Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được đưa ra tập trung vào một số nội dung sau:
SHB cần quan tâm đúng mức việc đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, từng đối tượng khách hàng có đặc điểm đặc thù về sản xuất kinh doanh cụ thể. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng. Cập nhật kiến thức nghiệp vụ và tập huấn các quy định pháp luật mới. Ngoài ra, cần tổ chức đội ngũ giảng dạy là các chuyên gia bên ngoài, các cán bộ chuyên viên tín dụng có kinh nghiệm của ngân hàng, biên soạn và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn, trang bị tốt cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, tổ chức kiểm tra nghiêm túc, khuyến khích tinh thần học tập bằng cơ chế khen thưởng đề bạt.
Hiện nay, thực tế cho thấy cường độ làm việc của cán bộ tín dụng trong thời gian qua là khá căng thẳng, thậm chí việc làm thêm ngoài giờ cũng khá phổ biến. Và điều này đã dẫn đến những hạn chế các hoạt động tiếp xúc với khách hàng, kiểm tra và kiểm soát các khoản cho vay. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tín dụng, đủ nhân lực để đón bắt các cơ hội kinh doanh mới thì việc tăng cường cả về số lượng và chất lượng sẽ giúp cho ngân hàng đảm bảo nhịp độ tăng trưởng tín dụng đồng thời đảm bảo được chất lượng tín dụng.
Ngân hàng cũng cần phải chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn và có thái độ rõ ràng hơn đối với cán bộ tín dụng nhằm để hạn chế rủi ro trong cho
vay nh ư là:
- về năng lực công tác: đòi hỏi những cán bộ có liên quan đến hoạt động cho vay phải thường xuyên nghiên cứu, học tập, nắm vững, thực hiện đúng các quy định hiện hành và phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng khách hàng.
- Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: yêu cầu mỗi cán bộ ngân hàng phải luôn tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm. Cán bộ ở cương vị càng cao thì càng phải gương mẫu.
Và ngân hàng cần phải có chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, công bằng: đối với cán bộ có thành tích xuất sắc thì nên được biểu dương, khen thưởng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả mà họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước thời hạn hoặc đề bạt lên vị trí cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm thì tùy theo mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc xử lý kỷ luật. Có như vậy thì kỷ cương trong hoạt động tín dụng, uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng được nâng cao và chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, ngân hàng phải thường xuyên liên kết, tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ. Nếu chưa gửi người đi đào tạo kịp thời thì có thể đào tạo tại chỗ, các giảng viên là các lãnh đạo phòng hay các chuyên viên có kinh nghiệm. Và ngân hàng cũng cần mở các lớp học bồi dưỡng về ngoại ngữ nhằm rèn luyện và nâng cao khả năng ngoại ngữ cho nhân viên để phục vụ cho nhóm khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài.
Đồng thời, ngân hàng không thể bỏ qua việc xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự, thực hiện cơ chế tài chính thông thoáng nhằm thu hút được nhân tài và duy trì đủ nhân lực chất lượng có thể đảm trách các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì việc tăng trưởng tín dụng hàng ngày không đồng
78
bộ với số lượng và chất lượng của cán bộ tín dụng phụ trách nên dễ dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Số lượng cán bộ tín dụng có kinh nghiệm hiện nay tại các chi nhánh, phòng giao dịch của SHB luôn thiếu, trong khi đó các ngân hàng mới thành lập lại thu hút nhân sự với chính sách đãi ngộ tốt hơn đã dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám” nhất là trong tình hình khan hiếm nhân lực trong ngành tài chính ngân hàng như hiện nay. Đứng trước tình hình như vậy, việc xây dựng chính sách đãi ngộ để thu hút nhân sự là vấn đề bức thiết và cấp bách.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Định hướng chiến lược quản trị RRTD của SHB đến năm 2015 được giới thiệu như “kim chỉ nam” trong quá trình hoàn thiện chính sách quản trị RRTD của SHB Tây Hà Nội. Trên cơ sở kết hợp lý luận và thực tiễn công tác quản trị RRTD giai đoạn 2010-2012 của SHB Tây Hà Nội, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một sô giải pháp nhằm tăng cường quá trình quản trị RRTD của SHB Tây Hà Nội; đồng thời cũng nêu nên một số kiến nghị với hội sở chính ngân hàng SHB nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản trị RRTD tại SHB Tây Hà Nội.
KẾT LUẬN
Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, chất lượng tín dụng của SHB Việt Nam đang có những dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng. Do đó nâng cao chất lượng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của SHB trong giai đoạn hiện nay. Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng tại SHB - Chi nhánh Tây Hà Nội, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới. Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng của tác giả. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót - hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các anh, chị, em đồng nghiệp. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Cô PGS.TS.Phan Thị Thu Hà, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này./.
80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tiếng Việt:
1. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Báo cáo thường niên các năm 2010- 2012.
2. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2010-2012.
3. PGS.TS. Trần Huy Hoàng ( 2011 ), Bài giảng Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng thương mại, Khoa ngân hàng, Trường đại học kinh tế TP.HCM.
4. NHNN Việt Nam ( 2005 ), Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
5. Peter S.Rose ( 2004 ), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
6. Trần Thị Băng Tâm ( 2007 ), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ ngân hàng quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế TP. HCM.
7. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến ( 2005 ), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.
8. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng ( 2003 ), Thực trạng rủi ro tín dụng của các NHTM ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế,
nhà xuất bản thống kế.
9. Phạm Đỗ Nhật Vinh ( 2012 ), Vài nét về kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống Ngân hàng và một số gợi ý đối với Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng
(số 9 ).
81
*Tiếng Anh:
1. Edward I.Alman ( 2001 ), Managing credit risk: Achanllenge for the new millennium.