Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội

Một phần của tài liệu 1304 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37 - 40)

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, tên viết tắt SHB, tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái được thành lập theo các Quyết định số 214/QĐ-NH5 ngày 13/11/1993 với số vốn điều lệ: 400 tỷ. Trụ sở chính đặt tại: 138 đường 3/2, P Hưng Lợi, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Ngày 20/01/2006: Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã ký Quyết định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển sang hoạt động theo mô hình Ngân hàng Thương mại Cổ phần đô thị.

Ngày 11/9/2006 chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội với số vốn điều lệ là 500 tỷ đồng.

Ngày 14/8/2007 tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.

2.1.1.2. Giới thiệu về SHB - CN Tây Hà Nội

SHB Tây Hà nội được thành lập theo Quyết định số 102/QĐ-TGĐ ngày 10/06/2006 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP SHB. Tại thời điểm thành lập, SHB Tây Hà Nội có 02 Phòng giao dịch bao gồm các phòng giao dịch: PGD Mỹ Đình, PGD Xuân Thủy với tổng số cán bộ, nhân viên là 56 người. Trải qua quá trình phát triển tới nay SHB Tây Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc với hệ thống 04 phòng giao dịch( thêm 02 PGD là PGD Trần Đăng Ninh, PGD Nguyễn Trãi ) được phân bổ chủ yếu trên địa bàn Quận Cầu Giấy và Huyện Từ Liêm với tổng số cán bộ, nhân viên là 134 người.

- Quy mô SHB Tây Hà Nội trong 3 năm gần nhất:

Bảng 2.1: Quy mô hoạt động của SHB Tây Hà Nội từ năm 2010 - 2012

Tổng tài sản Tỷ đồng 1,328 2,093 57.61% 2,411 15.19%

Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 51.15 56.44 10.34% 19.81 -64.90%

Số lượng các PGD Phòng ^4 ^4 0.00% ^4 0.00%

Số lượng cán bộ, nhân viên

Người

102 125 22.55% 134 7.20%

27

Bộ máy hoạt động của chi nhánh được tổ chức tương đối gọn nhẹ gồm các bộ phận kinh doanh ( Phòng dịch vụ khách hàng, Phòng quan hệ khách hàng doanh nghi ệp và cá nhân), Khối Back( gồm Tổ Công nghệ thông tin, Phòng Kế toán, Phòng Hỗ trợ tín dụng, Phòng Thanh toán Quốc tế, Phòng Thẩm định...). Đứng đầu mỗi Phòng/ Tổ là các Trưởng phòng hoặc Tổ trưởng.

Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh bao gồm Phòng quan hệ khách hàng, Phòng Thẩm định, Phòng hỗ trợ tín dụng và Phòng xử lý nợ.

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổphần Sài Gòn - Hà Nội - Chi nhánh Tây Hà Nội trong thời gian qua

Một phần của tài liệu 1304 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w