Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1288 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 32)

1.2.4.1. Nhận biết rủi ro tín dụng

Nhận biết rủi ro trong hoạt động tín dụng là một quá trình gắn liền với công tác cấp tín dụng của ngân hàng. Nhận biết rủi ro tín dụng đuợc thực hiện cả truớc, trong và sau khi cấp tín dụng, nhằm phát hiện sớm nhất khả năng xảy ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Quan sát và nhận biết những dấu hiệu của rủi ro tín dụng giúp ngân hàng có đuợc biện pháp xử lý kịp thời và chủ động truớc những rủi ro có thể xảy ra.

Các nhà quản trị ngân hàng cần phải chấp nhận rủi ro ở mức cho phép nếu nhu mong muốn có đuợc thu nhập phù hợp từ những hoạt động nghiệp vụ của mình. Dĩ nhiên, mỗi nghiệp vụ cụ thể sau khi đánh giá mức độ rủi ro, các ngân hàng thuơng mại cần xây dựng các biện pháp phòng chống rủi ro. Tuy nhiên, loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngân hàng là không thể, bởi vì rủi ro ngân hàng - là sự hiện hữu khách quan vốn có trong các nghiệp vụ của ngân hàng. Do đó, việc đầu tiên trong quản trị rủi ro đối với các nhà quản trị ngân hàng là phải nhận biết những “rủi ro cho phép”. Việc chấp nhận mức độ, loại rủi ro nào chính là điều kiện quan trọng để điều tiết những tác động tiêu cực của chúng trong quá trình quản lý rủi ro. Mỗi ngân hàng cần phát triển

một chiến lược quản trị rủi ro tín dụng, trong đó sẵn sàng chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu phù hợp. Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng với mức sinh lời nhất định mà ngân hàng kỳ vọng. Cụ thể, chiến lược quản trị rủi ro cần thể hiện tuyên bố của ngân hàng trong việc sẵn sàng cấp tín dụng dựa trên loại hình rủi ro tiềm năng, ngành kinh tế, vị trí địa lý, đồng tiền, kỳ hạn và mức sinh lời dự kiến.

Các ngân hàng cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình. Đối với các sản phẩm và hoạt động mới, ngân hàng cần xây dựng biện pháp quản trị rủi ro và kiểm soát phù hợp trước khi được đưa vào sử dụng và phải được Hội đồng quản trị hoặc ủy ban của Hội đồng quản trị phê duyệt.

Các tiêu chí để cấp tín dụng lành mạnh phải được xác định rõ ràng. Những tiêu chí này cần chỉ rõ thị trường mục tiêu của ngân hàng và đồng thời, ngân hàng phải hiểu rõ về khách hàng vay vốn cũng như mục đích và cơ cấu của khoản tín dụng. Các ngân hàng cần nhận được đầy đủ thông tin để cho phép đánh giá toàn diện về hồ sơ của khách hàng vay. Thẩm định đánh giá rủi ro đối với từng khoản giải ngân: Tình hình tài chính của đối tượng xin vay vốn, phân tích đặc trưng ngành của doanh nghiệp vay, phân tích khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng loại trên thị trường. Phân tích các rủi ro hệ thống, rủi ro tình hình kinh tế... Đánh giá năng lực lãnh đạo của các cán bộ doanh nghiệp.

1.2.4.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro là bước tiếp theo sau khi nhận diện được nguy cơ rủi ro. Hiệp ước Basel II khuyến khích các ngân hàng sử dụng các cách tiếp cận và mô

hình đo lường Rủi ro tín dụng để có thể lượng hóa giá trị tổn thất tín dụng tối đa

mức xác suất cho trước (thường được gọi là độ tin cậy). Theo quy định của Basel

II, tổn thất tín dụng của một danh mục tín dụng có thể phân chia thành 2 loại

là (i)

Khoản tổn thất dự tính được (Tổn thất trong dự tính) - EL và (ii) Khoản tổn thất

không dự tính được (Tổn thất ngoài dự tính) - UL.

Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu đo lường hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam đang áp dụng gồm:

Hệ số tín nhiệm khách hàng. Xếp hạng tín nhiệm được hiểu là việc đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với trách nhiệm tài chính; hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc các yếu tố bao gồm năng lực đáp ứng các cam kết tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điều kiện kinh doanh thay đổi, ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay. Như vậy, hệ số tín nhiệm khách hàng càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro càng thấp và ngược lại.

Dự phòng rủi ro tín dụng:

Theo khoản 3 điều 3 thông tư số 02/2013/TT-NHNN thì “Dựphòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

Như vậy phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đựơc hiểu là những biện pháp mà các ngân hàng áp dụng để phòng ngừa rủi ro rín dụng có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết.

Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng (nợ) của ngân hàng. Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đích của việc sử dụng Dự phòng rủi ro là nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách

Tỷ lệ dự phòng Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập

= x100

rủi ro( % ) Tong dư nợ kỳ báo cáo

Dự phòng rủi ro không phải trích lập cho các khoản tín dụng được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn. Do đó, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro phản ánh tình hình chất lượng tín dụng của ngân hàng đang tốt hay có nhiều nợ xấu. Là một trong các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng mà các ngân hàng Việt Nam đang sử dụng.

1.2.4.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát rủi ro tín dụng là bước thể hiện rõ ràng nhất chiến lược, tư tưởng của ngân hàng về quản trị rủi ro tín dụng. Bằng cách xây dựng một hệ thống các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm hạn chế rủi ro, khắc phục rủi ro với nội dung như sau:

Một, xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, đây được coi là một trong những biện pháp quan trọng để các khoản cấp tín dụng của ngân hàng đáp ứng được tiêu chuẩn pháp lý, đảm bảo an toàn. Chính sách tín dụng của ngân hàng được xây dựng trên cơ sở khẩu vị rủi ro được các nhà quản trị ngân hàng lựa chọn. Chính sách tín dụng có thể được hiểu là toàn bộ cương lĩnh của một ngân hàng, là một hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng trong việc thực hiện việc cho vay. Chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần phải có chính sách tín dụng phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, đồng thời kết hợp được lợi ích của người gửi tiền, của ngân hàng và người vay tiền. Một chính sách tín dụng phù hợp, chặt chẽ là kim chỉ nam cho các cán bộ tín dụng thực hiện triển khai các mục tiêu đề ra một cách lành mạnh, an toàn, từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng ngoài ý muốn cho ngân hàng. Ngược lại, một chính sách tín dụng không phù hợp, lỏng lẻo, sẽ dẫn tới

các cán bộ tín dụng mù mờ, không có định hướng rõ ràng, thậm chí là luồn lách để đạt được các mục tiêu mà họ theo đuổi. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Hai, thực hiện theo dõi và giám sát khoản vay thường xuyên, bao gồm giám sát riêng lẻ và giám sát tổng thể danh mục tín dụng. Giám sát riêng lẻ đòi hỏi cán bộ tín dụng có kiến thức, thông tin cụ thể về lĩnh vực hoạt động kinh doanh và điều kiện tài chính của khách hàng, để từ đó có thể hạn chế được những rủi ro tín dụng đến từ phía khách hàng vay vốn. Giám sát tổng thể danh mục tín dụng lại yêu cầu có kiến thức bao quát toàn diện và hệ thống thông tin, giám sát hỗ trợ đầy đủ, từ đó có thể phân tích cơ cấu danh mục, xác định và kiểm tra những xu hướng trong danh mục xem xét xem có hiện tượng tập trung trong danh mục tín dụng hay không, để có thể kiểm soát và đưa ra những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng một cách tốt nhất.

Ba, chính sách phân loại nợ: là chính sách các Ngân hàng thương mại xếp loại dư nợ hiện tại theo các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, theo nhóm cụ thể từ đó thực hiện trích lập dự phòng RRTD bù đắp các rủi ro tín dụng xảy ra. Nguyên tắc phân loại nợ phải được thực hiện ngay từ khi cấp tín dụng và định kỳ đánh giá lại theo quy định cụ thể.

Bốn, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhằm mục đích giúp các ngân hàng chủ động đối phó với các tổn thất dự kiến trên cơ sở phân loại nợ của các ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó, các NHTM thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro cho từng khoản vay theo nguyên tắc được phép định giá giá trị tài sản đảm bảo để khấu trừ ra khỏi số tiền được trích lập với tỷ lệ trích lập tương ứng với các nhóm nợ [2], [16].

1.2.4.4. Xử lý rủi ro tín dụng

Cho dù các NHTM đều đã xây dựng một cơ chế bảo đảm an toàn tín dụng

vẫn tồn tại những khoản tín dụng có vấn đề. Khi xảy ra rủi ro tín dụng, cần xác định tình trạng, mức độ và nguyên nhân của loại rủi ro xảy ra từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để có thể giảm thiểu tổn thất xuống một cách thấp nhất.

Đối với các rủi ro phát sinh do yếu tố đạo đức con người, hành vi lừa đảo trái pháp luật, ngân hàng cần sử dụng các công cụ pháp luật một cách mạnh mẽ, dứt khoát, nhanh chóng nhất có thể để thu hồi nợ.

Đối với các rủi ro phát sinh từ các yếu tố khách quan mà không phải do con người cố ý gây ra, ngân hàng cần có sự tiếp xúc tìm hiểu khó khăn của khách hàng. Cùng khách hàng khắc phục khó khăn, tìm nguồn trả nợ khác thay thế để có thể duy trì quan hệ tín dụng lành mạnh.

Đối với các rủi ro không thể khắc phục, ngân hàng có thể sử dụng nguồn thu nợ thứ hai từ phát mại tài sản thế chấp, cầm cố cho khoản vay để thu hồi nợ.

Trong trường hợp xấu nhất, không thể bù đắp được rủi ro tín dụng bằng tất cả các biện pháp trên, ngân hàng buộc phải dùng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý đồng thời đưa khoản vay đó sang theo dõi ngoại bảng và ghi nhận vào thu nhập bất thường khi thu hồi được khoản nợ đó.

Đối với công tác xử lý nợ xấu, ngân hàng cần đặt mục tiêu: tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi các khoản vay đã cấp.

Để tránh tổn thất rủi ro tín dụng không đáng có, trách nhiệm xử lý nợ xấu phải độc lập với chức năng cho vay.

Một phần của tài liệu 1288 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w