Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 1288 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 44)

1.3.2.1. Môi trường chính trị - xã hội

Yếu tố chính trị và xã hội có tác động không nhỏ tới các hoạt động kinh tế cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chúng ta đã từng chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế của Thái Lan khi có đảo chính trong nội bộ chính phủ vào năm 2006. Khi mà tình hình chính trị bất ổn làm xáo trộn mọi vấn đề trong xã hội và cả các hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Tình trạng này làm cho các doanh nghiệp sản xuất bị gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh như vậy khả năng thanh toán cho ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy rủi ro tín dụng khi mà tình hình chính trị bất ổn là rất cao. Bên cạnh đó, nhiệm kỳ lãnh đạo của các cấp lãnh đạo tại chính phủ là có kỳ hạn và thường là

5 năm, đối với mỗi lần thay đổi người cầm quyền sẽ đi kèm với một loạt chính sách, đường lối lãnh đạo phát triển đất nước nói chung và kinh tế nói riêng thể hiện quan điểm chính trị của nhà lãnh đạo. Với mỗi sự thay đổi như vậy, các chủ thể trong nền kinh tế cần phải điều chỉnh và thay đổi sách lược kinh doanh để thích ứng với các chính sách mới. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh cũng như nguồn thu trả nợ cho ngân hàng.

Một môi trường chính trị - xã hội ổn định là tiền đề để một nền kinh tế phát triển. Hoạt động trong môi trường chính trị - xã hội ổn định, đường lối lãnh đạo rõ ràng, minh bạch sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi, đảm bảo nguồn thu trả nợ cho ngân hàng. Ngược lại, một môi trường chính trị - xã hội bất ổn, đường lối lãnh đạo không đồng nhất, thay đổi liên tục, chồng chéo sẽ khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình, thậm chí có thể phá sản do không thể thích ứng được với môi trường

1.3.2.2. Môi trường kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh

của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Nền kinh tế phát triển

ổn định tạo môi trường rất thuận lợi để mở rộng hoạt động cho vay. Bất cứ một

Ngân hàng nào cũng chịu sự chi phối của các chu kì kinh tế. Trong giai đoạn nền

kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp làm ăn tốt thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng. Mặt khác nền

kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân và tạo khả năng tiết kiệm do đó tạo triển vọng cho vay tiêu dùng. Trong giai đoạn kinh

tế phát triển ổn định thì rủi ro tín dụng sẽ ít hơn do thu nhập ổn định, nguồn trả nợ được duy trì. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến nền kinh tế giảm khả năng hấp thụ vốn do đó dư thừa ứ đọng vốn, cùng với đó là hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị thu hẹp, khó phát triển dẫn tới gặp khó khăn

trong trả nợ ngân hàng, làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

1.3.2.3. Môi trường pháp luật

Trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự

chủ về

hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ của pháp luật. Do đó, sự thay đổi luật pháp luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất

Môi trường pháp lý còn gây rủi ro cho ngân hàng khi môi trường pháp lý đó chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh, phát sinh nhiều chi phí do thủ tục tố tụng kéo dài. Ví dụ như việc phát mại tài sản thế chấp hiện nay, để có thể phát mại một tài sản thế chấp đòi hỏi khá nhiều thủ tục, thời gian, chi phí mà ngân hàng phải chịu, do đó tăng nguy cơ rủi ro cho ngân hàng.

Ngoài Pháp lệnh ngân hàng và các văn bản liên quan, việc thực hiện và giải quyết các hợp đồng tín dụng khi đáo hạn còn chịu sự chi phối của Bộ Luật dân sự, Luật Phá sản Doanh nghiệp... Do đó khi nợ đáo hạn, nếu con nợ mất khả năng chi trả hoặc cố tình trốn tránh thanh toán nợ thì ngân hàng chỉ có thể khởi kiện trước tòa án có thẩm quyền.

Sự thay đổi những chủ chương chính sách về Ngân hàng cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu một cách đột ngột cũng gây xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không tiêu thụ hết được sản phẩm hay chưa có phương án kinh doanh mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi.

1.3.2.4. Môi trường tự nhiên

Việt Nam là một nước đang phát triển với nông - lâm - ngư nghiệp là những ngành đóng góp thu nhập GDP quan trọng thì điều kiện khí hậu tự nhiên

có vai trò và tầm ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Khi môi trường tự nhiên có những biến đổi tiêu cực như động đất, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh... gây thiệt hại cho sản xuất và kinh doanh thì rủi ro sẽ xuất hiện và các ngân hàng sẽ không thu được vốn đã cho vay. Các yếu tố tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lũ. đây là những yếu tố bất khả kháng, yếu tố này không thể lường trước được. Bản thân các doanh nghiệp vay vốn cũng không thể dự tính được. Đồng nghĩa với điều đó là việc ngân hàng mất vốn hay rủi ro tín dụng xảy ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, luận văn đã đưa ra những lý luận chung về rủi ro tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng không phải là vấn đề mới, nó luôn tồn tại song hành với hoạt động kinh doanh của các NHTM. Quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả không chỉ là mục tiêu mà còn là một thách thức không nhỏ trong quá trình xây dựng và phát triển của mỗi ngân hàng. Để có cơ sở xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với năng lực thực tế của ngân hàng, Chương 1 đã đưa ra một số tiêu chí phân loại rủi ro tín dụng, các nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, Chương 1 cũng đã chỉ ra nội dung của công việc quản trị rủi ro tín dụng gồm 4 bước: Nhận diện rủi ro, Đo lường rủi ro, Kiểm soát rủi ro và Xử lý rủi ro.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 1288 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 44)