thống sản phẩm được thiết kế chặt chẽ

3.3.3.3. Hoàn thiện các văn bản pháp lý trong hoạt động tín dụng

Công tác xử lý, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ tồn đọng hiện nay rất phức tạp do liên quan đến nhiều bộ luật, nhiều đối tượng, nhiều thành phần kinh tế, do vậy, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần sớm ban hành qui trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay áp dụng trong toàn hệ thống

3.3.3.4. Thành lập ban xử lý nợ tại các chi nhánh.

Theo mô hình hiện tại việc xử lý nợ tại các chi nhánh phải báo cáo lên ban xử lý nợ của hội sở, sau đó ban xử lý nợ của hội sở mới xét duyệt việc xử lý các khoản nợ này. Việc này đang tiêu tốn nhiều thời gian hơn và không càn thiết, Ban xử lý nợ hội sở nên thành lập các ban xử lý ngay tại chi nhánh. Đối với các khoản nợ xấu thuộc thẩm quyền phê duyệt của chi nhánh, ban xử lý nợ chi nhánh có thể tự ra quyết định về phương thức cũng như cách thức xử lý, để đảm bảo đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu.

3.3.3.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thường xuyên tổ chức đào tạo cho cán bộ nghiệp vụ tại các Chi nhánh đặc biệt là các nghiệp vụ về hoạt động tín dụng. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề tín dụng, tổ chức cho cán bộ tham quan, học tập tại các chi nhánh trong hệ thống, tham quan học hỏi các mô hình ngân hàng nước ngoài tiên tiến, hiện đại có tính tương đồng với điều kiện hoạt động trong nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ việc đánh giá thực trạng cũng như những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó của công tác quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội, chương 3 của luận văn đã hệ thống những giải pháp có tính khả thi cho BIDV Nam Hà Nội, đồng thời trên cơ sở nghiên cứu của các chương trước tác giả đã có những kiến nghị với Chính phủ, với NHNN và các Bộ ngành liên quan có những biện pháp hỗ trợ một cách hiệu quả công tác quản lý nợ xấu tại BIDV Nam Hà Nội trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Với đặc thù của ngân hàng là ngành kinh doanh nhiều rủi ro, ngân hàng nào không chấp nhận rủi ro thì không có lợi nhuận do vậy những khoản nợ xấu là một phần tất yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đi đôi với việc các ngân hàng ngày càng đối mặt với tỷ trọng rủi ro nợ xấu ngày càng lớn. Trước tình hình nợ quá hạn còn khá cao trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam như hiện nay, các ngân hàng thương mại đã xác định một trong những phương hướng hoạt động cơ bản trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỉ lệ nợ quá hạn xuống dưới 3% đảm bảo cho hoạt động của hệ thống ngân hàng được an toàn. Không nằm ngoài xu hướng đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội đặt mục tiêu trong giai đoạn 2018 - 2020 giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 1,5%, đồng thời cố gắng thu hồi số nợ quá hạn đã tồn đọng lại từ những năm trước đó để đưa tỉ lệ nợ quá hạn xuống thấp.

Để làm được điều đó cần có sự tiếp tục cố gắng, tích cực, linh hoạt của ban lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ nhân viên của chi nhánh. Bên cạnh đó còn cần có sự hỗ trợ đắc lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ việc đảm bảo các điều kiện và môi trường cho hoạt động tín dụng: các điều kiện pháp lý, hệ thống thống tin phòng ngừa rủi ro, hệ thống thông tin khách hàng cho đến việc kiểm tra thực hiện các quy định thể chế của ngân hàng

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác hạn chế và xử lý nợ xấu. Luận văn đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra:

Thứ nhất, hệ thống hóa các lý luận cơ bản về nợ xấu, các nguyên nhân phát sinh và công tác hạn chế và xử lý nợ xấu trong các ngân hàng thương mại.

ngừa nợ xấu của ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội qua đó phân tích đánh giá các kết quả đã đạt đuợc và những vấn

đề còn tồn tại và nguyên nhân của những nhuợc điểm đó để có cơ sở xây dựng các giải pháp trong công tác hạn chế và xử lý nợ xấu.

Thứ ba, luận văn đã đề ra một số các giải pháp để hoàn thiện công tác hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội đồng thời với một số kiến nghị với chính phủ, NHNN và ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát Triển Việt Nam nhằm giúp công tác hạn chế và xử lý nợ xấu ngày càng đuợc hoàn thiện và hiệu quả.

Trong quá trình thực hiện đề tài, do những hạn chế về thời gian luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong muốn nhận đuợc những đóng hội đồng khoa học đánh giá luận văn, các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn đuợc hoàn thiện ở cấp độ cao hơn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học đã giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, tạo điều kiện hoàn thành luận văn.. Tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Bùi Tín Nghị đã tận tình huớng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Để hoàn thành luận văn thuận lợi, tác giả vô cùng biết ơn sự động viên, cổ vũ từ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Thế Du (2004), Xử lý nợ xấu ở Việt Nam nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác, Chuơng trình giảng dạy Fullbright, TP Hồ Chí Minh.

2. Giải pháp hoàn thiện và xử lý có hiệu quả nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn - Luận văn cao học của Nguyễn Thị Hồng Nguyên năm 2012

3. Quản lý nợ xấu tại NHTM cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Luận văn cao học của Nguyễn Hoàng Quyên năm 2013

4. Lê Thị Huyền Diệu (2010), Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thuơng mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.

5. Ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn của các NHTM cổ phần Việt Nam - Luận văn cao học của của Lê Thái Hạnh năm 2013

6. Phan Thị Thu Hà (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân

7. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Thị truờng tài chính tiền tệ, các số năm 2010-2012.

8. Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam (2005), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thuơng mại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khao học, NXB Phuơng Đông, Hà Nội

9. Ngân hàng nhà nuớc (2009), Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu

10. Ngân hàng nhà nuớc, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành quyết định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng.

11. Nguyễn Thị Hoài Phuơng (2012), Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thuơng mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.

12. Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội - Báo cáo tổng kết các năm 2015, 2016, 2017.

13. Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình kinh tế tiền tệ ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội

14. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội

15. Tạp chí ngân hàng, các số năm 2014-2017

16. Tiến sĩ Cảnh Chí Hoàng - Trường Đại học Tài Chính Marketing, Tạp chí Tài chính

17. Tạp chí tài chính từ năm 2013 đến năm 2017 18. Các website:

Website Ngân hàng Nhà nuớc: www.sbv.gov.vn

Website Ngân hàng TMCP Công Thuơng Việt Nam: www.vietinbank.vn Website Tạp chí kế toán: www.tapchiketoan.com

Website Tap chí tài chính: www.tapchitaichinh.com

Một phần của tài liệu 1434 xử lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w