4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng một số nước trên thế
nhập kinh tế quốc tế; sự gắn kết giữa các hiệp hội và cơ quan chính quyền với NHTM.... cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả QTRRTD.
Tóm lại, nhân tố ảnh hưởng đến QTRRTD rất đa dạng, vì vậy trong quá trình hoạt động đặc biệt trong công tác quản trị cần phải nhận biết, dự đoán được mức độ ảnh hưởng của nó để có sự điều tiết kịp thời. Đối với những ảnh hưởng tốt cần có biện pháp tăng cường, đối với các NHTM mới có thể đạt được mục tiêu của QTRRTD.
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG Ở CÁC NƯỚC VÀ BÀIHỌC RÚT RA CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HỌC RÚT RA CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1.4.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng một số nước trênthế giới thế giới
Ở Mỹ: Bài học kinh nghiệm về đo lường rủi ro tín dụng từ khủng hoảng nợ d-
ưới chuẩn ở Mỹ: mặc dù các yếu tố vĩ mô như sụt giảm lãi suất, thiếu hụt sự giám sát của Chính phủ và một thị trường đa dạng dễ dàng chuyển giao RRTD là các yếu tố thường được cho là nguyên nhân của khủng hoảng dưới chuẩn. Đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng về cơ bản là một quá trình đánh giá được ngân hàng sử dụng để xác định khả năng trả nợ của người vay, trước khi đi sâu vào các vấn đề cơ bản về đo lường rủi ro hiện đại, chúng ta hãy xem xét các nhân tố chính góp phần vào cuộc khủng hoảng của Mỹ có liên quan đến cho vay thế chấp dưới chuẩn.
Giảm sụt lãi suất: Để đối phó với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán bắt
đầu từ năm 1999, cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất định hướng từ trên 6% năm 2000 xuống dưới 2% năm 2001 đến cuối năm 2004. Giá nhà ở Mỹ bắt đầu tăng từ năm 1990, và khi lãi suất xuống thấp từ năm 2001 mọi người đổ xô đi vay trả góp để mua nhà đất, điều này đã đẩy giá nhà trung bình tăng 3 lần. Tuy
nhiên do chính sách tiền tệ của cục dự trữ Liên bang Mỹ đến năm 2006 lãi suất chính thức tăng lên 5% và lãi suất cho vay mua nhà tăng đến 8% - 13% tùy từng khoản vay. Khi đó các món nợ mua nhà không trả được tiền góp hàng tháng vì lãi suất cao nên các ngân hàng cho vay phải kiểm chứng lại giá trị của các món nợ. Những người không đủ tiêu chuẩn hay điều kiện thì không được cho vay thêm nữa để có thể trả tiền nhà hay không được gia hạn món nợ. Với lãi suất rất cao người vay càng lâm vào cảnh khó khăn. Kết quả là nhà của những người vay bị đem ra phát mại. Theo Realtytrac, một công ty chuyên về thống kê nhà cửa, năm 2006 có 1 ,2 triệu căn nhà bị phát mại.
Thiếu hụt sự giám sát của Chính phủ đối với các sản phâm tài chính mới: Gọi đây là cuộc khủng hoảng dưới chuẩn xuất phát từ lý do các ngân hàng và các tập đoàn tài chính môi giới bất động sản cho vay tiền dưới chuẩn 80/20. Đây là tiêu chuẩn có thể cho vay được tiền để mua nhà, theo đó người vay phải có 20% giá trị căn nhà muốn mua, 80% giá trị còn lại được trả góp trong vòng 15 đến 30 năm tùy theo khả năng tài chính của người vay (thu nhập hàng tháng, tài sản, công việc...). Khi thấy ngày càng nhiều người mua nhà, các công ty tài chính đã thực hiện hoạt động môi giới cho vay mua nhà để lấy tiền hoa hồng mà Mỹ gọi là “chi phí hợp đồng”. Tiền hoa hồng thường là 6% giá bán nhà và người bán nhà phải trả, nhưng người mua nhà thường cũng phải gánh chịu hết những khoản chi phí hợp đồng với ngân hàng như trả tiền luật sư để làm các thủ tục hợp đồng. Do không có sự giám sát từ chính phủ đối với lĩnh vực này nên các ngân hàng, công ty tài chính thu hút người vay tiền bằng lãi suất hoặc chiết khấu thấp cùng một số đặc điểm làm cho người vay dễ dàng có được khoản vay trong phân khúc đầy rủi ro này.
Sự bùng nổ thị trường nghĩa vụ nợ thế chấp (CDO) đã làm cho chuyển nh- ượng rủi ro dễ dàng: Các ngân hàng, công ty tài chính sau khi cho vay đã bán các khoản vay này cho các tổ chức trung gian, các tổ chức này chia các khoản vay này thành các nhóm rủi ro khác nhau và phát hành các CDO dựa trên các khoản vay này, sau đó bán cho các nhà đầu tư. Những người mua cuối cùng sản phẩm này là những hedge Funds, các hedge Funds này đem những CDO này thế chấp vào ngân
hàng vay tiền để đầu tư vào bất động sản. Và đây là sự khởi đầu của sự kiện mà người ta gọi là khủng hoảng dưới chuẩn
Ở CHLB Đức: Một trong những hình thức bảo lãnh được áp dụng phổ biến
và khá thành công ở CHLB Đúc là bảo lãnh của ngân hàng Bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh ở Đức được thành lập và hoạt động theo Luật Công ty với chức năng chủ yếu là bảo lãnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngân hàng trong trường hợp các doanh nghiệp này hoạt động tốt, nhưng khi vay vốn không đủ tài sản thế chấp và đề nghị ngân hàng bảo lãnh đứng ra bảo lãnh phần tiền vay thiếu tài sản thế chấp. Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng bảo lãnh là: (i) Kinh doanh chứng khoán có giá; (ii) lệ phí 1% giá trị bảo lãnh và hoa hồng bảo lãnh hàng năm. Theo quy định, khi có rủi ro trong cho vay thì ngân hàng bảo lãnh chịu 80%; ngân hàng cho vay chịu 20%.
Để được bảo lãnh, các doanh nghiệp phải gửi toàn bộ hồ sơ xin vay đến ngân hàng bảo lãnh. Sau khi thẩm định toàn diện dự án vay vốn và khả năng trả nợ, hiệu quả kinh tế, giá trị tài sản thế chấp... Nếu thấy phương án vay vốn tốt, nhưng giá trị tài sản thế chấp nhỏ hơn tiền vay thì doanh nghiệp được chấp thuận bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh có mối liên hệ chặt chẽ với Bộ tài chính, Bộ kinh tế để được hỗ trợ và bảo lãnh lại. Ngoài ra còn các đối tác khác tham gia cấp vốn, tư vấn, quan hệ công việc và khách hàng xin b ảo lãnh, đó là ngân hàng tín dụng tái thiết, các ngân hàng thương mại và các quỹ tiết kiệm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngân hàng bảo lãnh ở CHLB Đức đã hỗ trợ tích cực cho các hoạt động sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, góp phần làm đa dạng hóa thị trường vốn ở nước này và một vai trò quan trọng đối với hoạt động tín dụng của các NHTM - đó là giúp các ngân hàng trong việc QTRRTD.
Ở Thái Lan: Mặc dù có bề dầy hoạt động nhiều năm nhưng vào những năm
1997 - 1998, hệ thống Ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Trước tình hình đó, các ngân hàng Thái Lan có một loạt thay đổi căn bản trong hệ thống tín dụng.
Thứ nhất, mô hình tổ chức của hoạt động tín dụng được tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay
Có thể thấy điều này ở các ngân hàng Bangkok Bank và Siam Comercial Bank (SCB). Còn quy trình cho vay của Kasikam Bank lại được tổng kết như sau: Tiếp xúc khách hàng, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giả rủi ro, quyết định cho vay, thủ tục giấy tờ hợp đồng, đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay...
Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng
Rất nhiều Ngân hàng Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền vay của khách hàng. Vì thế, hậu quả tín dụng là nợ xấu có thể lên tới 40% (1997 - 1998) . Sở dĩ có điều này là do một số ngân hàng đã không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quy trình cho vay. Nh- ưng giờ đây, nhiều ngân hàng không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng trong quy trình cho vay mà còn quan tâm rất nhiều đến thông tin của khách hàng như: Tư cách, hiệu quả kinh doanh, mục đích kinh doanh, mục đích vay, dòng tiền và khả năng trả nợ, khả năng kiểm soát, năng lực quản trị và điều hành, thực trạng tài chính.
Thứ ba, tiến hành cho điểm khách hàng (Credit Scoring) để quyết định cho vay
Điển hình cho hình thức này là Siam City Bank hay Kasikom Bank.
Thứ tư, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng
Theo đó, họ quy định việc cấp tín dụng theo mức tăng dần.
Thứ năm, giám sát khoản vay
Sau khi cho vay, ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp để xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.
Qua kinh nghiệm của một số ngân hàng trong QTRRTD, có thể rút ra một số bài kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam:
Một là, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các ngân hàng bảo lãnh, các tổ chức mua bán nợ, kinh doanh rủi ro góp phần tăng cường các biện pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro đồng thời góp phần phát triển đầy dủ các thị trường.
Hai là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro độc lập, đảm bảo tính độc lập giữa cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý tín dụng với cán bộ quản lý rủi ro. Cấp chi nhánh phải có đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro chuyên trách, đảm bảo chức năng QTRRTD phải được giao cho một bộ phận hoạt động độc lập với các đơn vị kinh doanh của ngân hàng và sẽ không tham gia vào hoạt động tạo ra rủi ro.
Ba là, thực hiện cải tổ toàn diện các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến năng lực quản trị rủi ro, bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lược, mục tiêu và chính sách quản trị rủi ro.
Bốn là, xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của ngân hàng.
Thị trường mục tiêu được xây dựng trên cơ sở phân tích các bước sau: (i) nhận dạng thị trường tiềm năng (phân theo vùng, ngành, sản phẩm...) dựa vào tổng quan của các thành viên tham gia thị trường; (ii) liệt kê được các cơ hội trong thị trường đó; (iii) theo dõi được môi trường kinh doanh, đánh giá được vị trí của ngân hàng trên mỗi thị trường và theo đó điều chỉnh được các yếu tố chất và lượng của khách hàng mục tiêu trên mỗi thị trường.
Năm là, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định RRTD, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về QTRRTD vì theo kinh nghiệm của Citibank thì không có phương pháp phân tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn trong quản trị rủi ro.
Sáu là, chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường RRTD, thực hiện
chấm điểm tín dụng theo chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng.
Bảy là, gia tăng tài sản bảo đảm tiền vay bằng nhiều hình thức để kiểm soát dòng vốn tín dụng và đảm bảo nguồn thứ cấp thu hồi nợ.
Tám là, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi nhằm lành mạnh hóa tài chính ngân hàng.
Tóm lại trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh bao giờ cũng gắn liền tới các loại rủi ro RRTD có tác động lớn đến hoạt động của ngân hàng. RRTD thư- ờng xuyên xảy ra và khi xảy ra nó không chỉ ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường. Vì vậy, các NHTM cần phải thực hiện công tác QTRRTD trên cơ sở phân tích các nguyên nhân và đưa ra các biện pháp phù hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1, đề tài đã khái quát những lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng của NHTM. Đặc biệt là cơ sở luận về RRTD và QTRRTD của các ngân hàng thương mại nói chung. Thêm vào đó đề tài đã đưa ra các nội dung, công cụ cơ bản để QTRRTD tại các NHTM. Đồng thời, đã đề cập tới kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới về QTRRTD, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam trong QTRRTD.
Cơ sở lý luận trình bày tại Chương 1 là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng QTRRTD cũng như cơ sở để đề ra các giải pháp hoàn thiện QTRRTD của các NHTM nói chung và của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định nói riêng trong nền kinh tế nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỆN NÔNG THÔN
TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHÚC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM ĐỊNH 2.1.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông
nghiệp và
Phát triên Nông thôn Nam Định
NHNo&PTNT tỉnh Nam Định là chi nhánh thành viên thuộc hệ thống NHN0&PTNT Việt Nam được thành lập theo quyết định số 31/NH-QĐ ngày 18 tháng 5 năm 1988 của Tổng Giám đốc (nay là Thống đốc) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh được thực hiện theo mô hình mẫu của NHNo&PTNT.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Hội sở NHN0&PTNT tỉnh gồm có: Ban lãnh đạo, phòng Tín dụng, phòng Kế toán và Ngân quỹ, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo, phòng Hành chính, phòng Điện Toán, phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ, phòng Dịch vụ và Maketing và phòng Kinh doanh ngoại hối.
Tại các đơn vị trực thuộc (chi nhánh loại 3, phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại 1) cơ cấu tổ chức gồm: Ban lãnh đạo, phòng (tổ) Kế hoạch - kinh doanh (tín dụng), phòng (tổ) Kế toán và ngân quỹ.
2.1.2. Ket quả một số hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng nông nghiệp
và Phát triên nông thôn Nam Định
2.1.2.1. Huy động vốn
Xác định rõ vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng luôn quan tâm đến các giải pháp huy động nguồn vốn. Giai đoạn từ 2010 đến 2012,
động về vốn trong đầu tư tín dụng cho khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn.
Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn 2010-2012
- Tiền gửi khác 7 6 8
2. Nguồn ngoại tệ quy đổi 609 536 470
- Tiền gửi các TCKT-XH 24 32 15
9 4 1 - Dư nợ ngắn hạn 4.44 1 5.17 8 5.63 9
- Dư nợ trung, dài hạn 2.76
8 3.29 6 3.69 2 2. Dư nợ ngoại tệ 223 273 269 3. Dư nợ xấu 104 10 5^ 1^ 67
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNTNam Định)
Nguồn vốn huy động năm 2010 đạt 6.068 tỷ đồng, tỷ lệ tăng so với năm 2009 là 7%; năm 2011 là 7.318 tỷ đồng, tăng gần 21% so với năm 2010; năm 2012 tăng gần 25% so với năm 2011. Đặc biệt nguồn vốn huy động trong dân cư luôn tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn (85%) trong tổng nguồn vốn huy động tại địa phương. Nhìn chung nguồn vốn huy động của NH có mức tăng trưởng đều qua các năm, đảm bảo được kế hoạch hoạt động.
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Hoạt động cho vay là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng trên 90% tổng thu nhập