Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu 1194 quản lý quỹ quay vòng của dự án tài chính nông thôn tại sở giao dịch III NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52 - 125)

Thứ nhất: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong việc tiếp nhận và sử dụng vốn ODA: Theo đánh giá của WB, hỗ trợ phần chính thức có tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng hay không chủyếu phụ thuộc vào trình độ quản lý của mỗi nước. Tại các nước có sự quản lý kinh tế vĩ mô tốt và các thể chế nhà nước hiệu quả thì có khoảng 86% các dự án do WB tài trợ được triển khai thành công với tỷ lệ hoàn vốn cao. Ngược lại, tại các quốc gia có hệ thống chính sách và thể chế yếu kém thì tỷ lệ hoàn vốn chỉ đạt 46%. Chính phủ cần nâng cao vai trò quản lý nhà nước về ODA thể hiện bằng xây dựng các cơ chế chính sách, điều phối và sử dụng ODA. Chính phủ cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ, Ban QLDA cần có chế độ thông tin báo cáo thường xuyên, cập nhật để giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh.

Thứ hai: Thiết kế dự án phù hợp với thực tế, tuân thủ và kết hợp hài hòa lợi ích của Chính phủ và Nhà tài trợ

Một dự án muốn thành công trong suốt quá trình triển khai thực hiện và đạt được những mục tiêu ban đầu đề ra thì phải xác định rõ các đối tượng, nhân tố có ảnh hưởng tới kết quả thực hiện dự án là rất quan trọng. Trên cơ sở

đó, xây dựng công tác phối hợp hoạt động nhằm đạt được yêu cầu một cách tốt nhất và có lợi nhất cho quốc gia cũng như sự phù hợp với hoàn cảnh thực tế VN để đưa ra các cách thức quản lý phù hợp. Dự án được thực hiện trên lãnh thổ VN, nhưng hướng theo mục tiêu của nhà tài trợ, do đó, nếu không phù hợp về đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp...của quốc gia, hay mâu thuẫn với lợi ích quốc gia thì dự án hoạt động không hiệu quả, hoặc đôi khi chỉ dừng ở giai đoạn rút vốn ban đầu, nhưng giai đoạn quay vòng vốn còn lại khó tránh khỏi những vấn đề phát sinh.

Thứ ba: Sử dụng công cụ trung gian tài chính để giải ngân nguồn vốn tới các đối tượng thụ hưởng là một bài học thành công quan trọng khi thực hiện các dự án tín dụng. Việc sử dụng một định chế tài chính bán buôn có khả năng đánh giá, thẩm định và lựa chọn các định chế khác tham gia dự án, sẽ mở rộng phạm vi cho vay vốn dự án, góp phần giải ngân nhanh chóng và hiệu quả nguồn vốn. Bên cạnh đó, việc chú trọng đến phát triển bền vững và mở rộng các định chế tài chính tham gia tiềm năng sẽ mở rộng mạng lưới hoạt động của dự án và nâng cao cơ hội tiếp cận của người dân cũng như nâng cao trình độ kiểm tra giám sát của chính các đơn vị thực hiện. Tần suất hay khả năng quay vòng vốn nhờ đó được nâng cao rõ rệt.

Thứ tư: Chú trọng triển khai công tác quản lý và thực hiện dự án

Phải làm tốt việc tách bạch công tác thực hiện và quản lý, đó là quản lý tập trung và thực hiện phi tập trung. Các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện giám sát, điều phối dự án, cơ quan quản lý dự án được thành lập ở đơn vị kinh doanh, chịu trách nhiệm thực hiện quản lý dự án, thông tin báo cáo, giải ngân, thu hồi nợ,.chịu rủi ro của các khoản cho vay.

Thứ năm: Bố trí nhân sự hợp lý và nâng cao chất lượng nhân sự của Dự án

Đội ngũ cán bộ thực hiện dự án có trình độ là một yếu tố không kém phần quan trọng góp phần thực hiện thành công các dự án ODA. Một đội ngũ cán bộ thực hiện dự án có trình độ sẽ giúp thẩm định các dự án khả thi, lựa chọn các định chế có năng lực tham gia dự án để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay, thu hồi vốn và sử dụng vốn đúng mục đích, tuân thủ các quy định của Chính phủ và Nhà tài trợ. Vì vậy, công tác tổ chức, sắp xếp nhân sự hợp lý, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ cần được quan tâm.

Tóm tắt chương 1: Trong chương 1, luận văn đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về Quản lý Quỹ quay vòng của Dự án Tài chính Nông thôn như: khái niệm dự án ODA, các loại dự án ODA, các nội dung quản lý dự án ODA; Khái niệm về dự án Tài chính Nông thôn, khái niệm về Quỹ quay vòng của dự án Tài chính Nông thôn; Cơ chế hình thành và quản lý Quỹ quay vòng của dự án Tài chính nông thôn; Tình hình quản lý Quỹ quay vòng của một số quốc gia và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đây chính là cơ sở, tiền đề quan trọng để tác giả phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng quản lý Quỹ quay vòng dự án Tài chính Nông thôn tại Sở Giao dịch III BIDV.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ QUAY VÒNG Dự ÁN TÀI CHÍNH NÔNG THÔN TẠI SỞ GIAO DỊCH III - NGÂN

HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về Sở giao dịch III

2.1.1. Giới thiệu chung về Sở Giao dịch III, cơ cấu tổ chức và nội dung

hoạt động của Sở giao dịch III:

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo Nghị định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Qua 55 năm phát triển, chức năng và tên gọi của Ngân hàng đã thay đổi song song với sự phát triển của đất nước. Từ ngày 1/5/2012 NH ĐT&PTVN chuyển thành NH TMCP ĐT&PTVN. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn NHTM lớn nhất, có một bề dày lịch sử và uy tín cao cả trong và ngoài nước, cũng là NHTM đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 và sau này là ISO 9001:2008. Theo Bản tin Đầu tư và phát triển số Xuân Quý tỵ 2013 thì tính đến 31/12/2012, tổng tài sản của BIDV đạt 497.827 nghìn tỷ đồng (tăng 18,3% so với 31/12/2011), dư nợ tín dụng đạt 324.218 nghìn tỷ đồng (tăng 16,22% so với 31/12/2011), huy động vốn đạt 360.167 nghìn tỷ đồng (tăng 26% so với 31/12/2011), lợi nhuận trước thuế đạt 4.256 nghìn tỷ đồng, các chỉ tiêu an toàn chất lượng đạt và vượt chuẩn quốc tế.

Ngày 02/07/2002, Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ra Quyết định số 39/QĐ-HĐQT về việc thành lập Sở Giao dịch III với chức năng là một Ngân hàng bán buôn. Ngày 15/07/2002, Sở

Giao dịch III chính thức được ra đời, có tổ chức và hoạt động như một Sở Giao dịch, hạch toán nội bộ trong hệ thống và có con dấu riêng.

Qua 10 năm phát triển, Sở Giao dịch III đã khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng.

Hoạt động chủ yếu của Sở Giao dịch III - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

Trực tiếp làm chủ dự án TCNT, quản lý và cho vay toàn bộ số vốn vay nhận từ các tổ chức quốc tế, đối tác nước ngoài tới các định chế tài chính, tổ chức vi mô.

Thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án theo yêu cầu của khách hàng; dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng và các nghiệp vụ khác được Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao.

Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng thương mại theo Luật các tổ chức tín dụng theo điều lệ và quy định của BIDV từ tháng 10/2007.

Cơ cấu tổ chức của Sở Giao dịch III - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Sở Giao dịch III được chia thành 4 khối chính gồm 21 Phòng với 170 nhân viên (tính đến tháng 08/2012).

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Sở Giao dịch III

- Khối Quản lý dự án có 5 phòng:

J Phòng Quản lý dự án: Đầu mối trong quan hệ với Ngân hàng Thế giới trong thực hiện dự án TCNT.

J Phòng Lựa chọn định chế: Lựa chọn, giám sát, hỗ trợ các định chế tài chính (PFI/MFI) trong việc tham gia dự án TCNT.

J Phòng Thẩm định các tiểu dự án bán buôn: Tiếp nhận và thẩm dịnh hồ sơ vay vốn và hướng dẫn thực hiên tiểu dự án tại PFI/MFI

J Phòng Môi trường: Hướng dẫn và thực hiện giám sát tác động đến môi trường các tiểu dự án vay vốn

tác đào tạo và chi tiêu đối với cấu phần B, C của dự án TCNT 2, 3. - Khối Quan hệ khách hàng có 4 phòng:

J Phòng Ngân hàng đại lý uỷ thác 1: Thực hiện quản lý giải ngân và thu nợ các dự án vay ODA nguồn đa phương.

J Phòng Ngân hàng đại lý uỷ thác 2: Thực hiện quản lý giải ngân và thu nợ các dự án vay ODA nguồn song phương.

J Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Đầu mối tiếp xúc khách hàng doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục cho vay, thu nợ đối với khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng thương mại.

J Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân: Đầu mối tiếp xúc khách hàng cá nhân, thực hiện các thủ tục cho vay, thu nợ đối với hoạt động tín dụng bán lẻ.

- Khối quản lý rủi ro có 2 phòng:

J Phòng Quản lý rủi ro 1: Thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro trong mọi hoạt động của SGD3 (trừ hoạt động quản trị rủi ro đối với khối Quản lý dự án).

J Phòng Quản lý rủi ro 2: Thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro đối với hoạt động của khối Quản lý dự án.

- Khối tác nghiệp có 5 phòng:

J Phòng Quản trị tín dụng: Quản trị hợp đồng, hồ sơ tín dụng, bảo lãnh,...

J Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng doanh nghiệp (nhận/chuyển tiền, cung cấp dịch vụ khác).

J Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân: Thực hiện nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng cá nhân (nhận/chuyển tiền, cung cấp dịch vụ ngân hàng khác).

TT m 2007

2008 2009 2010 2011 2012 1 Dư nợ dự án TCNT 5 4.12 53.68 4.422 5.265 6.089 7 6.40

vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ.

J Phòng Thanh toán quốc tế: Tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu tại Sở Giao dịch III theo quy định.

- Khối Quản lý nội bộ có 4 phòng:

J Phòng Kế hoạch tổng hợp: Thực hiện tổng hợp kế hoạch công tác và cân đối nguồn vốn.

J Phòng Tài chính kế toán: Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của các dự án, hoạt động thương mại, hậu kiểm, quản lý thu chi và các nghiệp vụ kế toán khác.

J Phòng Tổ chức hành chính: Thực hiện công tác hành chính, quản trị mua sắm tài sản, tổ chức cán bộ.

J Phòng Điện toán: Quản trị mạng, vận hành hệ thống công nghệ thông tin, phát triển phần mềm, quản lý cơ sở dữ liệu,...

Bộ phận thực hiện thẩm định rủi ro cho vay đầu tư dự án tại Sở Giao dịch III là phòng Quản lý rủi ro 1. Bộ phận quản lý rủi ro gồm 10 cán bộ, 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 8 chuyên viên. Cán bộ quản lý rủi ro là cán bộ có bề dày kinh nghiệm do đặc thù của công tác, cần cán bộ có kinh nghiệm, trải qua thực tế và cần có cái nhìn tổng quát về quá trình thẩm định rủi ro.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch III.

- Giai đoạn 2007-2012 đánh dấu sự phát triển của Sở Giao dịch III trong hoạt động kinh doanh cụ thể như:

J Tháng 07/2007, Sở Giao dịch III bắt đầu triển khai hoạt động ngân hàng thương mại, và bắt đầu khẳng định vị thế trong môi trường kinh doanh cạnh tranh đầy khó khăn và khốc liệt.

J Các hoạt động truyền thống và trọng yếu là ngân hàng bán buôn Dự án tài chính nông thôn (TCNT) và ngân hàng đại lý ủy thác cho toàn ngành được đổi mới theo hướng chủ động triển khai các biện pháp quản trị rủi ro. Mô hình quản lý khối Dự án TCNT được xây dựng theo hướng triển khai mô hình TA2 kết hợp với đặc thù hoạt động của Dự án TCNT.

J Hoạt động cho vay ủy thác được quan tâm đến các rủi ro phát sinh, qua đó tăng trưởng dư nợ ủy thác được gắn với việc thu hồi nợ ủy thác tồn đọng.

- Kết quả hoạt động của Sở Giao dịch III trong giai đoạn 2007- 2012 được thể hiện bằng một số chỉ tiêu kinh doanh tại bảng 2.1:

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh SGD3 - BIDV giai đoạn 2007-2012

3 Dư nợ TDTM cuối kỳ 4 1 765 2 2.435 3 Nợ nhóm II 0 % 0% 0% 0% 0% 0% Tỷ lệ nợ xấu % 0 0% 0% 0% 0% 0% 4 Huy động vốn Huy động vốn cuối kỳ 6.52 6 7.73 0 5.664 11.330 6.306 6.55 3 Huy động vốn bình quân 3.94 0 8.11 3 6.320 5.08 2 7.270 5.75 2 5 Thu dịch vụ ròng 14 ,9 38 ,7 59,6 27,97 36,14 59,1 4

6 Lợi nhuận trước thuế 1 14 8 19 362,6 417,13 522,36 569,75

7

Lợi nhuận trước thuế

Sở Giao dịch III - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch III có sự tăng trưởng nhanh và bền vững qua các năm, cụ thể:

J Lợi nhuận trước thuế năm 2011 gấp 2,7 lần so với năm 2007 (Biểu đồ 2.2)

J Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu 3,26 tỷ đồng/người (gấp 2,3 lần so với năm 2007).

Sơ đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế

Nguồn: Báo cáo tổng kết các hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007-2012 của Sở Giao dịch III - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đề ra đều được Sở Giao dịch III hoàn thành xuất sắc với những thành tích đặc biệt nổi bật như: được BIDV tặng thưởng danh hiệu Lá cờ đầu của toàn hệ thống BIDV, Huân chương lao động hạng ba, Huân chương lao động hạng nhì, vinh danh trên các tạp chí trong việc đóng góp vào sự phát triển đất nước.

2.2. Thực trạng Quản lý Quỹ quay vòng của dự án Tài chính

Nông thôn

tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.2.1. Tình hình triển khai của dự án Tài chính Nông thôn:

Dự án TCNT I: Hoàn thành rút vốn vào năm 2001, hiện nay, SGD3 tiếp tục quay vòng vốn và giải ngân số vốn hơn 1.200 tỷ đồng (tương ứng số vốn rút

từ Tài khoản tín dụng của WB là 111,6 triệu USD) của Dự án TCNT I tới 6 PFI

để bồi hoàn vốn cho các tiểu dự án khu vực nông thôn phù hợp với tiêu chí của Dự án. SGD3 cũng đã thực hiện trả nợ cho Bộ Tài chính tổng số 193 tỷ đồng.

Dự án TCNT II: Dự án TCNT II vừa hoàn thành rút vốn tháng 9/2010, với tổng số vốn nhận nợ với Bộ Tài chính hơn 4.200 tỷ đồng (bao gồm cả cấu phần phi tín dụng, tương ứng số vốn rút từ Tài khoản tín dụng của WB là 234,9 triệu USD). SGD3 tiếp tục thu hồi nợ và giải ngân quay vòng số vốn này tới 25 PFI cho các tiểu dự án khu vực nông thôn phù hợp với tiêu chí của Dự án.

Dự án TCNT III: Hiệp định tài trợ Dự án TCNT III giữa IDA và Việt Nam được ký kết tháng 11/2008, đến tháng 6/2009 bắt đầu rút vốn. Đến 31/8/2010, SGD3 đã rút 47 triệu USD từ WB và đang tiếp tục giải ngân, rút nốt phần vốn còn lại. Quỹ quay vòng mới được hình thành do những món vay ngắn hạn đầu tiên kể từ khi giải ngân lần đầu được trả về. Đến 31/8/2010,

Một phần của tài liệu 1194 quản lý quỹ quay vòng của dự án tài chính nông thôn tại sở giao dịch III NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w