CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Một phần của tài liệu ga tuan 9 (Trang 26 - 30)

- Giấy khổ to kẻ bảng nội dung bài tập 1. - Giấy khổ to, bút dạ.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

HĐ Giáo viên Học sinh

1

2

Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3 HS đọc phần mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài văn tả cảnh. - GV nhận xét cho điểm bài làm của HS. Giới thiệu bài:

- Để giúp các em có thể thuyết trình , tranh luận đạt kết quả tốt, tiết luyện tập thuyết trình tranh luận hôm nay sẽ giúp các em bước đầu nắm được cách thuyết trình và tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

HĐ Giáo viên Học sinh 3

với lứa tuổi của các em. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1:

- Gọi HS đọc nội dung yêu cầu của đề bài. - Yêu cầu HS đọc phân vai bài Cái gì quý nhất?

- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi của bài.

- Nêu từng câu hỏi và yêu cầu HS trả lời. Gọi HS khác bổ sung, sửa chữa (nếu có). + Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề gì?

+ Ý kiến của mỗi bạn như thế nào?

+ Mỗi bạn đưa ra lí lẽ gì để bảo vệ ý kiến của mình?

+ Thầy giáo muốn thuyết phục ba bạn công nhận điều gì?

+ Thầy đã lập luận như thế nào?

+ Cách nói của thầy giáo thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?

- Qua câu chuyện của các bạn em thấy khi muốn tham gia tranh luận và thuyết phục người khác đồng ý với mình về một vấn đề gì đó em phải có những điều kiện gì? Bài tập 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập. - Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS để thực hiện yêu cầu của bài tập.

- Gọi các nhóm HS phát biểu, Yêu cầu cả lớp cùng nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. - GV nhận xét bổ sung ý kiến cho từng HS

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - 5 HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, Hùng, Quý, Nam, Thầy giáo).

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận. - HS nối tiếp nhau trình bày, bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.

+ Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề : trên đời này cái gì quý nhất. + Hùng cho rằng quý nhất là lúa gạo, Quý cho rằng quý nhất là vàng. Nam cho rằng quý nhất là thì giờ.

+ Bạn Hùng cho rằng chẳng có ai không ăn mà sống được, lúa gạo nuôi sống con người nên nó quý nhất. Bạn Quý lại nói rằng vàng bạc có thể mua được lúa gạo nên vàng bạc là quý nhất. Bạn Nam thì dẫn chứng thầy giáo thường bảo thì giờ quý hơn vàng bạc, vậy thì giờ là cái quý nhất. + Thầy giáo muốn ba bạn công nhận rằng: Người lao động mới là quý nhất.

+ Thầy nói rằng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều rất quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có ai làm ra vàng bạc, lúa gạo và thì giờ cũng trôi qua vô ích.

+ Thầy rất tôn trọng người đang tranh luận và lập luận rất có tình có lí.

- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến của mình.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- 4 HS tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi đóng vai các bạn Hùng, Quý, Nam nêu ý kiến của mình trong nhóm.

HĐ Giáo viên Học sinh phát biểu.

Bài tập 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

a) Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm để làm bài tập theo gợi ý sau: các em cùng thảo luận, đánh dấu vào những điều kiện cần có khi tham gia tranh luận sau đó xếp chúng theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3, . . . sau đó mới trao đổi tìm câu trả lời cho ý b.

- Gọi HS trình bày, GV cùng cả lớp nhận xét. b) Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào? - GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng.

- GV chốt ý.

- 1 HS đọc thành tiếng.

a) 4 HS tạo thành một nhóm cùng trao đổi làm bài.

- Lắng nghe.

- Đại diện một nhóm trình bày. b) HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. - Thái độ ôn tồn, vui vẻ.

- Lời nói vừa đủ nghe. - Tôn trọng người nghe. - Không nên nóng nảy. . . . - HS lắng nghe và ghi nhớ. 4 Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học khen ngợi những HS, nhóm làm bài tốt. - Về nhà viết lại vào vở lời giải của bài tập 3.

- Chuẩn bị ôn tập kiểm tra giữa kì.

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh củng cố về:

- Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng, số đo diện tích dưới dạng số thập phân. - Giải bài toán có liên quan đến đo độ dàivà diện tích của hình.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng , SGK.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

HĐ Giáo viên Học sinh

1 2 3

Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 1 HS lên bảng sửa bài tập 3/47 của tiết trước.

- Nhận xét cho điểm học sinh.

Giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay các em cùng luyện tập về viết các số đo độ dài, số đo khối lượng, số đo diện tích dưới dạng số thập phân. Giải bài toán có liên quan đến đo độ dàivà diện tích của hình. Hướng dẫn luyện tập

- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.

- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.

HĐ Giáo viên Học sinh Bài 1/ 47:

- Yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Hai đơn vị đo độ dài tiếp liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.

- GV nhận xét và cho điểm. Bài 2/47:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Hai đơn vị đo khối lượng tiếp liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét cho điểm HS. Bài 4/47:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS làm bài.

- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân có đơn vị cho trước. - Hai đơn vị đo độ dài tiếp liền nhau thì: + Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé. + đơn vị bé bằng 10 1 hay (0,1) lần đơn vị lớn. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

- HS chữa bài của bạn, cả lớp theo dõi và tự kiểm tra lại bài của mình.

- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - Hai đơn vị đo khối lượng tiếp liền nhau thì: + Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé. + đơn vị bé bằng 10 1 hay (0,1) lần đơn vị lớn. - 1 em lên bảng làm bài, các em khác làm vào vở. a) 500g = 1000 500 kg = 0,5 kg (0,500kg) b) 347g = 1000 347 kg = 0,347 kg c) 1,5 tấn = 1000 500 1 tấn = 1500kg

- HS nhận xét bạn làm đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- 1 HS đọc đề bài trước lớp.

- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Bài giải 0,15 km = 150 m Ta có sơ đồ: a) 42m34cm = m 100 34 42 = 42,34m b) 56m29cm = m 100 29 56 = 56,29m c) 62m2cm = m 100 2 6 = 6,02m d) 4352m = 4000m + 352m = 4km352m = 1000 352 4 km = 4,352km

HĐ Giáo viên Học sinh - GV nhận xét cho điểm HS. CD | | | |

CR | | |

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 3 + 2 = 5 (phần)

Chiều dài sân trường là: 150 : 5 × 3 = 90 (m) Chiều rộng sân trường là: 150 – 90 = 60 (m) Diện tích sân trường là: 90 × 60 = 5400 (m2) 5400 m2 = 0,54ha

Đáp số 5400 m2 ; 0,54ha 4 Củng cố, dặn dò:

- GV yêu cầu nhắc lại một số nội dung chính trong tiết luyện tập. - Về nhà học bài, làm bài tập 3/47.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung - Nhận xét tiết học.

Luyện từ và câu

ĐẠI TỪ

I. MỤC TIÊU:

1. Nắm được khái niệm đại từ, nhận biết đại từ trong thực tế.

2. Bước đầu biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị dùng lặp lại trong một văn bản ngắn.

Một phần của tài liệu ga tuan 9 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w