Khái niệm và một số đặc trưng củadự án Tài chính Nông thôn

Một phần của tài liệu 1194 quản lý quỹ quay vòng của dự án tài chính nông thôn tại sở giao dịch III NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27 - 40)

* Khái niệm dự án Tài chính nông thôn:

Dự án Tài chính nông thôn là Dự án mà phía nhà tài trợ cung cấp cho nước nhận tài trợ một khoản tín dụng nhằm mục đích phát triển khu vực tài

chính nông thôn và/hoặc phát triển khu vực kinh tế nông thôn thông qua việc cung cấp một lượng tín dụng kèm theo các yêu cầu về cải cách hệ thống tài chính nông thôn.

Khoản tài trợ này được xác định trước số tiền nhất định, song thực tế số tiền mà nền kinh tế tham gia vào dự án là lớn hơn rất nhiều vì thực chất, đây là khoản tín dụng quay vòng đầu tư qua trung gian tài chính có yêu cầu thêm phần góp vốn của phía đối tác, không xác định trước các khoản đầu tư cụ thể hay thậm chí cả tiểu ngành nghề có vốn đầu tư tham gia. Do đó, tác động của dự án đối với nền kinh tế không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ tác động từ số tiền được tài trợ hoặc những tác động về cải cách dự kiến ban đầu mà dự án mang lại.

Ở trên thế giới, các Dự án Tài chính Nông thôn thường do các tổ chức tài chính quốc tế như ADB, WB tài trợ.

a. Dự án Tài chính Nông thôn I(TCNT I):

Năm 1995, trên cơ sở tiến hành điều tra, khảo sát, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ trong việc phân tích chính sách đầu tư đối với việc phát triển khu vực nông thôn, WB đã đề ra mục tiêu của Dự án “Tài chính Nông thôn” nhằm hỗ trợ Việt Nam. Ngày 19/7/1996 Hiệp định tín dụng phát triển Dự án TCNT I (Khoản Tín dụng số 2855-VN) được ký kết giữa Việt Nam và WB. Tổng trị giá 82,7 triệu SDR (tương đương 120 triệu USD), thời hạn cho vay là 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn. Lãi suất 0%, phí dịch vụ 0,75%/năm, phí cam kết 0,5%/năm. Mục tiêu của Dự án là: Cải thiện đời sống tại các vùng nông thôn Việt Nam thông qua: Khuyến khích đầu tư khu vực tư nhân; Tăng cường năng lực hệ thống ngân hàng tài trợ cho khu vực tư nhân; Tăng khả năng tiếp cận của người nghèo nông thôn tới dịch vụ tài chính.

Trên cơ sở mục tiêu của DA, Nguồn tài trợ của Dự án được chia thành hai cấu phần: Cấu phần tín dụng trị giá 112 triệu USD và cấu phần nâng cao năng lực thể chế trị giá 8 triệu USD.

Mô hình hoạt động là mô hình ngân hàng cho vay lại, NHNN (Ban quản lý các dự án tín dụng quốc tế) là ngân hàng cho vay lại cho các định chế tài chính được lựa chọn tham gia. Thời gian thực hiện dự án từ 1996 - 2000 với hai cấu phần lớn được chia làm bốn cầu phần nhỏ như sau:

Quỹ phát triển nông thôn (RDF): Nguồn tài trợ này NHNN dùng để cung cấp các khoản tín dụng ngắn, trung và dài hạn thông qua các Tổ chức tài chính tham gia (Participating Financial Institutions - PFI) để tài trợ trong việc mua sắm tài sản cố định và tạo nguồn vốn lưu động cho các dự án đầu tư của các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và các hoạt động nông thôn khả thi khác.

Quỹ Người nghèo Nông thôn (FRP): Nguồn tín dụng này dành riêng cho người nghèo nông thôn. Trong cấu phần này, thông qua Ngân hàng Phục vụ Người nghèo Việt Nam (VBP) các khoản tín dụng ngắn, trung và dài hạn sẽ được cung cấp cho các hộ gia đình nghèo hoặc cho các nhóm tương hỗ (JLG) của người nghèo. Mục tiêu của khoản tín dụng trực tiếp này nhằm khắc phục sự khiếm khuyết của thị trường tín dụng nông thôn với việc mở cửa thị trường cho các nhóm người, các hộ gia đình nghèo mà trước đây họ không có đủ điều kiện, không có đủ tài sản thế chấp để đi vay hay do tình trạng thiếu nguồn vốn của các định chế tài chính chính thức.

Xây dựng thể chế: Do việc tiếp nhận, thực hiện quản lý và giám sát các hoạt động Ngân hàng bán buôn còn là một lĩnh vưc khá mới mẻ đối với Việt nam nói chung và với Ngân hàng nói riêng. Vì vậy với mục đích sử dụng nguồn vốn tài trợ mang lại hiệu qủa cao, thiết thực với người hưởng lợi nên trong tổng số vốn tài trợ DA, Nhà tài trợ đã giành ra một phần dùng cho việc

xây dựng thể chế: Đây là nguồn trợ giúp kỹ thuật (Technical Assistance - TA) và đào tạo nhằm hỗ trợ: (1) các cán bộ, nhân viên của NHNN trong việc quản lý RDF và FRP, và giám sát các hoạt động ngân hàng bán buôn và đặc biệt là đánh giá, lựa chọn các PFI tham gia dự án; (2) hỗ trợ chương trình nâng cao năng lực của các PFI trong việc thẩm định các tiểu dự án, kế toán, quản lý đầu tư theo danh mục; (3) chương trình trợ giúp cho việc thiết kế và duy trì các hoạt động của ngân hàng VBP trên cơ sở bền vững bao gồm cả việc mở rộng tầm với của chương trình đến các nhóm người nghèo; và (4) chương trình khuyến khích việc thành lập các nhóm trong làng xã và tăng sự nhận thức về tài chính.

Quản lý dự án: Bên cạnh việc hỗ trợ kỹ thuật và các chương trình đào tạo, dự án còn hỗ trợ cho nhân viên và trang bị cho Ban quản lý dự án.

Các cấu phần trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với các mục tiêu của Dự án. Dự án TCNT I đã được thực hiện thành công và hoàn tất giải ngân vào ngày 31/12/2001. Dự án đã giải ngân được 100% cấu phần tín dụng là 113,25 triệu USD, tương đương 1.473,07 tỉ đồng.

b. Dự án Tài chính nông thôn II(TCNT II):

Tiếp theo Dự án TCNT I, Dự án TCNT II tiếp tục được xây dựng triển khai và vay vốn của WB. Tại Quyết định số 285/QĐ-TTg, ngày 18/4/2002, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư Dự án TCNT II và giao cho NHNN làm cơ quan Chủ quản và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam làm Chủ Dự án. Tương tự như mục tiêu của DA TCNT I, Dự án II tiếp tực thực hiện mục tiêu là hỗ trợ Việt Nam trong các nỗ lực phát triển kinh tế nông thôn xóa đói giảm nghèo và cải thiện điều kiện sống của người dân ở khu vực nông thôn thông qua: Khuyến khích đầu tư cho khu vực nông thôn, đặc biệt là các hộ gia đình nông thôn và các doanh nghiệp hoạt động ở các vùng nông thôn; Củng cố và tăng cường năng lực của hệ thống Ngân hàng để

phục vụ tốt hơn cho kinh tế nông thôn; Tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo nông thôn đến các dịch vụ tài chính chính thức.

Dự án TCNT II (khoản tín dụng số 3648-VN) được thực hiện cho vay lại thông qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam và không đòi hỏi có vốn đối ứng từ phía Chính phủ. Hiệp định Tín dụng vay vốn cho Dự án được ký kết ngày 9/9/2002, có hiệu lực từ ngày 14/4/2003 và kết thúc ngày 31/3/2008. Theo Hiệp định Tín dụng, WB tài trợ cho Dự án nguồn vốn tương đương 200 triệu USD (160,2 triệu SDR); thời hạn cho vay 25 năm, trong đó có 8 năm ân hạn; dự kiến dự án triển khai trong vòng 5 năm và được phân bổ thành 2 cấu phần:

Cấu phần Tín dụng với số vốn tương đương 189,7 triệu USD được chia thành 2 tiểu cấu phần: (i) Quĩ Phát triển Nông thôn II có số vốn 165,7 triệu USD. Quỹ này dùng hỗ trợ cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân và các cá nhân đặc biệt là các hộ gia đình nông nghiệp và các doanh nghiệp nông thôn, giúp triển khai thực hiện những kế hoạch mở rộng và hiện đại hóa, thực hiện các tiểu dự án mới và tài trợ cho các nhu cầu về vốn lưu động. Những doanh nghiệp tư nhân này qua đó có thể mở rộng năng lực sản xuất, cung cấp cơ hội việc làm và góp phần phát triển kinh tế và giảm nghèo ở khu vực nông thôn, (ii) Quĩ Cho vay Tài chính Vi mô: 24 triệu USD, quỹ này cung cấp nguồn vốn cho vay bổ sung và hỗ trợ kỹ thuật cho MFIs phục vụ người nghèo, cải thiện khả năng phục vụ của MFIs về nhu cầu tiết kiệm của người nghèo và trực tiếp hỗ trợ về tín dụng để tài trợ cho các hoạt động phát triển kinh tế bền vững của các hộ gia đình nghèo và các doanh nghiệp vi mô.

Cấu phần Tăng cường Năng lực Thể chế cho các ngân hàng tham gia Dự án có số vốn tương đương 10,3 triệu USD gồm 2 tiểu hợp phần: Tăng cường năng lực của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Tăng cường năng lực của các PFI/MFI tham gia dự án.

c. Dự án Tài chính Nông thôn III(TCNT III):

Tương tự như các Dự án TCNT I&II, Dự án TCNT III cũng được thực hiện theo cơ chế hoạt động Ngân hàng Bán buôn - một mô hình đã quen thuộc với các định chế tài chính và được thực hiện thành công ở Việt Nam với tổng số vốn 200 triệu USD vay WB. Dự án dự kiến được thực hiện trong vòng 5 năm bắt đầu từ 2008 và kết thúc vào 2013. Dự án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc, trừ khu vực của 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nang và Tp. Hồ Chí Minh.

Mục tiêu của Dự án TCNT III là tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong các nỗ lực phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận của các hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân nông thôn đến các nguồn tài chính. Dự án sẽ tạo ra được tổng mức đầu tư cho khu vực nông thôn tối thiểu là 4.228 tỷ VNĐ. Dự án dự kiến sẽ phục vụ cho 90.000 đơn vị kinh tế và khoảng 20.000 cá nhân, hộ gia đình nghèo và doanh nghiệp vi mô ở khu vực nông thôn. Sẽ có khoảng 150.000 việc làm mới ở khu vực nông thôn được tạo thêm từ Dự án. Dự án cũng sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực cho các định chế tài chính để cung cấp tốt hơn các dịch vụ tài chính cho khu vực nông thôn và góp phần phát triển hệ thống tài chính nông thôn bền vững.

Những vấn đề sẽ được giải quyết trong khuôn khổ Dự án

Dự án TCNT III dự kiến sẽ góp phần giải quyết những vấn đề chính của hệ thống tài chính nông thôn, trong đó: (i) Dự án sẽ bổ sung thêm nguồn tài chính có kỳ hạn cho các định chế tài chính tham gia Dự án để tài trợ cho các hoạt động đầu tư bền vững ở khu vực nông thôn, qua đó đóng góp cho đa dạng hóa kinh tế nông thôn, tạo cơ hội việc làm và thực hiện chính sách giảm nghèo; (ii) thông qua hoạt động ngân hàng bán buôn, Dự án sẽ thúc đẩy cạnh tranh hoạt động ngân hàng ở khu vực nông thôn, từ đó cải thiện sự tiếp cận

của doanh nghiệp và người dân nông thôn đến dịch vụ ngân hàng; (iii) giúp cho việc thực thi các kỷ luật tài chính và củng cố hoạt động của các định chế tài chính tham gia Dự án thông qua việc yêu cầu các định chế xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển thể chế với các tiêu chí về quản trị và tài chính phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; (iv) cung cấp trợ giúp kỹ thuật cho các định chế để nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và tăng cường kiến thức về tài chính nông thôn, giảm thiểu những rủi ro có thể phát sinh khi cho vay ở khu vực nông thôn; (v) đào tạo cho người vay cuối cùng là các doanh nghiệp vi mô và nhỏ trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Các đối tượng thụ hưởng trực tiếp của Dự án: Bao gồm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), các định chế tài chính được lựa chọn tham gia Dự án (các PFI/MFI), và người vay lại cuối cùng - là các cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp tư nhân ở khu vực nông thôn Việt Nam (trừ khu vực của 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nang và Thành phố Hồ Chí Minh).

Các cấu phần và hoạt động của Dự án: Số vốn tín dụng tương đương 200 triệu USD của Dự án được phân bổ thành 3 cấu phần sau:

Cấu phần 1: Tăng cường đầu tư vốn cho các doanh nghiệp nông thôn (Quĩ RDF): Phần vốn WB tài trợ 175 triệu USD. Mục tiêu của Cấu phần này là hỗ trợ giải quyết những khó khăn về nguồn vốn có kỳ hạn cho các định chế tài chính tham gia Dự án và cho các doanh nghiệp tư nhân nông thôn. Để hướng tới phân đoạn thị trường có khả năng giảm nghèo lớn nhất, các doanh nghiệp vi mô và nhỏ ở khu vực nông thôn, các khoản vay lại từ Dự án dự kiến sẽ không quá 80.000 USD/khoản vay và dành cho doanh nghiệp có không quá 50 lao động. Những khoản vay lại lớn hơn 80.000 USD cũng có thể được chấp thuận, nếu doanh nghiệp sử dụng vốn cho đầu tư ở vùng nông thôn ngoài các thành phố cấp II và dự án có tác động lớn xét về mặt tạo công ăn việc làm.

Cấu phần 2: Tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo nông thôn đến tài chính vi mô (Quĩ MLF): Phần vốn WB tài trợ 10 triệu USD. Mục tiêu của cấu phần này chủ yếu là dành cấp tín dụng ngắn hạn cho người vay lần đầu ở khu vực nông thôn (là hộ gia đình hay các doanh nghiệp vi mô). Qui mô khoản vay lại của cấu phần này được giới hạn ở mức không quá 500 USD.

Cấu phần 3: Xây dựng năng lực và Phát triển sản phẩm mới. Dự kiến mức vốn dành cho cấu phần này sẽ là 15 triệu USD và được chia làm 2 tiểu cấu phần:

10 triệu USD được cho các định chế tham gia Dự án (BIDV, NHNo và các định chế khác được lựa chọn tham gia Dự án) vay với lãi suất ưu đãi (tương đương chi phí vốn vay WB) để xây dựng năng lực thể chế được thiết kế riêng cho từng định chế. Các hoạt động được tài trợ gồm: (i) các dịch vụ tư vấn hỗ trợ xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh, kế hoạch phát triển thể thế, tăng cường năng lực cho vay ở khu vực nông thôn,...; (ii) đào tạo về các kỹ năng quản trị và hoạt động ngân hàng hiện đại; và (iii) một phần nhỏ để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý Dự án.

5 triệu USD còn lại được Chính phủ sử dụng tài trợ dưới hình thức cấp phát để thực hiện các hoạt động được xem là sản phẩm chung cho hệ thống TCNT Việt Nam, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, tăng cường năng lực cho hệ thống Quĩ Tín dụng Nhân dân trong việc cung cấp dịch vụ tài chính ở khu vực nông thôn, nghiên cứu phát triển sản phẩm ngân hàng mới, và hỗ trợ áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường trong hoạt động cho vay.

* Một số đặc trưng của Dự án: - Công c ụ cho vay:

Công cụ cho vay trong Dự án là Cho vay tài chính trung gian (FIL- Financial Intermediary Loan). Dự án Tài chính nông thôn là một khoản tín

dụng do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ cho nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua Hiệp định tài trợ. Nguồn vốn Dự án được Bộ Tài chính, thay mặt cho nước CHXHCN Việt Nam, cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vay lại trên cơ sở Hợp đồng vay lại. BIDV chịu mọi trách nhiệm về việc thực hiện Dự án TCNT thông qua Ban QLDA được đặt tại Sở Giao dịch III. BIDV sẽ cho vay lại nguồn vốn tới các định chế tài chính (PFI/MFI) đáp ứng các tiêu chí lựa chọn thông qua Hợp đồng vay phụ. Các PFI/MFI sẽ cho vay lại tới người vay lại cuối cùng (các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình) có nhu cầu và đáp ứng được các điều kiện vay vốn bằng cách tài trợ cho các Tiểu dự án (tức là các dự án/phương án sản xuất kinh doanh của người vay lại cuối cùng). Tất cả các điều kiện, điều khoản cho

Một phần của tài liệu 1194 quản lý quỹ quay vòng của dự án tài chính nông thôn tại sở giao dịch III NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w