Ông chủ thương hiệu bánh pizza giao tận nhà Domino’s đã từng chơi ngông khi mua đấu giá một chiếc xe hơi hàng triệu đô-la trong thời điểm mấy chục năm trước. Việc mua chiếc xe đấu giá này có vẻ như không liên quan gì tới công việc kinh doanh hàng ngày của hiệu bánh pizza Domino’s nhưng nó lại gây một sự chú ý mạnh mẽ cuả dư luận đối với ông chủ chơi ngông của nó. Và dĩ nhiên khi chú ý đến ông chủ thì sẽ không khỏi chú ý đến công việc kinh doanh và cuối cùng là thương hiệu Domino’s của ông. Nhiều nghiên cứu sau đó cho thấy sau cú sốc mua đấu giá đó, doanh số bán bánh pizza cua Domino’s đột nhiên nhảy vọt, và người ta nhận ra rằng ông chủ của nó là một chuyên gia lão luyện về PR.
Ông Honda (chủ hãng Honda) với tuyên bố tham gia đường đua ô-tô F1 đầy khổ ải nhưng danh giá nhất thế giới cũng là một chiêu PR- gây sự chú ý thật kinh điển. Tuy việc tham gia đường đua F1 này có lẽ xuất phát từ niềm đam mê tốc độ và sở thích cá nhân của ông chủ Honda (mà danh tiếng gắn liền với chiếc xe gắn máy) nhưng ông đã tuyên truyền quá thành công tham vọng sản xuất ô-tô bốn bánh của hãng Honda. Thật vậy, dù thành công hay thất bại ở đường đua này, người tiêu dùng cũng nhận thức rõ hãng Honda bây giờ không chỉ sản xuất xe gắn máy mà còn xe ô-tô bốn bánh với chất lượng thế giới. Vào tháng 11 năm 1965 tại Mexico, tay đua Richie Ginther đã giúp “ lính mới” Honda trong lĩnh vực sản xuất ô-tô hoàn thiện chiến lược tuyên truyền của mình bằng chức vô địch đầu tiên. Trên đường đua năm ấy, chiếc Honda đã chiến thắng tuyệt đối khi liên tục dẫn đầu từ vạch xuất phát tới khi cán đích.
Tuy nhiên, hiệu quả của chiêu “ làm người chơi ngông” có thể rất tốt ở thị nước này nhưng lai không phù hợp ở nước khác, hay thậm chí cùng một quốc gia nhưng thời điểm khác nhau cũng đem lại hiệu ứng khác nhau. Yếu tố văn hóa địa địa phương cũng đáng được cân nhắc, vì việc chơi ngông có thể được ngưỡng mộ tại nơi nay nhưng lại bị xem là “chảnh” ở nơi khác. Gây được sự chú ý chỉ là một vế trong sự thành công của chiến lược PR mà vế còn lại là cảm nhận của người tiêu dùng, của đối tượng mà chủ thương hiệu muốn quảng bá có được tích cực như mong đợi hay không. Nhưng nói chung, chọn chiêu thức “
làm người chơi ngông” lúc nào cũng có rủi ro cao hơn những chiêu thức PR khác vốn đã có sẵn nhiều rủi ro. Thử tưởng tượng chuyện gì sẽ xay ra trong tâm trí khách hàng khi xe đua hiệu Honda không làm nên được trò trống gì tại các trường đua F1? Dĩ nhiên, dòng sản phẩm xe ô-tô mà Honda muốn tung ra thị trường ngay sau đó bị ảnh hưởng không nhỏ, thậm chí ảnh hưởng dây chuyền qua hình ảnh các dòng xe gắn máy truyền thống của hãng. Đó sẽ là cái giá phải trả cuả chiêu “ làm người chơi ngông”, vì vậy người Mỹ mới có câu “No pain no gain”! (tạm dịch: “có gan làm giàu”).