Thay đổi chính sách tín dụng phù hợp

Một phần của tài liệu 1288 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88)

Sau khi xác định được khẩu vị rủi ro phù hợp với mình, ngân hàng cần thay đổi chính sách tín dụng phù với định hướng mới trong hoạt động cấp tín dụng. Hiện nay, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng tìm kiếm lợi nhuận, ngân hàng đã và đang có chính sách tín dụng nới lỏng trong hoạt động cấp tín dụng mà khả năng ứng phó rủi ro tín dụng của ngân hàng còn nhiều thiếu hụt. Như đã đưa ra ở mục 3.2.1, ngân hàng cần điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp hơn với định hướng hoạt động tín dụng an toàn, có như vậy mới đồng bộ được giải pháp quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả. Chính sách tín dụng phù hợp sẽ hướng dẫn bước đi chung cho toàn hệ thống trong việc cấp tín dụng cũng như đặt rủi ro tín dụng trong tầm kiểm soát của ngân hàng. Cụ thể, ngân hàng cần thực hiện các nội dụng sau:

+ Về chính sách phân tán rủi ro thông qua đa dạng hóa khách hàng: Ngân hàng cần hiện thực hóa đa dạng danh mục sản phẩm, hướng tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Không chỉ là đưa ra sản phẩm mà còn phải có những chính sách để khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm này. Hiện nay, danh mục sản phẩm tín dụng của ngân hàng khá phong phú tuy nhiên lại chưa đưa vào khai thác thực sự. Ngân hàng cần khắc phục hiện tượng tập trung vào một số sản phẩm chính như hiện nay.

+ Về chính sách đảm bảo an toàn trong quá trình cấp tín dụng, ngân hàng cần tiến hành:

Điều chỉnh và thực hiện quy trình cấp tín dụng chặt chẽ hơn. Hiện tại việc thực hiện quy trình cấp tín dụng còn nhiều lỗ hổng, thiếu sự tuân thủ nghiêm túc do việc kiêm nhiệm. Để khắc phục vấn đề này ngân hàng cần có cơ chế giám sát quy trình cấp tín dụng, đặc biệt là các khâu mang tính quyết định tới chất luợng tín dụng nhu:

Giám sát chặt chẽ nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng thì kết quả của công tác thẩm định tín dụng có ảnh huởng rất lớn tới quyết định phê duyệt tín dụng. Do đó, chất luợng thẩm định tín dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng. Từ phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Baoviet Bank ta thấy công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng còn nhiều tồn tại. Vì vậy, giám sát chặt chẽ khâu thẩm định sẽ giúp ngân hàng khắc phục những tồn tại này, góp phần làm giảm rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Để thực hiện điều này, truớc tiên ngân hàng cần đua ra một chế độ phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa bộ phận thẩm định tín dụng và bộ phận cấp tín dụng trực tiếp. Nhu vậy sẽ tránh đuợc những rủi ro phát sinh khi có sự móc nối giữa chuyên viên quan hệ khách hàng với cán bộ thẩm định tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần có hình thức trừng phạt thích đáng cho những sai sót do gian lận hoặc tắc trách của cán bộ thẩm định gây ra, điều này sẽ khiến họ có trách nhiệm hơn với công việc của chính mình. Thêm vào đó, đối với chế độ phân cấp thẩm quyền về phê duyệt tín dụng cho đơn vị kinh doanh hiện nay, cũng nhu việc thẩm định với các món cho vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của đơn vị kinh doanh, bộ phận tái thẩm định cần lựa chọn xác suất để tái thẩm định trực tiếp các món cho vay này. Nhu vậy sẽ giúp giảm thiểu rủi ro gian lận từ phía chuyên viên quan hệ khách hàng, thậm chí là từ đơn vị kinh doanh khi chỉ thực hiện thẩm định trên giấy tờ nhu hiện nay.

Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra sử dụng vốn sau giải ngân. Việc kiểm

tra sau khi cho vay có thể được coi là một công cụ để phát hiện sớm rủi ro tín dụng. Tuy nhiên từ thực trạng quan sát được tại Baoviet Bank hiện nay cho thấy,

ngân hàng chưa khai thác được ý nghĩa của công tác này dẫn đến hiệu quả mang

lại từ nó chưa cao. Khi ngân hàng thực hiện nghiêm túc phần công việc này, nó

giúp ngân hàng nhận biết được những dấu hiệu có thể xảy ra rủi ro tín dụng từ những bất thường phát hiện được thông qua quá trình giám sát việc sử dụng vốn

vay của khách hàng sau giải ngân. Phòng tránh được việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, cũng như tránh việc chuyên viên quan hệ khách hàng lách

sản phẩm để cho khách hàng vay sai khác với nhu cầu sử dụng vốn của họ. Từ đó có những biện pháp phòng chống, xử lý thích hợp. Muốn đạt được hiệu quả như vậy, trước tiên ngân hàng cần phải phổ biến và nâng cao tầm nhận thức ý nghĩa của việc giám sát nợ sau cho vay đối với những cán bộ tham gia thực hiện

khâu này, cụ thể là chuyên viên quan hệ khách hàng và cán bộ thuộc bộ phận quản lý nợ. Tiếp đó, ngân hàng cần phải xây dựng một chế tài xử phạt đủ mạnh

đối với các hành vi gian lận, thiếu trách nhiệm trong việc giám sát nợ sau cho vay. Với sự hạn chế về mặt nhân sự như hiện nay của bộ phận quản lý nợ, việc giám sát nợ chỉ thực hiện thông qua biên bản làm việc giữa khách hàng với chuyên viên quan hệ khách hàng có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Để khắc phục hạn chế

của việc này, bộ phận quản lý nợ nên có những cuộc tổng kiểm tra toàn diện đối

hạn mức cho từng loại rủi ro nhằm kiểm soát rủi ro luôn nằm trong giới hạn đã được phê duyệt, đảm bảo an toàn vốn và kiểm soát, hạn chế phát sinh rủi ro.

Tiếp tục hoàn thiện và khắc phục những lỗ hổng trong quy trình cấp tín dụng hiện nay. Cụ thể, cần tách biệt các khâu: tìm kiếm khách hàng, thu thập thông tin, thẩm định khách hàng. Như vậy có thể đa dạng hóa nguồn thông tin từ khách hàng để có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn khi đánh giá khách hàng. Bên cạnh đó, các trình tự thủ tục trong quy trình cần được thiết kế hợp lý, tránh rườm rà, gây phiền phức cho khách hàng nhưng phải đảm bảo tính an toàn và phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, không bỏ sót.

Với một quy trình cấp tín dụng chặt chẽ và được thực hiện một cách nghiêm túc sẽ góp phần làm cho quá trình cấp tín dụng được thực hiện một cách

bài bản, nằm trong khuôn khổ khẩu vị rủi ro của ngân hàng đã đưa ra. Bên cạnh

đó, nó cũng giúp ngân hàng trách được những rủi ro khi ngân hàng xây dựng quy

trình cấp tín dụng đã loại bỏ bằng những quy định trong quy trình cấp tín dụng.

Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm RRTD. Cảnh báo sớm rủi ro tín

dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng. Để nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng, ngân hàng cần phải có một hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng hoàn chỉnh và hoạt động hiệu quả. Nhờ vào hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng ngân hàng có thể phát hiện ra những dấu hiệu, nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng trước khi nó xảy ra, giúp ngân hàng có biện pháp phòng ngừa, đối phó với những rủi ro được dự báo. Để có một hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng hoạt động hiệu quả, ngân hàng cần phải xây dựng kho dữ liệu điện tử của khách hàng toàn hệ thống và kho dữ liệu điện tử quản lý rủi ro tín dụng. Hai hệ thống này kết hợp

tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng, các nguồn thông tin đáng tin cậy từ bên ngoài để đưa ra mức độ cảnh báo. Về riêng phần mềm sử dụng trong hoạt động cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, nếu đặt hàng hoặc mua phần mềm từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp bên ngoài thì chi phí khá lớn, chưa kể đến thời gian và chi phí để chỉnh sửa cho phù hợp với hệ thống Core của ngân hàng, tích hợp và liên kết dữ liệu tự động giữa nó và các hệ thống dữ liệu khác của ngân hàng. Với điều kiện hiện tại ngân hàng có thể tự thiết kế và dần hoàn thiện nó trong thời gian hoạt động thực tiễn để tiết kiệm chi phí.

Với một hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng tự động như vậy về lâu dài sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu nhân sự cần thiết cho bộ phận quản lý nợ và chi phí hoạt động. Nâng cao hiệu quả của hoạt động cảnh báo rủi ro sớm tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Phát triển và hoàn thiện các thước đo lượng hóa rủi ro. Hiện tại ngân hàng vẫn đang sử dụng một hệ thống các tiêu chí chấm điểm tín dụng được xây

dựng từ năm 2009. Để nâng cao chất lượng của việc đo lường rủi ro tín dụng tại

ngân hàng, cần phải hoàn thiện và cập nhật những chỉ tiêu chấm điểm tín dụng phù hợp với khách hàng. Ngân hàng cần phải tổng hợp lại thông tin và kinh nghiệm trong thực tế hoạt động của ngân hàng mình để hoàn thiện, thay đổi, phát

triển bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng cho phù hợp với những sự thay đổi và đa

dạng về khách hàng hiện nay. Như vậy, việc lượng hóa rủi ro tín dụng sẽ sát với

thực tế hơn, đưa ra những kết quả chính xác hơn, làm căn cứ cho những quyết định tín dụng, giúp ngân hàng giảm thiểu những rủi ro tín dụng không đáng có khi ta có thể đo lường nó một cách gần chính xác nhất.

mong đợi trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động quản trị rủi ro tín

dụng của ngân hàng nói riêng. Để thực hiện được điều này, ngân hàng cần: + Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên tại ngân hàng. Thực hiện tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên môn. Với lợi thế thuộc tập đoàn Bảo Việt, ngân hàng có thể hợp tác với trung tâm đào tạo của tập đoàn để tổ chức các khóa đào tạo, mời các chuyên gia về các lĩnh vực hoạt động tín dụng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Bên cạnh đó, định kỳ tổ chức những buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ làm việc trong hoạt động cấp tín dụng, từ những kinh nghiệm thực tiễn trong công việc hàng ngày. Tại các buổi trao đổi này, các cán bộ có thể học tập đúc rút kỹ năng xử lý từ chính những bài học tại ngân hàng mình, đánh giá cách xử lý trong từng trường hợp, rút ra các bài học những mặt được và chưa được, từ đó đưa ra cách ứng phó và xử lý tốt nhất cho những tình huống tương tự.

+ Thực hiện chính sách nhân sự hợp lý. Vì là một ngân hàng còn trẻ nên cần phải có chính sách tín dụng hợp lý để thu hút những nhân lực có năng lực làm việc, giàu kinh nghiệm đồng thời giữ được đội ngũ nhân sự làm việc lâu năm với ngân hàng, đảm bảo một đội ngũ nhân sự ổn định. Có chế độ đãi ngộ tốt, phù hợp với vị trí công tác và lượng công việc tại vị trí đó, tránh trường hợp

bất cân xứng giữa chế độ đãi ngộ và trách nhiệm công việc. Bên cạnh đó, cần đưa ra các chính sách ưu đãi rõ ràng minh bạch đối với cán bộ nhân viên lâu năm

tại ngân hàng, giải quyết tình trạng đánh đồng như hiện nay.

Một chính sách nhân sự hợp lý, một chế độ đãi ngộ tốt sẽ thúc đẩy nhân viên làm việc nghiêm túc, đảm bảo chất lượng công việc, góp phần làm giảm thiểu rủi ro xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của cán bộ nhân viên.

nghệ thông tin. Mục tiêu hướng tới là có một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hoạt động hiệu quả, phù hợp với tính chất hoạt động của ngân hàng. Baoviet Bank cần chú trọng đầu tư hơn nữa vào hệ thống công nghệ thông tin, phát triển nâng cấp kho dữ liệu điện tử để có thể tăng cường việc trao đổi thông tin, dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thông tin của khách hàng tại ngân hàng. Phải đảm tính chuyên môn hóa giữa các bộ phận, vừa không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm soát thông tin của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng. Những thông tin quan trọng cần phải được cán bộ quan hệ khách hàng cập nhật định kỳ, sau đó chuyển tiếp cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng để phân tích, đối chiếu, đánh giá và đưa vào kho dữ liệu. Cần tăng cường hệ thống an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu và an ninh mạng. Xây dựng hệ thống bảo mật thông tin, dữ liệu và an toàn mạng kết hợp với nghiên cứu và xây dựng đường truyền dữ liệu, liên kết với mạng thông tin quốc gia để tạo thế chủ động cho ngân hàng. Triển khai xây dựng kho dữ liệu và hoàn thiện hệ thống phân tích toàn diện đảm bảo cung ứng nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy cho các bộ phận chuyên môn có liên quan.

Với một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hiệu quả và phù hợp, về cơ bản sẽ giảm thiểu khối lượng công việc phải xử lý cho nhân viên, nâng cao hiệu suất làm việc của công tác quản lý rủi ro tín dụng. Thêm vào đó, do việc tự động hóa cũng giúp giảm thiểu những sai sót, nhầm lẫn khi thực hiện thủ công, nâng cao hiệu quả cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

3.2.6. Bán nợ cho VAMC để giảm thiểu rủi ro tín dụng

Bên cạnh những biện pháp đã nêu ở trên, Baoviet Bank có thể bán nợ cho VAMC để giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng mình.

Hiện nay bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam được các ngân hàng sử dụng khá phổ biến để xử lý nợ xấu, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Việc bán nợ xấu cho VAMC được thực hiện dựa

trên giá trị ghi sổ theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, Thông tư số 19/2013/TT-NHNN, và công văn số 8499/NHNN-TCKT. Dựa theo những quy định này, giá bán là số dư nợ gốc của khách hàng vay chưa trả trừ đi số tiền dự phòng đã trích lập.

Khi bán nợ xấu cho VAMC ngân hàng sẽ nhận trái phiếu VAMC, sau khi

hoàn thành thủ tục mua bán nợ xấu cho VAMC, ngân hàng tiến hành hạch toán tất

toán nợ gốc, sử dụng dự phòng cụ thể đã trích lập và ghi nhận mệnh giá trái phiếu

đặc biệt do VAMC phát hành bằng giá trị ghi sổ trừ đi dự phòng cụ thể đã trích của khoản nợ đã bán. Khi nhận lại khoản nợ đã bán cho VAMC, ngân hàng sử dụng nguồn dự phòng rủi ro đã trích lập hàng năm cho trái phiếu đặc biệt để

xử lý

nợ xấu, phần chênh lệch giữa dự phòng giảm giá đã trích lập và giá trị khoản vay/trái phiếu còn lại chưa thu hồi được sẽ được ghi nhận vào thu nhập khác.

Trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành là giấy tờ có giá có thời hạn do VAMC phát hành để mua nợ xấu của các ngân hàng. Trái phiếu đặc biệt được ghi nhận theo mệnh giá vào ngày giao dịch và luôn được phản ánh theo mệnh giá trong thời gian nắm giữ. Mệnh giá của trái phiếu đặc biệt được phát hành tương ứng với giá bán nợ xấu và là số dư nợ gốc của khách hàng vay chưa trả trừ đi số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập cho khoản vay được bán. Hàng năm, trong thời gian nắm giữ trái phiếu đặc biệt này, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro không dưới 20% cho trái phiếu.

Như vậy, với việc mua bán nợ xấu cho VAMC ngân hàng có thể chuyển giao một phần rủi ro tín dụng sang cho VAMC. Tuy nhiên, khi đến

Một phần của tài liệu 1288 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88)