3. Quy trình thực hiện cho thuêtài chính
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước
- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động cho thuê tài chính.
Thời gian qua, Chính phủ và NHNN đã ban hành nhiều văn bản, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động của các công ty cho thuê tài chính. Quy định về việc xử lý tài sản cho thuê hiện nay đã có hướng dẫn, tuy nhiên thực tế triển khai rất hạn chế. Vì vậy, Nhà nước cần quy định cụ thể về việc xử lý, phát mại tài sản thế chấp để làm căn cứ thực hiện. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, pháp lý không cần thiết trong quá trình xử lý. Vì việc xử lý phát mại tài sản liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều ngành nên Nhà nước cần ban hành văn bản cụ thể quy định về việc này.
Hiện tại công ty cho thuê tài chính có riêng Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP hướng dẫn thu hồi và xử lý tài sản cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an và Bộ Tư pháp ban hành. Thế nhưng trên thực tế, những quy định tại Thông tư này vẫn chưa trở thành một công cụ đủ mạnh trong công tác thu hồi tài sản cho thuê tài chính.
tài sản cho thuê ngay, nhưng lại “buộc” thêm một số điều kiện, sau 30 ngày kể từ thông báo mới được thu hồi tài sản cho thuê tài chính. Quy định này dẫn đến việc, khi công ty cho thuê tài chính đi kiểm tra phát hiện bên thuê đã bỏ trốn, doanh nghiệp không có người quản lý, một số tài sản đã bị di dời ra khỏi nhà xưởng... nhưng nếu thu hồi thì vi phạm pháp luật, không thu hồi thì bị mất tài sản. Việc để thời gian thu hồi sau 30 ngày kể từ ngày thông báo cũng dễ dẫn đến tình trạng khách hàng tẩu tán tài sản thuê.
Trong quá trình tiến hành thu hồi tài sản cho thuê, nếu bên thuê, bên thứ ba đang giữ tài sản hoặc bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có hành vi đe doạ, chống đối, cản trở. nhằm chiếm giữ, lấy lại tài sản, hoặc xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản của nhân viên công ty cho thuê tài chính và những thành viên tham gia quá trình thu hồi tài sản cho thuê thì công ty cho thuê tài chính có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nơi tiến hành thu giữ tài sản cho thuê áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho công ty cho thuê tài chính thực hiện quyền thu giữ tài sản cho thuê. Tuy nhiên, khi công ty cho thuê tài chính tiến hành thu hồi tài sản cho thuê tài chính nhưng bên thuê có các hành vi chống đối, gây cản trở thì cơ quan công an nơi tiến hành thu hồi tài sản cũng không thực hiện các biện pháp cưỡng chế để bảo đảm cho công ty cho thuê tài chính thu hồi tài sản. Lý do được nêu: đây là tranh chấp dân sự, công ty cho thuê tài chính muốn được hỗ trợ thu hồi tài sản thì phải có bản án, khi đó cơ quan công an mới tiến hành cưỡng chế theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
Ở một quy định khác, sau khi thu hồi tài sản cho thuê, trong thời gian tối đa 60 ngày, công ty cho thuê tài chính phải xử lý xong tài sản cho thuê theo thoả thuận bằng văn bản giữa các bên. Nhưng trên thực tế tài sản cho thuê tài chính có thể là máy bay, tàu thủy, dây chuyền máy móc thiết bị chuyên ngành... Do đó, việc tìm kiếm khách hàng mua, định giá tài sản, thỏa thuận phương thức thanh toán... là rất khó khăn và đòi hỏi mất nhiều thời gian hơn so với quy định hiện hành. Luận văn cho rằng, nên kéo dài thời gian này lên tối đa 180 ngày.
chuyển và các động sản khác có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì công ty cho thuê tài chính được bán theo giá thị trường, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Tuy nhiên, pháp luật không có quy định, hướng dẫn về cách thức, cơ sở để xác định được giá cụ thể, rõ ràng của tài sản cho thuê tài chính trên thị trường. Điều này đã gây khó khăn cho các công ty cho thuê tài chính trong việc xử lý tài sản (không biết tài sản nào thì công ty cho thuê tài chính được chủ động bán trực tiếp, tài sản nào thì phải định giá và bán thông qua tổ chức bán đấu giá).
Trường hợp không thể thu hồi được, biện pháp cuối cùng là nhờ tòa án phán xét. Thực tế cho thấy kết quả là công ty cho thuê tài chính luôn thắng kiện. Song khoảng thời gian hoàn tất việc xử kiện để có quyết định của tòa cũng là thời gian khó khăn cho công ty bảo toàn được tài sản của mình mà không bị mất mát. Bởi trong thời gian này, khách hàng có thể tẩu tán tài sản bằng việc bán hoặc giấu đi nơi khác. Công ty cho thuê tài chính dùng biện pháp đảm bảo khẩn cấp tạm thời cũng không có cơ sở để đánh giá lại tài sản nhằm tạm ứng tiền cho tòa án bởi khách hàng không cho kiểm tra tài sản.
Hơn thế, khi tài sản không còn thì công ty cũng không thể yêu cầu thi hành bản án và nếu có yêu cầu, cơ quan thi hành án có thể trả lời họ không có trách nhiệm xác minh tài sản, không có trách nhiệm truy tìm tài sản cũng như trao trả tài sản cho công ty cho thuê tài chính ...
Điều này cho thấy, vai trò của các cơ quan thi hành án, chính quyền địa phương, công an vô cùng quan trọng trong công tác thu hồi tài sản cho thuê tài chính và khi các cơ quan này không hợp tác chặt chẽ, công ty cho thuê tài chính khó có thể đòi lại tài sản của mình.
Do vậy, để tạo điều kiện cho các công ty cho thuê tài chính thuận lợi trong thu hồi nợ, luận văn kiến nghị nên bổ sung 02 nội dung sau:
Thứ nhất, các công ty cho thuê tài chính thu hồi tài sản mà doanh nghiệp thuê tài chính không trả tài sản, thì phải được coi là hành vi chiếm giữ tài sản trái phép và người chiếm giữ tài sản trái phép đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
hợp tạo điều kiện cho công ty cho thuê tài chính thu hồi tài sản. Chỉ có nhu vậy, công ty cho thuê tài chính mới thu hồi đuợc nợ.
- Các chính sách hỗ trợ phát triển khác: Chính phủ cần quan tâm tổ chức các cuộc hội thảo khoa học có tầm cỡ quốc gia, quốc tế về hoạt động cho thuê nhằm giúp các công ty cho thuê tài chính tìm đuợc các đối tác nuớc ngoài để hợp tác, liên doanh, liên kết, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ nghiệp vụ về cho thuê tài chính cho các cán bộ của các công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam. Chính phủ cũng cần có các chính sách uu đãi để khuyến khích các công ty cho thuê tài chính tài trợ cho thuê đối với các dự án thuộc diện đuợc khuyến khích đầu tu và thu hút các công ty cho thuê tài chính quốc tế tăng cuờng đầu tu ở Việt Nam.